Thứ Tư, 1 tháng 1, 2020

Nhìn lại thế giới năm 2019 qua những bức ảnh

Nhìn lại thế giới năm 2019 qua những bức ảnh https://ift.tt/2F9kjWX

Chúng ta cùng điểm lại những thăng trầm của thế giới 2019 qua những bức ảnh:

Tháng 1

Ngày 5/1: Người biểu tình “Áo vàng” trong một cuộc biểu tình ở Paris (Pháp). Lực lượng an ninh Pháp đã phải dùng đến hơi cay để đối phó với tình trạng biểu tình nhằm gây áp lực lên Tổng thống Emmanuel Macron. Phong trào biểu tình ban đầu được tổ chức nhằm phản đối việc tăng thuế nhiên liệu nhưng sau đã nhanh chóng lan rộng và ngày càng trở nên căng thẳng, chuyển hướng sang phản đối các chính sách kinh tế của Chính phủ Pháp.

[caption id="attachment_1313332" align="alignnone" width="960"] (Ảnh: AFP)[/caption]

Ngày 23/1: Ông Juan Guaido, Chủ tịch Quốc hội Venezuela, thủ lĩnh phe đối lập, cầm một bản Hiến pháp nước này trong một cuộc tập trung phản đối chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro ở Caracas. Khủng hoảng chính trị leo thang ở Venezuela đầu năm nay, khiến khủng hoảng kinh tế ở quốc gia Nam Mỹ này thêm phần trầm trọng.

[caption id="attachment_1313413" align="alignnone" width="2560"] (Ảnh: The Sun)[/caption]

Tháng 2

Ngày 5/2: Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi và Phó Tổng thống Mike Pence vỗ tay chào mừng khi Tổng thống Donald Trump đọc Thông điệp Liên bang tại Tòa nhà Quốc hội.

[caption id="attachment_1313337" align="alignnone" width="1920"] (Ảnh: Reuters)[/caption]

Ngày 28/2: Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai tại Hà Nội không mang lại thỏa thuận chung như dự kiến. Sau cuộc họp kín 15 phút, ngắn hơn so với kế hoạch, ông Trump và ông Kim đi dạo ở sân khách sạn Metropole cùng nhau. 

[caption id="attachment_1313430" align="alignnone" width="1200"] (Ảnh: KCNA qua KNS/AFP)[/caption]

Tháng 3

Ngày 17/3: Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ôm một người phụ nữ tại nhà thờ Hồi giáo Kilbirnie ở Wellington khi tới hiện trường vụ xả súng rúng động thế giới. Thủ tướng Ardern gọi đây là một trong những ngày đen tối nhất của New Zealand, quốc gia nổi tiếng vì sự thanh bình. 

[caption id="attachment_1313343" align="alignnone" width="960"] (Ảnh: Getty Images)[/caption]

Tháng 4

Ngày 15/4: Gác mái Nhà thờ Đức Bà Paris sụp đổ khi công trình vĩ đại của nước Pháp bị nhấn chìm trong biển lửa. Vụ hỏa hoạn đã phá hủy tháp mái nhưng thật may mắn là quả chuông chính Emanuelle và nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị đã được an toàn. 400 lính cứu hỏa đã làm việc với sự nỗ lực cao nhất và ngọn lửa được dập tắt sau hơn 14 giờ bùng phát.

[caption id="attachment_1313351" align="alignnone" width="2000"] (Ảnh: The Sun)[/caption]

Tháng 5

Ngày 1/5: Hoàng đế Nhật Bản Naruhito trong lễ lên ngôi tại Tokyo. Ông đã thay thế cha mình, Nhật hoàng Akihito, người đã thoái vị một ngày trước đó.

[caption id="attachment_1313347" align="alignnone" width="1920"] (Ảnh: AP)[/caption]

Ngày 10/5: Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trở nên căng thẳng kể từ tháng 5, khi Tổng thống Donald Trump nâng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc với cáo buộc Bắc Kinh phá bỏ thỏa thuận đã cam kết. Đối với chính quyền Donald Trump, bản chất của cuộc chiến thương mại này không chỉ đơn thuần là vấn đề thuế quan, mà còn là một quá trình gây sức ép buộc Trung Quốc thay đổi các chính sách căn bản.

[caption id="attachment_1313433" align="alignnone" width="1000"] (Ảnh: baomoi)[/caption]

Ngày 24/5: Thủ tướng Anh Theresa May rơi nước mắt khi tuyên bố từ chức thủ lĩnh Đảng Bảo Thủ và rời ghế Thủ tướng vì không thể thuyết phục Quốc hội nước này thông qua thỏa thuận Brexit mà bà đạt được với Liên minh châu Âu (EU).

[caption id="attachment_1313353" align="alignnone" width="2048"] (Ảnh: Reuters)[/caption]

Tháng 6

Ngày 16/6: Những người tổ chức biểu tình tại Hong Kong cho biết gần 2 triệu người đã xuống đường phản đối Luật dẫn độ. Họ tuyên bố số người biểu tình vào tuần trước lên đến 1 triệu người, trong khi phía cảnh sát Hong Kong xác nhận chỉ có 240.000 người tham gia.

[caption id="attachment_1313403" align="alignnone" width="1100"] (Ảnh CNN)[/caption]

Ngày 30/6: Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp nhau tại khu phi quân sự Panmunjom ở biên giới Triều Tiên và Hàn Quốc. Ông Trump là vị Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân tới Triều Tiên. Tại cuộc gặp lần thứ 3 giữa hai nhà lãnh đạo, ông Trump và ông Kim Jong-un đã đạt được thỏa thuận nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân bị đình trệ.

[caption id="attachment_1313355" align="alignnone" width="938"] (Ảnh: KCNA/AP)[/caption]

Tháng 7

Ngày 4/7: Rất đông người dân Mỹ tụ tập tại Đài tưởng niệm Lincoln ở Washington để nghe Tổng thống Donald Trump phát biểu nhân ngày Quốc khánh Mỹ. Vị Tổng thống thứ 45 của Mỹ đưa ra các tuyên bố thể hiện lòng yêu nước phi chính trị. Ông tránh đề cập vấn đề đảng phái mà tập trung nhấn mạnh tinh thần Mỹ “chảy trong huyết quản của mỗi người yêu nước” và đặc biệt tôn vinh quân đội Mỹ.

[caption id="attachment_1313357" align="alignnone" width="1920"] (Ảnh: Getty Images)[/caption]

Ngày 24/7: Nữ hoàng Elizabeth II chào đón ông Boris Johnson trong buổi tiếp kiến tại Cung điện Buckingham, London, Anh, nơi Nữ hoàng chính thức công nhận ông Johnson là Thủ tướng mới của Anh. 

[caption id="attachment_1313358" align="alignnone" width="1920"] (Nguồn: Reuters)[/caption]

Tháng 8

Ngày 23/8: Bức ảnh chụp từ trên không cho thấy một phần của khu rừng nhiệt đới Amazon ở bang Mato Grosso, Brazil bị thiêu rụi hoàn toàn. Tính tới cuối tháng 8/2019, đã có gần 79.000 vụ cháy rừng được ghi nhận ở Brazil, cao nhất kể từ năm 2013, và một nửa trong đó xảy ra tại rừng Amazon, nơi được coi là "lá phổi xanh" của hành tinh. Theo Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia Brazil, riêng hai ngày 23 và 24/8 đã có hơn 1.600 đám cháy mới bùng phát tại Amazon. 

[caption id="attachment_1313359" align="alignnone" width="1920"] (Nguồn: Reuters)[/caption]

Tháng 9

Ngày 15/9: Những người biểu tình ở Hồng Kông dùng ô để tự vệ khi cảnh sát sử dụng hơi cay. Phong trào biểu tình bắt đầu hồi tháng 6 ở vùng lãnh thổ này đến nay vẫn chưa kết thúc. Biểu tình Hồng Kông trở thành một thách thức lớn với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình kể khi ông lên nắm quyền. Đến cuối tháng 11, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông qua Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông. 

[caption id="attachment_1313423" align="alignnone" width="1536"] (Ảnh: Straits Times)[/caption]

Ngày 23/9: Giám đốc tài chính (CFO) Mạnh Vãn Châu của hãng công nghệ Trung Quốc Huawei rời nhà ở Vancouver, Canada để tới tòa án. Bà Mạnh, con gái của nhà sáng lập Huawei Nhiệm Chính Phi, bị bắt ở Canada vào tháng 12/2018 theo đề nghị của Mỹ, với cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của Washington đối với Iran. 

[caption id="attachment_1313424" align="alignnone" width="1536"] (Ảnh: Straits Times)[/caption]

Ngày 25/9: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhau bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc. Bản ghi nhớ cuộc điện đàm “kỳ lạ” giữa hai nhà lãnh đạo từ hồi tháng Bảy được công bố, khiến Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi ra lệnh mở cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump.

[caption id="attachment_1313360" align="alignnone" width="1920"] (Ảnh: Reuters)[/caption]

Tháng 10

Ngày 16/10: Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi chỉ tay vào Tổng thống Donald Trump trong cuộc họp tại Phòng Nội các của Nhà Trắng, Washington. Ông Trump sau đó đã đăng bức ảnh kèm chú thích “Nancy nóng nảy” và bà Pelosi lấy luôn nó làm ảnh bìa tài khoản Twitter của mình.

[caption id="attachment_1313362" align="alignnone" width="1920"] (Ảnh: Nhà Trắng)[/caption]

Ngày 20/10: Xe quân sự Mỹ dừng lại gần thị trấn Tal Tamr, sau khi rút khỏi căn cứ tại Syria. Trước đó, ngày 9/10, Thổ Nhĩ Kỳ đã phát động một cuộc tấn công quân sự ở phía Đông Bắc Syria, chỉ vài ngày sau khi chính quyền Mỹ tuyên bố rút quân khỏi khu vực. 

[caption id="attachment_1313366" align="alignnone" width="1920"] (Ảnh: AP)[/caption]

Ngày 23/10: Cảnh sát Anh nhận được thông tin có 39 thi thể trong thùng xe công-ten-nơ đông lạnh tại khu công nghiệp Waterglade ở hạt Essex. Ngày 7/11, cảnh sát Anh xác nhận toàn bộ nạn nhân đều mang quốc tịch Việt Nam. Việt Nam đã phối hợp với Anh xác định danh tính các thi thể và đến ngày 30/11, việc đưa thi hài, tro cốt của 39 nạn nhân về Việt Nam để trao cho gia đình đã hoàn tất.

[caption id="attachment_1313432" align="alignnone" width="1080"] (Ảnh: Reuters)[/caption]

Ngày 27/10: Người dân tại Najaf, Iraq ngồi xem bản tin cho biết thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) Abu Bakr al-Baghdadi đã bị tiêu diệt. Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận thông tin Abu Bakr al-Baghdadi đã thiệt mạng trong chiến dịch của quân đội Mỹ tại Syria.

[caption id="attachment_1313394" align="alignnone" width="2560"] (Ảnh: Reuters)[/caption]

Tháng 11

Ngày 4/11: Một nữ cảnh sát chống bạo động hoảng loạn khi bị bắt lửa trong một cuộc biểu tình phản đối Chính phủ ở Santiago, Chile. Vì cuộc biểu tình này mà Chile hủy đăng cai hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).

[caption id="attachment_1313421" align="alignnone" width="2214"] (Ảnh: Univision)[/caption]

Ngày 11/11: Cái bắt tay hòa hoãn đầu tiên giữa Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Tổng thống Mỹ Donald Trump khi 2 bên thông báo đạt được thỏa thuận giai đoạn 1 sau nhiều tháng đàm phán và hơn một năm diễn ra cuộc chiến thương mại. Tuy nhiên, phải đến ngày 13/12, ông Trump và giới chức Trung Quốc mới xác nhận Washington và Bắc Kinh đã nhất trí nội dung thỏa thuận giai đoạn 1.

[caption id="attachment_1313386" align="alignnone" width="863"] (Ảnh: Getty Images)[/caption]

Ngày 20/11: Đại sứ Mỹ tại Liên minh châu Âu Gordon Sondland tham dự phiên điều trần tại Capitol Hill, Washington, Mỹ để làm chứng trong cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump.

[caption id="attachment_1313377" align="alignnone" width="1920"] (Ảnh: AP)[/caption]

Tháng 12

Ngày 13/12: Thủ tướng Anh Boris Johnson vẫy chào khi chuẩn bị có bài phát biểu tại Phố Downing sau chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ngày 12/12. Với chiến thắng áp đảo thuộc về Đảng Bảo thủ cầm quyền, ông Johnson không còn gặp nhiều trở ngại trong việc đưa Anh ra khỏi EU, tức Brexit.

[caption id="attachment_1313426" align="alignnone" width="940"] (Ảnh: The Times)[/caption]

Ngày 18/12: Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đập mạnh chiếc búa sau khi Hạ viện bỏ phiếu thông qua việc luận tội Tổng thống Donald Trump. Ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ thứ 3 trong lịch sử bị luận tội khi Hạ viện thông qua cả hai cáo buộc đối với ông là lạm dụng quyền lực và cản trở Nghị viện. Nếu Thượng viện Mỹ thông qua các cáo buộc, Tổng thống Trump sẽ phải rời Nhà Trắng. Tuy nhiên, viễn cảnh này khó xảy ra bởi Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát. Thực tế, Tổng thống Trump có thể có thêm lợi thế trong cuộc chạy đua tái tranh cử năm 2020.

[caption id="attachment_1313380" align="alignnone" width="1920"] (Ảnh: Getty Images)[/caption]

Ngày 18/12: Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc vận động tranh cử ở Battle Creek, bang Michigan, cùng ngày có việc thông qua luận tội tại Hạ viện, nhưng khả năng ông Trump bị phế truất gần như bằng 0, vì Thượng viện do phe Cộng hòa đứng về phía ông kiểm soát.

[caption id="attachment_1313427" align="alignnone" width="950"] (Ảnh: Reuters)[/caption]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét