Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2020

Trung Đông qua ảnh từ 2010 – 2019

Trung Đông qua ảnh từ 2010 – 2019 https://ift.tt/2sA17yM

Từ phong trào nổi dậy được mệnh danh Mùa Xuân Ả Rập ở Tunisia dẫn đến một làn sóng phản kháng diện rộng, cho đến việc tổng thống Sudan 'rớt đài' vì một phụ nữ, có nhiều sự kiện đáng chú ý ở Trung Đông trong giai đoạn 10 năm từ 2010 - 2019, theo thenational.ae.

Tunisia

Vào ngày 23/12/2010, người biểu tình Tunisia đụng độ với các lực lượng an ninh của đất nước tại Sidi Bouzid, sau khi người bán rau quả Mohamed Bouazizi, 26 tuổi, đã tự thiêu trong một cuộc biểu tình. Đụng độ bắt đầu sau khi hàng hóa của Bouazizi bị chính quyền tịch thu. Cái chết của anh châm ngòi cho các cuộc nổi dậy ở Ả-rập và sự sụp đổ của nhà lãnh đạo Tunisia là Zine El Abidine Ben Ali.

[caption id="attachment_1324916" align="aligncenter" width="465"] Người biểu tình Tunisia Mohamed Bouazizi (ảnh: Wikipedia).[/caption]

Tổng thống Ai Cập Mubarak từ chức sau 29 năm cầm quyền

Sau gần 3 thập kỷ cầm quyền, Tổng thống Hosni Mubarak từ chức do sức ép của cuộc biểu tình lớn nhất trong thời ông cai trị. Xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia Ai Cập vào buổi tối 11/2/2011, Phó tổng thống Omar Suleiman với thông điệp ngắn ngủi, nói rằng ông Mubarak trao quyền điều hành đất nước cho quân đội, quyết định rời bỏ chức vụ tổng thống. 

[caption id="attachment_1312726" align="aligncenter" width="563"] Người biểu tình ăn mừng tại Quảng trường Tahrir Cairo sau tuyên bố từ chức của Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak vào ngày 11/2/2011 (ảnh: Reuters/ Amr Abdallah Dalsh).[/caption]

Quyết định từ chức của ông Hosni Mubarak được đưa ra trong bối cảnh hàng trăm nghìn người biểu tình chống chính phủ tại thủ đô Cairo và nhiều nơi khác suốt 18 ngày trước đó. Tại quảng trường Tự do (Tahrir) ở Cairo, biển người khổng lồ vỡ òa vui sướng sau khi nghe thông báo của ông Suleiman. Họ vui mừng reo hò, bắn chỉ thiên, vẫy cờ và ôm chầm lấy nhau. 

Lybia 

[caption id="attachment_1312737" align="aligncenter" width="600"] Các phương tiện thuộc lực lượng trung thành với lãnh đạo Libya Muammar Qaddafi phát nổ trong một cuộc không kích của lực lượng liên minh vào ngày 20/3/2011 (ảnh: Reuters/Goran Tomasevic).[/caption]

Nam Sudan

Cộng hòa Nam Sudan chính thức trở thành quốc gia độc lập vào ngày 9/7/2011, sau cuộc nội chiến kéo dài giữa lực lượng nổi dậy ở miền Nam và các chính phủ Sudan qua nhiều thời kỳ khiến hàng triệu người thiệt mạng, khu vực bị tàn phá.

[caption id="attachment_1326079" align="aligncenter" width="600"] Người dân trên đường phố vẫy cờ quốc gia Nam Sudan để kỷ niệm ngày độc lập đất nước, ở Juba, Nam Sudan, cuối ngày 8/7/2011. Nam Sudan trở thành quốc gia mới nhất của thế giới vào đầu ngày thứ Bảy, chính thức rời khỏi Sudan sau hai cuộc nội chiến 5 thập kỷ có giá bằng cuộc sống của hàng triệu người (ảnh chụp màn hình video BBC).[/caption]

Ngày 8/7, chính phủ Sudan đã chính thức tuyên bố công nhận Nam Sudan là một quốc gia có chủ quyền kể từ ngày 9/7/2011, căn cứ theo đường biên giới ngày 1/1/1956. Lễ tuyên bố độc lập được tổ chức tại khu tượng đài thủ lĩnh Phong trào Giải phóng Nhân dân Sudan, John Garang, tới tham dự sự kiện có Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, Tổng thống Sudan Omar Al-Bashir, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma, cùng đại diện Liên đoàn Ả-rập, Liên minh châu Phi và Liên minh châu Âu. 

Tổng thống Yemen từ chức sau 33 năm cầm quyền

Vào năm 2011, Tổng thống Yemen, Ali Abdullah Saleh đã tại vị 33 năm, đồng ý từ bỏ quyền lực sau nhiều tháng trời người dân xứ này biểu tình đòi ông phải từ chức. Ông Saleh trở thành vị nguyên thủ thứ tư phải từ bỏ quyền lực trong làn sóng phản kháng của người dân được gọi là cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả-rập khởi phát trong năm.

Ông Saleh được nói chấp nhận ra đi nhằm làm hài lòng Mỹ và các đồng minh Ả-rập. Những nước này lo ngại tình trạng bất ổn ở Yemen sẽ giúp cho lực lượng khủng bố quốc tế al-Qaeda tại khu vực tăng cường hoạt động. Chấp nhận từ bỏ quyền lực, ông Saleh được quyền miễn tố.

Thổ Nhĩ Kỳ 

Trong vài ngày, các công dân Thổ Nhĩ Kỳ đã ôn hòa phản đối việc phá hủy Công viên Taksim Gezi, một trong số ít khu vực xanh còn lại ở trung tâm thành phố Istanbul. Kế hoạch của chính phủ AKP do Tổng thống Erdogan điều hành là xây dựng thay thế vào đó một trung tâm mua sắm lớn. Từ chỉ khoảng 100 người biểu tình đã biến thành hàng chục ngàn người trong vài ngày. Mọi người đã cắm trại trong công viên, hát, đọc sách và nhảy múa.

[caption id="attachment_1312792" align="aligncenter" width="493"] Cảnh sát chống bạo động Thổ Nhĩ Kỳ bắn hơi cay vào một người phụ nữ (mặc váy đỏ) ở quảng trường Taksim, Istanbul vào ngày 28/5/2013 (ảnh: Reuters/ Osman Orsal).[/caption]

Viên cảnh sát Fatih Zengin đã trở nên nổi tiếng gần như chỉ sau một đêm khi bức ảnh chụp anh ta phun hơi cay vào mặt một phụ nữ được lan truyền. Theo Newsweek ngày 6/10/2015, Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ đã kết án tù treo 20 tháng đối với Fatih Zengin, và anh ta phải trồng 600 cái cây và chăm sóc chúng trong 6 tháng. 

Nhà nước Hồi giáo IS

Tháng 4/2013, thủ lĩnh của nhánh khủng bố al-Qaeda tại Iraq, Abu Bakr al-Baghdadi tuyên bố sáp nhập với nhánh khủng bố al-Qaeda ở Syria, thành lập “caliphate" (Vương quốc Hồi giáo) tại Iraq và khu vực rộng lớn ở Trung Đông. Tháng 1/2014, lực lượng Al-Baghdadi tràn vào thành phố Fallujah, tỉnh Anbar, miền tây Iraq và một phần của thủ phủ tỉnh lân cận Ramadi. Tại Syria, lực lượng Al-Baghdadi giành quyền kiểm soát thành phố Raqqa sau khi đánh đuổi các nhóm phiến quân Syria khác.

Tháng 2/2014, thủ lĩnh al-Qaeda Ayman al-Zawahri không thừa nhận al-Baghdadi sau khi ông này không đáp ứng yêu cầu rời lực lượng khỏi Syria. Tháng 6, lực lượng al-Baghdadi chiếm giữ Mosul, thành phố lớn thứ hai của Iraq, và tiến về phía nam, chiếm Tikrit rồi đến vùng ngoại ô Baghdad. Đến 29/6, nhóm này tự đổi tên thành Nhà nước Hồi giáo (IS), tuyên bố thành lập một "caliphate" trên các vùng lãnh thổ chiếm được ở Iraq và Syria.

Tháng 8, IS chiếm thị trấn Sinjar, tây Mosul, và thảm sát có hệ thống cộng đồng tôn giáo Yazidi. Ngày 8/8, Mỹ không kích chống lại IS tại Iraq. Ngày 22/9, Liên minh do Mỹ dẫn đầu bắt đầu chiến dịch không kích chống lại IS tại Syria.

[caption id="attachment_1313060" align="aligncenter" width="524"] Một người đàn ông Syria chạy trốn chiến tranh chờ đợi sau hàng rào biên giới để vào Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 15/6/2015 (ảnh: Reuters / Umit Bektas).[/caption]

Tổng thống Donald Trump hôm 27/10, tổ chức một cuộc họp báo tại Nhà Trắng, tuyên bố đã tiêu diệt Abu Bakr al-Baghdadi trong một chiến dịch ở Bắc Syria.

Palestine 

[caption id="attachment_1312907" align="aligncenter" width="573"] Một cậu bé Palestine ngủ trên một tấm nệm trên nền một ngôi nhà còn sót lại của gia đình mình ở Gaza vào ngày 8/9/2015. Các nhân chứng cho biết ngôi nhà đã bị phá hủy bởi pháo kích Israel (ảnh: Reuters).[/caption]

Vua Jorrdan Abdullah qua đời

Rạng sáng 23/1/2015, Quốc vương Ả-rập Xê-út Abdullah từ trần, thọ 90 tuổi. Tang lễ dành cho nhà vua được cử hành đơn giản theo nghi thức của chủ nghĩa Wahhabi (theo khuynh hướng khổ hạnh) của người Hồi giáo ngay trong ngày vị vua tạ thế. 

[caption id="attachment_1312932" align="aligncenter" width="486"] Tang lễ Vua Abdullah tại nhà thờ Hồi giáo Imam Turki bin Abdullah của Riyadh vào ngày 23/1/2015 (ảnh: SPA / AFP)[/caption]

Iraq 

[caption id="attachment_1312798" align="aligncenter" width="546"] Một cậu bé người Iraq đưa gia súc đến một nơi an toàn sau khi trốn thoát khỏi một ngôi làng Abu Jarboa do Nhà nước Hồi giáo IS kiểm soát, gần Mosul, ngày 1/11/2016 (ảnh: Reuters/Ahmed Jadallah).[/caption]

Syria 

[caption id="attachment_1312804" align="aligncenter" width="549"] Một em bé ngủ trong một chiếc va li ở làng Beit Sawa, phía đông Ghouta, Syria, ngày 15/3/2018 (ảnh: Reuters/ Omar Sanadiki).[/caption]

Ethiopia và Eritrea lập lại hòa bình

[caption id="attachment_1312811" align="aligncenter" width="482"] Khoảnh khắc Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed và Tổng thống Eritrea Isaias Afwerki sau khi ký thỏa thuận hòa bình vào ngày 9/7/2018 (ảnh: Ghideon Musa Aron Visafric/ Reuters).[/caption]

Tham vấn hòa bình Yemen và Houthis

[caption id="attachment_1324921" align="aligncenter" width="600"] Bộ trưởng Ngoại giao Yemen Khaled Al Yamani (trái) và nhà đàm phán trưởng của Houthir Mohammed Abdelsalam bắt tay dưới sự quan sát của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres trong các cuộc tham vấn hòa bình ở Rimbo, phía bắc Stockholm, Thụy Điển (ảnh chụp màn hình You Tube).[/caption]

Tổng thống Sudan 'rớt đài' vì một phụ nữ

Một phụ nữ Sudan đã trở thành một biểu tượng cho nhiều cuộc biểu tình buộc cựu tổng thống Omar al-Bashir từ chức, thời điểm đó, cô nói rằng cuộc cách mạng của đất nước cô không còn xa và tìm cách loại bỏ cái mà cô gọi là "sát nhân và bạo ngược", theo Reuters ngày 23/4.

Alaa Salah đã trở nên nổi tiếng sau khi video cô đứng trên một nóc chiếc xe ô tô phát biểu trước những người biểu tình vào đầu tháng Tư đã lan tỏa. Trong các cuộc biểu tình ở Sudan bắt đầu vào ngày 19/2, phụ nữ đã đóng vai trò nổi bật khi thường chiếm đa số. 

 

[caption id="attachment_1324925" align="aligncenter" width="600"] Alaa Salah nổi tiếng sau clip cô phản đối mạnh mẽ tổng thống Omar Al Bashir được lan tỏa trên internet (ảnh: Lana Haroun / Twitter: @lana_hago)[/caption]

Quân đội Sudan đã "hạ bệ" tổng thống Bashir vào ngày 11/4, thành lập một hội đồng quân sự chuyển tiếp để điều hành đất nước tới 2 năm trước cuộc bầu cử. Ông Bashir và một số cựu quan chức cấp cao bị bỏ tù. Salah nói, khi cô đã trèo lên nóc chiếc xe, cô đọc một bài thơ của nhà thơ Sudan Azhari Mohamed Ali có tiêu đề “The bullet doesn’t kill. What kills is the silence of people” (tạm dịch là "viên đạn không giết chóc, mà là sự im lặng của mọi người").

Giáo hoàng Francis lần đầu thăm UAE

Giáo hoàng Francis đến Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) vào cuối ngày 3/2/2019, trở thành người đứng đầu Vatican công du bán đảo Ả-rập nơi khai sinh Hồi giáo. Chuyến thăm của ông diễn ra trong hai ngày. Giáo hoàng Francis tham dự một hội nghị đối thoại liên tôn giáo do Hội đồng Trưởng lão Hồi giáo ở UAE tổ chức.

[caption id="attachment_1312902" align="aligncenter" width="549"] Sheikh Mohammed bin Rashid, Phó Tổng thống UAE và người cai trị Dubai, quan sát ông Sheikh Mohamed bin Zayed, Giáo hoàng Francis và Đại giáo sĩ Ahmad Al Tayyeb, ký tưởng niệm người sáng lập ở Abu Dhabi (ảnh: Hamad Al Mansoori / Ministry of Presidential Affairs / thenational).[/caption]

Hội đồng Trưởng lão Hồi giáo là tổ chức thúc đẩy Hồi giáo trung dung, phản đối xu hướng cực đoan và chủ nghĩa khủng bố. Sáng kiến này do đại giáo sĩ của tu viện Al-Azhar tại Ai Cập, Ahmed el-Tayeb khởi xướng.

Trước khi đến UAE, ông Francis cũng dành những lời nồng ấm đến "người bạn và người anh em" Ahmed el-Tayeb đã dũng cảm tổ chức hội nghị, nhấn mạnh thông điệp: "Chúa đoàn kết chứ không chia rẽ".

Jordan

[caption id="attachment_1312836" align="aligncenter" width="549"] Một người phụ nữ cầm cờ Jordan khi cô đứng trong số những giáo viên trường công lập biểu tình và yêu cầu tăng lương ở Amman vào ngày 3/10/2019 (ảnh: AFP/ Khalil Mazraawi).[/caption]

Lebanon 

[caption id="attachment_1312826" align="aligncenter" width="549"] Người biểu tình Lebanon bật điện thoại khi họ tụ tập tại Quảng trường Liệt sĩ trong các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Beirut vào ngày 3/11/2019 (ảnh: EPA/ Wael Hamzeh).[/caption]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét