Thứ Hai, 3 tháng 2, 2020

361 người tử vong, Trung Quốc cách ly 56 triệu dân để đối phó với virus corona

361 người tử vong, Trung Quốc cách ly 56 triệu dân để đối phó với virus corona https://ift.tt/30JvjEa

Tính đến ngày 3/2, số lượng ca tử vong do bệnh viêm phổi cấp từ virus corona ít nhất là 361 người. Đồng thời, có hơn 17.000 ca nhiễm bệnh được ghi nhận trên toàn thế giới, với tốc độ lây nhiễm rất nhanh.

Các thống kê cho thấy số ca nhiễm bệnh đã tăng gấp 3 lần chỉ trong 3 ngày qua. Trong khi đó, 81.000 người khác đã được đưa vào diện theo dõi, theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc.

Số người nhiễm virus corona trên thế giới đã vượt qua số người nhiễm bệnh trong dịch Sars năm 2002-2003 (làm hơn 600 người chết trên toàn thế giới), theo Tổ chức Y tế thế giới.

[caption id="attachment_1336010" align="alignnone" width="698"]Biểu đồ số ca nhiễm bệnh viêm phổi cấp do virus corona mới. (Nguồn: gisanddata) Biểu đồ số ca nhiễm bệnh viêm phổi cấp do virus corona mới theo từng ngày. (Nguồn: gisanddata)[/caption]

Trung Quốc đã phong tỏa 18 thành phố với 56 triệu dân, dừng hoạt động các phương tiện giao thông ra, vào các thành phố. Ngoài ra, tất cả sự kiện lớn mừng năm mới cũng bị hoãn.

Tuy nhiên, tình hình virus corona lây lan nhanh ở Trung Quốc đang khiến giới chuyên gia hoài nghi về tính hiệu quả của các biện pháp Bắc Kinh đang áp dụng, bao gồm cả lệnh phong tỏa Hồ Bắc.

Michael T. Osterholm, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và chính sách về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota, cho rằng cách tiếp cận cuộc khủng hoảng của Trung Quốc có thể dễ dàng gây ra "phản ứng dữ dội".

Ông so sánh các biện pháp này với cách xử lý đại dịch Ebola năm 2014-2016 tại Tây Phi. Những biện pháp đó khiến người dân chết đói và nổi loạn, thậm chí lén lút trốn ra ngoài khu vực bị phong tỏa.

Tiến sĩ Tom Inglesby, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và giám đốc của Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, cũng bày tỏ lo ngại.

"Nếu tiếp tục phong tỏa ngày càng nhiều địa phương khác ở Trung Quốc, hoạt động thường ngày của người dân sẽ bị gián đoạn, hàng hóa, nhân lực, vật tư y tế, thực phẩm và thuốc men cũng sẽ cạn kiệt", ông nói.

Dịch viêm phổi lạ do chủng virus corona gây ra được phát hiện lần đầu ngày 31/12/2019, tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc.

Có ý kiến cho rằng biện pháp mạnh này của Trung Quốc cho thấy bệnh viêm phổi lạ đang diễn biến phức tạp và nguy hiểm hơn cả dịch bệnh SARS hồi năm 2002-2003. Và cho dù cách ly Vũ Hán và các thành phố khác thì số phận hàng chục triệu dân ở đó sẽ ra sao?

Bệnh viêm phổi cấp do virus corona ở Trung Quốc 

Gần đây tại Bắc Kinh có thêm 5 người nhiễm bệnh, gồm một bé gái 9 tháng tuổi, đây là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất được xác nhận nhiễm virus corona tại Bắc Kinh.

Giới chức thành phố Vũ Hán bị quy trách nhiệm vì phản ứng chậm chạp với dịch viêm phổi và nhiều người cho rằng họ nên từ chức.

Hiện tại ở Vũ Hán có hàng trăm ca bệnh chưa được xác nhận nhiễm chủng virus mới corona trong khi dịch bệnh đang có chiều hướng gia tăng. Thành phố vẫn trong nỗ lực đối phó cùng với số lượng lớn bệnh nhân được ghi nhận có các triệu chứng viêm phổi.

Các bệnh nhân đeo khẩu trang gục ngã ngoài đường. Hàng trăm người dân chen chúc xếp hàng trong các hành lang bệnh viện để chờ tới lượt điều trị với nguy cơ có thể lây nhiễm lẫn nhau. Nhân viên y tế thì hét lên đầy đau khổ trong phòng nghỉ.

Đó là những đoạn video kinh hoàng được người dân từ các bệnh viện ở Vũ Hán, nơi bùng phát dịch viêm phổi đã tràn khắp Trung Quốc và lan ra 8 quốc gia khác, ghi lại và nhanh chóng lan truyền trên các mạng xã hội Trung Quốc trong tuần này.

Cô Xiaoxi, 36 tuổi, chia sẻ qua điện thoại bên ngoài một bệnh viện lớn của thành phố Vũ Hán, cô nói cô đã mất cả tuần để đưa người chồng đang bị bệnh của mình đi hết từ bệnh viện này sang bệnh viện khác với hy vọng có một nơi có thể giúp anh ấy làm xét nghiệm virus, loại virus mới này đã gây ra 41 ca tử vong và hàng trăm trường hợp bị lây nhiễm khác.

Trong nhiều tuần trước, quan chức ngành Y tế Trung Quốc vẫn luôn khẳng định rằng chỉ có 41 người bị nhiễm virus corona. Nhưng khi con số thống kê tăng đột biến trong một vài ngày gần đây khiến dư luận lo ngại về việc che dấu thông tin ở Trung Quốc. Có tin rằng giới chức Trung Quốc đã phải yêu cầu các quan chức địa phương không được che dấu tình trạng lây nhiễm của căn bệnh này.

Ông Tập Cận Bình thừa nhận đất nước đang trong tình thế vô cùng khó khăn và cần tập trung tìm biện pháp giải quyết virus corona.

Chủng virus corona mới gây bệnh phổi lạ được cho là giống với virus SARS và lây qua đường hô hấp. Một lễ hội thu hút hàng trăm ngàn người ở Vũ Hán đã bị hủy do lo ngại dịch bệnh lan rộng. Giới chức y tế Trung Quốc cảnh báo, chủng virus mới này có thể biến đổi và còn lan nhanh hơn.

Ngày 22/1, Phó chủ nhiệm Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc Li Bin thừa nhận virus corona gây bệnh lạ có thể "đột biến và lây thêm cho nhiều người" tại các địa điểm đông đúc như nhà ga sân bay, trung tâm mua sắm.

Virus corona mới đã lây lan tới đâu?

Hơn 180 ca nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona bên ngoài Trung Quốc đại lục, bao gồm: 

20 Japan
19 Thailand
18 Singapore
15 Hong Kong
15 South Korea
12 Australia
10 Germany
10 Taiwan
8 Macau
8 US
8 Malaysia
6 France
7 Vietnam
5 United Arab Emirates
4 Canada
2 Italy
2 Russia
2 Philippines
2 India
2 UK
1 Nepal
1 Cambodia
1 Spain
1 Finland
1 Sweden
1 Sri Lanka

Các quốc gia mới xuất hiện người nhiễm bệnh là: Nga, Anh, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển. 

Ngày 30/1, Nga quyết định đóng cửa biên giới giữa vùng Viễn Đông với lãnh thổ Trung Quốc vì đợt bùng phát dịch viêm phổi do chủng virus corona mới.

Mông Cổ hôm thứ Hai (27/1) đã đóng cửa biên giới với Trung Quốc do lo ngại về khả năng lây lan của virút corona. Mông Cổ là quốc gia thứ hai đóng cửa biên giới với Trung Quốc, sau Triều Tiên. Hiện chưa có trường hợp nhiễm virút corona nào được báo cáo ở Mông Cổ và Triều Tiên.

Hồng Kông tuyên bố dịch viêm phổi bùng phát do virus Corona là tinh trạng "khẩn cấp" và ban hành hàng loạt biện pháp nhằm ngăn dịch lây lan.

Các chuyến bay và tàu cao tốc nối Hong Kong với Vũ Hán, tâm điểm dịch bệnh, sẽ ngừng phục vụ. Trường học đang nghỉ Tết Nguyên đán sẽ tiếp tục đóng cửa tới ngày 17/2 và cơ quan phụ trách giáo dục của đặc khu đã yêu cầu các trường đại học gia hạn nghỉ phép cho sinh viên.

Hong Kong hiện có 8 ca nhiễm virus Corona (nCoV), tất cả đều có mối liên hệ với Vũ Hán, và 122 người đang bị nghi nhiễm bệnh.

Các nhà khoa học tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins đã mô phỏng một đại dịch giả định trên máy tính vào tháng 10/2019. Mô phỏng này dự đoán 65 triệu người trên thế giới sẽ mất mạng trong 18 tháng.

Trung Quốc đã từng trở thành tâm điểm của bệnh dịch SARS trong năm 2002-2003 với ít nhất 8.000 nhiễm bệnh và 770 người tử vong. Tại thời điểm đó, các quan chức Trung Quốc bị tố cáo đã che dấu thông tin trong 5 tháng kể từ khi bệnh dịch bị phát hiện.

Virus corona mới này là gì?

Virus mới này được gọi là 2019-nCoV, là một chủng virus corona mới, trước đây chưa được xác định là có ở người. Coronavirus là một họ virus rộng, nhưng hiện chỉ có sáu chủng được xác định là lây cho người và chủng mới phát hiện này là thứ bảy.

Dấu hiệu nhiễm bệnh gồm các triệu chứng hô hấp, sốt, ho, khó thở. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo mọi người tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật sống, nấu chín kỹ thịt và trứng, tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai có triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm.

Giáo sư Eric Feigl-Ding của Đại học Harvard, cố vấn của Tổ chức Y tế Thế giới, đã đăng twitter ngày 25/1, nói rằng con virus Vũ Hán là cực kì nghiêm trọng.

Giáo sư Eric Ding viết: “Có người cho rằng tôi đang cố tình gieo rắc nỗi lo sợ. TÔI KHÔNG HỀ – Tôi là một nhà khoa học. Con virus này (#Coronavirus #WuhanCoronovirus) là cực kì nghiêm trọng. Hơn 50 triệu người đã được cách ly (tính đến ngày 25/1/2020), và số trường hợp (mắc bệnh) đếm được ngày càng tăng cao. Dự đoán rằng WHO sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp. Hãy cầu nguyện những điều tốt nhất, và chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.”

Tình hình lây nhiễm viêm phổi cấp ở Việt Nam 

Đến ngày 1/1, Việt Nam ghi nhận 6 trường hợp dương tính với virus corona (nCoV). Trong đó, 3 người là công dân Việt Nam gồm 2 người ở Hà Nội, 1 ở Thanh Hóa, 1 ở Khánh Hoà.

Ngoài ra, Việt Nam ghi nhận 97 trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh viêm phổi cấp do chủng virus corona. Trong đó, 65 trường hợp xét nghiệm âm tính với virus nCoV, 32 trường hợp còn lại tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ.

Chiều 30/1, Bộ Y tế đã quyết định thành lập 45 đội phản ứng nhanh chống dịch viêm phổi do chủng mới virus corona đến từ Vũ Hán. Thành phần của mỗi đội cơ động bao gồm lãnh đạo bệnh viện, bác sĩ hồi sức cấp cứu, bác sĩ truyền nhiễm, cán bộ kiểm soát nhiễm khuẩn, điều dưỡng hồi sức cấp cứu hoặc truyền nhiễm và lái xe.

Bộ Y tế yêu cầu 11 tỉnh, thành phố tăng cường giám sát chặt bệnh nhân đang cách ly, phối hợp điều tra, xử lý ổ dịch nếu phát hiện ca mắc mới gồm Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Kiên Giang.

Bộ Y tế khuyến nghị người dân không nên đi, đến khu vực đang có dịch tại Trung Quốc nếu không cần thiết. Những người trở về vùng có dịch tại Trung Quốc hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

Do Việt Nam có biên giới sát với Trung Quốc, lượng người giao lưu thương mại, du lịch rất đông giữa hai nước, nên Việt Nam hiện đặt ở mức độ nguy cơ cao, tức là ở mức lây nhiễm.

Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét