Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2020

‘Bức tường Berlin’ mới ở Hồng Kông cần phải được bảo vệ

‘Bức tường Berlin’ mới ở Hồng Kông cần phải được bảo vệ https://ift.tt/2XxCCxq

Tháng này 30 năm về trước, Bức tường Berlin ngăn cách Đông Đức và Tây Đức đã sụp đổ. Hàng triệu người trên khắp quốc gia Đông Âu này lần đầu tiên được nếm trải tự do, dân chủ và nhân phẩm. Bất chấp sự hồi sinh của chủ nghĩa độc tài ở Nga, sự trỗi dậy của chủ nghĩa cực đoan trên khắp châu Âu, và các mối đe dọa đối với tự do trên toàn thế giới, thì ngày nay, hàng triệu người vẫn đang hưởng tự do bởi đã có những người dũng cảm phá bỏ những viên gạch phân ly nước Đức.

"Có những bức tường mới lại được dựng lên, có một cuộc chiến tranh lạnh khác đang dẫn tới các cuộc chiến. Một chiến tuyến mới trong trận đánh giữa tự do và chuyên chế, một bức tường Berlin kiểu mới chính là Hồng Kông", Benedict Rogers của The Diplomat bình luận. 

Trung Quốc ngăn cách với phần còn lại của thế giới bởi hai bức tường. Bức tường thứ nhất là "Vạn lý hỏa thành" phong tỏa internet của Bắc Kinh, nhằm ngăn chặn người dân Trung Quốc không truy cập được vào những thông tin thật về thế giới và chế độ của họ. Thành trì thứ hai, đó là khuôn khổ "một quốc gia, hai chế độ" vốn được thiết kế để bảo vệ tự do cho Hồng Kông, bảo vệ thượng tôn pháp luật của Hồng Kông và lối sống của người dân Hương Cảng trước khi thành phố này được trao về Trung Quốc 22 năm trước.

Bức tường lửa thứ nhất cần được "phá bỏ", nhưng nó vẫn gan lỳ đe dọa các quyền tự do của người dân. Bức tường thứ hai cần được "bảo tồn" nhưng nó đang bốc lửa và bị xé nát bởi chính quyền Trung Quốc và người đại diện ở Hồng Kông là Đặc khu trưởng Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga).

Dự luật dẫn độ đã châm ngòi ngọn lửa phản kháng trong lòng người dân Hồng Kông

Các sự kiện trong 6 tháng qua ở Hồng Kông là những minh chứng. Một thành phố có các quyền tự do đã bị phá hoại với tốc độ ngày càng đáng báo động và giờ đây nó đã xuống cấp ngoài tầm kiểm soát.

Chính quyết định của bà Lâm khi cố ép thông qua dự luật dẫn độ đã châm ngòi ngọn lửa phản kháng của người dân. Dự luật cho phép dẫn độ người dân, mà chế độ Trung Quốc không ưa, từ một thành phố mới đây còn được coi là một trong những trung tâm thượng tôn pháp luật của thế giới, đến một khu vực có quyền tài phán bắt giữ, giam giữ, làm cho mất tích, tra tấn và hành quyết một cách tùy tiện và không có khái niệm về một phiên tòa tư pháp độc lập, hoặc xét xử công bằng, thậm chí có những cáo buộc cướp nội tạng của tù nhân lương tâm.

Dự luật nếu được thông qua, nó sẽ phá hủy thành lũy đã thiết lập để bảo vệ lối sống của người Hồng Kông.

[caption id="attachment_1280363" align="aligncenter" width="700"] Cảnh sát ở Hồng Kông bắn hơi cay trong một cuộc biểu tình chống lại dự luật dẫn độ tại Hồng Kông, Trung Quốc, ngày 12/6/2019 (ảnh: Reuters/ Athit Perawongmetha).[/caption]

Nhưng không ngờ, dự luật đề xuất của bà Lâm đã vấp phải một sự phản đối của một liên minh phi thường khó tin gồm doanh nghiệp, phòng thương mại, luật sư, cũng như các nhà hoạt động vì dân chủ. Trước đó, đã có một sự phân cực rõ ràng giữa các doanh nghiệp - những người có xu hướng không muốn làm lung lay con thuyền và làm đảo lộn Bắc Kinh - với các nhà dân chủ muốn cải cách chính trị. Chính dự luật đã mang họ đến gần nhau.

Theo sau là sự phản đối của quốc tế mà trong đó những cường quốc như Mỹ, Liên minh châu Âu, Anh và Canada cùng những quốc gia khác đã lên tiếng. Thế là đã có 1 triệu, rồi tiếp theo là 2 triệu người dân thường Hồng Kông bước xuống đường trong ôn hòa, trong số đó họ là các bà nội trợ, giáo viên, bác sĩ, y tá, học sinh.

Vậy mà qua tất cả, bà Lâm tiếp tục không lắng nghe, bà chỉ đình chỉ dự luật sau khi 2 triệu người dân Hồng Kông tuần hành, bà phớt lờ lời thỉnh cầu của các doanh nghiệp, các luật sư thậm chí của cả các lãnh đạo thế giới cho tới thời điểm đó.

[caption id="attachment_1280372" align="aligncenter" width="549"] Lãnh đạo Hồng Kông Carrie Lam trong một cuộc họp báo vào ngày 19/11 (ảnh: Inmediahk/ HKFP).[/caption]

Cho đến khi bà quyết định đình chỉ dự luật, thì đối với người biểu tình Hồng Kông, nó đã là "quá muộn và quá ít". Bà Lâm từ chối đối thoại, từ chối lên án sự tàn bạo của cảnh sát chống lại những người biểu tình ôn hòa và từ chối bất kỳ sự cải cách nào. Bà thừa nhận, dự luật "đã chết", nhưng rốt cuộc bà chỉ rút nó vào tháng trước khi mà sự phản kháng của người dân gia tăng, quyết sách của bà không làm dịu được lòng dân mà còn đưa ra những khuấy động thù địch dẫn đến sục sôi và bạo lực. 

"Xác chết thối rữa của một 'dự luật dẫn độ' không thành hình đã đầu độc Hồng Kông", Benedict Rogers của The Diplomat bình luận.

Các báo cáo về việc cảnh sát tiếp tục đánh đập người biểu tình bằng dùi cui, ghìm họ xuống đất và tiếp tục đánh họ ngay cả khi họ đã bị bắt và không phòng bị, phun hơi cay... gây sốc cho giới quan sát quốc tế. Các báo cáo về tra tấn và hãm hiếp khi người dân bị giam giữ đang gia tăng, dẫn đến Tổ chức Ân xá Quốc tế phải kêu gọi một cuộc điều tra độc lập. Một thiếu nữ Hồng Kông bị cho là phải phá thai sau khi có cáo buộc bị cảnh sát hãm hiếp. Những điều này khiến người dân Hồng Kông mất đi niềm tin vào chính phủ của họ.

Hồng Kông có một cơ quan lập pháp chỉ một phần do dân bầu, còn đa số là các thành viên ủng hộ Bắc Kinh. Có thành viên ủng hộ dân chủ đã bị quấy rối, bị đe doạ, bị loại ra không cho ứng cử, hoặc bị bỏ tù. Người Hồng Kông có một Đặc khu trưởng do Bắc Kinh lựa chọn, và người lãnh đạo này đã không lắng nghe ý kiến người dân, bà đề xuất một dự luật làm xói mòn quyền tự do của họ, phớt lờ các tố cáo cảnh sát bạo lực và phá huỷ quyền tự quản của Hồng Kông.

Chính quyền Bắc Kinh xói mòn quyền tự do và tự quản của người Hồng Kông

Cái chết của sinh viên Alex Chow Tsz-lok tuần trước là một hồi chuông cảnh tỉnh. Chow qua đời khi mới 22 tuổi, cậu sinh viên bị ngã từ bãi đậu xe trong khi chạy trốn một cuộc đột kích của cảnh sát và sau đó chết vì chấn thương do rơi từ tầng 3 xuống tầng 2.

Có những nghi ngờ được đặt ra, liệu Chow có bị đẩy ngã hay không, thậm chí có những cáo buộc rằng cảnh sát đã ngăn không cho nhân viên y tế tiếp cận khiến Chow không có cơ hội để sống - tất cả những điều này đều chưa xác thực, nhưng cái chết của Chow đã gia tăng bầu không khí đã nóng trở nên nóng bỏng hơn. 

Vụ việc Chow qua đời theo sau ít nhất 9 vụ tự tử được cho là những người trẻ tuổi có liên quan đến cuộc biểu tình, và một số cái chết bí ẩn khác. Ít nhất 325 người đã bị bắt trong ba ngày đầu của tháng 11, ngoài ra còn nhiều người khác bị giam giữ trong 6 tháng qua. Bảy nhà lập pháp ủng hộ dân chủ đã bị bắt tuần trước, còn nhà hoạt động Hoàng Chi Phong không được tranh cử hội đồng quận, cho tới việc cảnh sát bắn đạn thật vào một thanh niên khiến anh này bị thương nặng. 

Trong 5 năm qua, các quyền tự do và tự quyết của Hồng Kông ngày càng bị đe doạ, vụ việc người xuất bản sách bị bắt cóc, những người biểu tình ôn hòa bị bỏ tù, một số nhà hoạt động nước ngoài bị trục xuất, một luật mới đề xuất việc hình sự hoá hành động xúc phạm quốc ca, và các bước khác đã được thực hiện để làm xói mòn các quyền cơ bản của Hồng Kông.

Khủng hoảng leo thang có thể phá hủy hoàn toàn lối sống của Hồng Kông. Đối với nhiều người dân thành phố, họ không còn tin cảnh sát và chính phủ, xã hội bị phân cực nghiêm trọng giữa những người muốn thay đổi và những người mù quáng ngả theo Bắc Kinh.

Chính phủ Hồng Kông đã tự phá bỏ thành trì bảo vệ Hồng Kông

Chính phủ Hồng Kông đã có thể tự cứu chính mình và người dân của họ, cũng như có được những thu nhập khổng lồ, nếu cách đây năm tháng họ thực hiện rút dự luật dẫn độ theo như yêu cầu đầu tiên trong 5 yêu cầu của người biểu tình. Yêu cầu thứ hai, đó là thành lập một uỷ ban độc lập điều tra sự tàn bạo của cảnh sát nếu chính quyền thực sự hy vọng các cuộc biểu tình dừng lại. Những người biểu tình cũng yêu cầu chính phủ rút lại các mô tả người tuần hành ôn hòa là bạo loạn và ân xá những người đã bị bắt.

Trong các cuộc phản kháng, có những hành động cứng rắn từ phía người biểu tình và những hành động mạo danh kích động bạo lực chống lại cảnh sát và gây tổn hại tài sản. Đại đa số người biểu tình không thể bị bỏ tù với tội danh bạo loạn, khi họ đã thực hiện quyền phản kháng của họ.

Nhà bình luận Benedict Rogers của The Diplomat nói rằng, yêu cầu cuối cùng và cần thiết để phá vỡ bế tắc giữa chính quyền và người dân chính là quyền bầu cử phổ quát trong các cuộc bầu cử lãnh đạo điều hành, cho tất cả các ghế trong Hội đồng Lập pháp. Chỉ khi có một cuộc cải cách chính trị nghiêm túc ở Hồng Kông thì tình trạng Hồng Kông mới có thể thay đổi.

Khi Hồng Kông được trao về đại lục, Bắc Kinh đã hứa "một quốc gia, hai chế độ", có nghĩa là, theo lời của Thống đốc cuối cùng ở Hồng Kông Chris Patten, "người Hồng Kông sẽ điều hành Hồng Kông". Ngày nay, lời hứa đó đã bị xé vụn. Bắc Kinh nhúng tay ngày càng sâu vào việc điều hành Hồng Kông, sử dụng những con rối mà họ dựng lên.

Chính phủ Hồng Kông đã không nhượng bộ người dân, nên thế giới cần phải hành động để bảo vệ Hồng Kông. Ba mươi năm kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ và chấm hết một cuộc Chiến tranh lạnh, thì nay, chúng ta đang ở trong một cuộc Chiến tranh lạnh mới nơi các quyền tự do của chúng ta, cũng như của Hồng Kông bị đe dọa.

Benedict Rogers nhận định, trong cuộc Chiến tranh lạnh mới này, có một bức tường mà chúng ta phải phá bỏ và một bức tường mà chúng ta phải bảo vệ cho đến khi 1,3 tỷ người ở phía bên kia của nó được tự do. Chúng ta phải phá vỡ bức tường lửa internet kìm chân người dân Trung Quốc bước qua. Và chúng ta phải tăng cường bảo vệ bức tường lửa bảo vệ chủ quyền của Hồng Kông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét