Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

Tổng thống Trump nói Trung Quốc sẽ làm bất cứ điều gì để ông không trúng cử

Tổng thống Trump nói Trung Quốc sẽ làm bất cứ điều gì để ông không trúng cử https://ift.tt/2SlHi7W

Tổng thống Trump hôm 29/4 nói rằng ông tin rằng cách Trung Quốc xử lý dịch Covid-19 là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh sẽ làm bất cứ điều gì có thể để khiến ông thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

"Trung Quốc sẽ làm bất cứ điều gì họ có thể để tôi thua cuộc", ông Trump phát biểu trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng hôm 29/4. Ông nói rằng Trung Quốc muốn ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden, đối thủ của ông, chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng cuối năm nay nhằm giảm sức ép mà ông đặt ra cho Bắc Kinh về thương mại và các vấn đề khác.

"Họ liên tục sử dụng ngoại giao công chúng để khiến sự việc như thể họ vô tội", Tổng thống Trump đề cập đến các quan chức Trung Quốc.

Cũng trong cuộc phỏng vấn với Reuters, Tổng thống Trump cho biết ông đang cân nhắc các phương án khác nhau để buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về dịch bệnh. “Tôi có thể làm nhiều thứ", ông nói.

Tổng thống Trump gần đây đã liên tục chỉ trích Trung Quốc về cách xử lý nCov, khiến dịch bệnh lan rộng ra thế giới. Đến nay, dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của hơn 60.000 người ở Mỹ, và khiến kinh tế nước này rơi vào suy thoái nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến khả năng tái đắc cửa của ông Trump. Tổng thống Trump cho rằng Trung Quốc lẽ ra cần chủ động hơn trong việc sớm chia sẻ thông tin về nCov cho các nước trên thế giới.

Khi được hỏi liệu ông có cân nhắc dùng các đòn thuế quan với Bắc Kinh hay không, ông Trump từ chối trả lời cụ thể nhưng khẳng định: “Có nhiều điều tôi có thể làm. Chúng tôi đang tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra”.

Tổng thống Trump cũng cho biết thỏa thuận thương mại đạt được với ông Tập Cận Bình, được kỳ vọng giảm thâm hụt thương mại lâu nay giữa hai nước, "đã bị xáo trộn rất nghiêm trọng" vì tổn thất kinh tế nặng nề trong Covid-19. 

TP. HCM: Thêm một người tái dương tính Covid-19

TP. HCM: Thêm một người tái dương tính Covid-19 https://ift.tt/2KP9Z92

Giám đốc Bệnh viện Dã chiến Củ Chi (TP. HCM) cho biết, "Bệnh nhân 92" tái dương tính Covid-19 sau 15 ngày xuất viện. Đây là ca thứ 4 tại TP. HCM và 12 ở Việt Nam dương tính trở lại.

Báo VnExpress thông tin, Bác sĩ Nguyễn Thành Dũng - Giám đốc Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, cho biết, bệnh nhân được đưa vào bệnh viện trở lại tối 29/4, hiện sức khỏe ổn định. Người này, nam, 21 tuổi, du học sinh từ Pháp về, được công bố bệnh ngày 21/3, xuất viện ngày 14/4.

Như vậy đến nay, Việt Nam ghi nhận 12 người tái dương tính Covid-19. Trong số này, "bệnh nhân 88", 137, 74, 130 và 50 ở Hà Nội; 52 và 149 ở Quảng Ninh; 36 ở Bình Thuận. Bốn ca TP. HCM gồm "bệnh nhân 207", 151, 224, 92 đang được theo dõi tại bệnh viện, không triệu chứng bệnh. Mẫu bệnh phẩm gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM và Viện Pasteur TP. HCM xét nghiệm ngày 29/4 đều âm tính.

Trước đó, bệnh nhân là 207 và 224 được lấy mẫu xét nghiệm, và có kết quả dương tính trở lại (ảnh Thanh Niên).

Theo Nhịp sống việt dẫn 10 biện pháp đơn giản để phòng, chống dịch hiệu quả từ Bộ Y tế:

  1. Không đi ra ngoài khi không thật sự cần thiết. Không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng.
  2. Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài kể cả khi làm việc; luôn đứng cách xa người khác 2 mét.
  3. Luôn rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch sát khuẩn nhất là sau khi sờ tay vào bất cứ vật dụng nào và sau khi gặp, nói chuyện với người khác và khi về nhà.
  4. Không bắt tay khi gặp người khác, không đưa tay lên mắt, mũi miệng.
  5. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; giữ ấm vùng ngực cổ, uống nước ấm. Thay quần áo khi về nhà và quần áo thay ra cần được ngâm với xà phòng.
  6. Ăn uống đủ chất, ăn chín, uống chín, tập luyện thể thao phù hợp, sinh hoạt lành mạnh. Thường xuyên vệ sinh, giữ thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
  7. Nếu phải cách ly thì phải ở nhà, hạn chế gặp người trong nhà, thực hiện theo các hướng dẫn cách ly của cơ quan y tế.
  8. Không nên đến cơ sở y tế nếu không phải cấp cứu. Hãy hỏi cán bộ y tế bằng điện thoại hoặc qua mạng trước khi muốn đi khám bệnh.
  9. Khai báo y tế qua ứng dụng (https://ncovi.vn) cho mình và cho người thân trong nhà; theo dõi sức khỏe hàng ngày và báo ngay cho cơ quan y tế hoặc trên ứng dụng NCOVI.
  10. Không mời khách đến nhà và cũng không nên đến nhà người khác. Cuộc sống sẽ còn nhiều dịp để gặp nhau.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền: Bắc Kinh cần phóng thích những người rò rỉ thông tin độc lập về Covid-19

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền: Bắc Kinh cần phóng thích những người rò rỉ thông tin độc lập về Covid-19 https://ift.tt/35p66S0

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch - HRW), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Mỹ, đang kêu gọi chính quyền Trung Quốc phóng thích ba nhà hoạt động và hai nhà báo công dân nước này bị bắt giữ vì phát tán thông tin phi chính thức xoay quanh dịch Covid-19 ở đại lục, theo The Epoch Times ngày 28/4.

Trên trang chủ HRW, Wang Yaqiu, một nhà nghiên cứu Trung Quốc tại tổ chức nói:

“Trong khi Bắc Kinh đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền toàn cầu, tuyên bố họ 'thành công' trong việc ngăn chặn Covid-19, họ lại bắt giữ những người báo cáo độc lập về đại dịch này. Có rất nhiều thông tin chân thực về dịch Covid-19 ở Trung Quốc sẽ không bao giờ được biết đến, vì chính phủ Trung Quốc đã bịt miệng những người muốn chia sẻ thông tin quan trọng”. 

HRW kêu gọi chính quyền Trung Quốc phóng thích “ngay lập tức và vô điều kiện” Chen Mei, Cai Wei và bà Tang, vợ của Cai. 

Chen và Cai là hai tình nguyện viên của dự án Terminus 2049, một dự án tập-hợp-từ-đám-đông (Crowdsourcing), chuyên lưu trữ các tài liệu bị kiểm duyệt khỏi truyền thông và mạng xã hội Trung Quốc, trên nền tảng mã hóa nguồn mở Github, vốn không bị lọc khỏi “danh sách đen” của Vạn lý Tường lửa. 

Trong những tháng gần đây, Chen và Cai đã “đăng tải các bài báo, cuộc phỏng vấn và tài khoản cá nhân” liên quan đến sự bùng phát dịch Covid-19 trên nền tảng mã hóa này, theo HRW. 

Ba người đã bị bắt tại Bắc Kinh ngày 19/4. Cai và Tang bị buộc tội “kiếm chuyện và gây rối trật tự công cộng” - một cáo buộc thường được giới cầm quyền Trung Quốc sử dụng dành cho những người bất đồng chính kiến.

Theo HRW, Cai và Tang sau đó bị “giám sát tại một địa điểm chỉ định”, một hình thức mất tích ép buộc trong đó cảnh sát có thể giam giữ các cá nhân ở những địa điểm bí mật trong vòng sáu tháng. 

Em trai của Chen, anh Kun nói với Reuters trước đó hôm thứ Hai (27/4) rằng anh trai của mình đang “hợp tác với một cuộc điều tra”. Trang Terminus 2049 đã bị chặn ở Trung Quốc đại lục sau khi ba người bị bắt, HRW cho biết.

Năm 2015, Github đã bị tạm ngừng trong thời gian ngắn sau một cuộc tấn công mạng, truy ra thì biết là bắt nguồn từ hãng viễn thông nhà nước Trung Quốc China Unicom, theo NPR, theo kết luận của hãng tư vấn an ninh mạng Errata Security. Thời điểm đó, Github đang phát triển phần mềm chống kiểm duyệt cho người dùng tại Trung Quốc.

HRW cũng kêu gọi thả hai nhà báo công dân, những người đưa tin độc lập về dịch bệnh ở tâm dịch Vũ Hán, nơi virus khởi nguồn. Trần Thu Thực, một luật sư kiêm nhà báo công dân 34 tuổi, đã đến Vũ Hán ngày 24/11. Sau đó, anh đã đăng hơn 100 video và dòng trạng thái trên tài khoản YouTube và Twitter của mình. Mẹ anh cho biết con trai đã mất tích vào ngày 7/2.

Người còn lại là Phương Bân, một chủ shop quần áo 47 tuổi ở Vũ Hán. Anh này chia sẻ các video quay được tại các bệnh viện ở Vũ Hán, rồi sau đó bị cảnh sát địa phương áp giải khỏi nhà ngày 10/2.  “Kể từ đó, hai người này không còn thấy xuất hiện, được cho là bị cưỡng chế mất tích”, HRW tuyên bố. 

Một nhà báo công dân khác báo cáo từ Vũ Hán, Li Zuhua, đã xuất hiện trở lại vào tháng Tư sau khi mất tích gần hai tháng. Trong một video trên YouTube, Li giải thích rằng mình bị cưỡng chế cách ly.

Gần đây, Hạ nghị sĩ Mỹ Jim Banks đã gửi thư cho Bộ Ngoại giao nước này, yêu cầu điều tra vụ mất tích ba nhà báo công dân, theo thông cáo báo chí ngày 1/4. Ông nói: “Mỹ cần sử dụng áp lực ngoại giao đối với chính phủ Trung Quốc để tìm ra nơi giam giữ những nhà báo này, và đảm bảo an toàn cho họ.”

Báo cáo của HRW cho rằng, chính tình trạng thiếu luồng thông tin tự do về Covid-19 tại nội địa Trung Quốc đã góp phần gây ra đại dịch toàn cầu. 

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) gần đây xếp Trung Quốc ở vị trí thứ 177 trên 180 trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2020, nhận định đại dịch hiện tại có thể tránh được nếu chính quyền Trung Quốc không kiểm duyệt thông tin quan trọng trong những ngày đầu cuộc khủng hoảng. 

Bắc Kinh đã bịt miệng 8 bác sĩ, trong đó có bác sĩ Lý Văn Lượng, khi họ lên mạng xã hội Trung Quốc cảnh báo sớm cho mọi người về một dạng viêm phổi mới, bí ẩn đang lan rộng ở Vũ Hán cuối tháng 12.

Ông Wang Yaqiu kết luận: “Các chính phủ trên toàn cầu cần thúc ép Bắc Kinh trả tự do cho các nhà hoạt động và nhà báo công dân bị giam giữ ngay lập tức”.

Theo Frank Fang, The Epoch Times 
Hương Thảo dịch & biên tập

(Nguồn ảnh thumb: ảnh chụp màn hình Youtube/AFP News Agency).

Phá bỏ công trình giống ‘đường lưỡi bò’ của doanh nghiệp Trung Quốc

Phá bỏ công trình giống ‘đường lưỡi bò’ của doanh nghiệp Trung Quốc https://ift.tt/2xoeTac

Doanh nghiệp Trung Quốc đã phá bỏ công viên xây dựng giống hình "đường lưỡi bò" tại công nghiệp An Dương, TP. Hải Phòng.

Công ty của Trung Quốc có trụ sở ở Hải Phòng vừa bị nhà chức trách thành phố này yêu cầu phá bỏ mô hình giống “đường lưỡi bò”, tức là đường chín đoạn mà Bắc Kinh vẽ lên bản đồ Biển Đông để đơn phương tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ vùng biển này.

Hình ảnh chụp từ Google Maps.

Các báo chính thống hôm 28/4 cho biết giới chức TP. Hải Phòng đã phối hợp với Ban quản lý Khu công nghiệp An Dương phá bỏ công trình xây dựng được cho là sai quy hoạch trong khuôn viên của khu này ở xã Hồng Phong, huyện An Dương.

Theo hình ảnh từ vệ tinh mà VnExpress, Thanh Niên và Tuổi Trẻ đăng tải, công trình xây dựng trong khuôn viên Công ty TNHH Thâm Việt của Trung Quốc ở khu công nghiệp này “có hình thù giống với đường lưỡi bò.”

Công trình nằm trên phần đất quy hoạch công viên cây xanh trong KCN An Dương, được lập bằng lối đi lát gạch bao quanh một hồ nước nhân tạo (ảnh: Zing).

Theo ghi nhận của Zing, ngày 29/4, chủ doanh nghiệp đã thuê 3 máy xúc san lấp công trình này.

“Toàn bộ mô hình này đã bị phá bỏ,” một lãnh đạo huyện An Dương nói và cho biết cơ quan chức năng đang rà xoát các quy định để xử lý vi phạm của Công ty TNHH Thâm Việt, hiện là chủ đầu tư của KCN An Dương với số vốn 175 triệu USD.

Cận cảnh khuôn viên có chứa giống 'đường lưỡi bò' đang bị phá dỡ (ảnh: Zing).

Hồi tháng 10 năm ngoái, Hải quan Hải Phòng đã phát hiện 7 chiếc xe ô tô sản xuất ở Trung Quốc có gắn thiết bị định vị với bản đồ có “đường lưỡi bò” nhập khẩu vào Việt Nam tại cảng Đình Vũ.

Cũng trong thời gian đó, một chiếc xe ô tô Wolkswagen của Đức được đưa từ Trung Quốc vào triển lãm ở Việt Nam cũng bị phát hiện khi có gắn phần mềm với hình ảnh “đường lưỡi bò.”

Cũng trong năm ngoái, Việt Nam ra lệnh cho các rạp chiếu phim ngừng chiếu một bộ phim hoạt hình của DreamWorks Animation trong đó có hình “đường chín đoạn”.

Trước đây, Trung Quốc đã tìm cách đưa hình ảnh “đường lưỡi bò” vào bản đồ trên các quả địa cầu nhựa, bị phát hiện ở Anh, hay trên áo của các du khách Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam.

Tuyên bố “đường lưỡi bò” hay “đường chín đoạn” của Trung Quốc trên vùng Biển Đông bị toà trọng tài quốc tế ở La Haye bác bỏ năm 2016 trong một vụ kiện của Philippines. Tuy nhiên, Bắc Kinh luôn phủ nhận phán quyết này.

Mỗi ngày, hãy tặng cho mình một nụ cười

Mỗi ngày, hãy tặng cho mình một nụ cười https://ift.tt/2SiUYR2

Chúng ta đều đặn bước đi ngày qua ngày, mọi thứ chậm chạp trôi qua tưởng chừng như bình lặng. Nhưng cuộc đời không mấy khi hoàn hảo đến thế, sẽ có những giọt nước mắt cay đắng hụt hẫng, sẽ có những bất bình, có những điều mà chúng ta mãi không thể hài lòng.

Nhưng cuộc sống cũng thật hoàn mỹ, có thể khiến chúng ta cười trong nước mắt, biết sống chậm lại để thấu hiểu và tiếc nuối, biết yêu thương từ những giận hờn, trân quý niềm vui trong ân oán thoáng qua.

Bước về phía trước bằng nụ cười

Nếu mỗi ngày luôn tiến về phía trước với nụ cười, trái tim ta sẽ hân hoan hạnh phúc. Đó là niềm hạnh phúc do chính mình tạo ra, bản thân làm chủ và nắm giữ niềm vui riêng mình.

Giữa hồng trần cuồn cuộn, nụ cười giống như bông hoa nở trên khuôn mặt, rực rỡ trước mắt mọi người. Nụ cười là biểu hiện của sự tự tin hạnh phúc, là làn gió xuân ấm áp dưới ánh mặt trời, là tia sáng chiếu rọi bản thân và đồng thời cho cả người khác. Nụ cười dẫn lối để con đường dễ dàng tiến về phía trước, giúp bạn thành công trong giao tiếp và sưởi ấm những người xung quanh bằng niềm hân hoan.

Người có nụ cười tỏa nắng là người nhận được yêu thương, người hiểu được nụ cười là người có tình yêu trong tim. Luôn mang bên mình nụ cười là biểu hiện của sự cởi mở, vì nụ cười của bạn là biểu hiện tích cực của cuộc sống. Biết cách mỉm cười cũng là biết cách lựa chọn tương lai, bởi vì luôn mỉm cười nên bạn sẽ có một cuộc sống hạnh phúc an nhiên.

Bước về phía trước bằng một nụ cười là thể hiện cho sự tự tin. Khi vui bạn sẽ thấy mình hạnh phúc hơn, khi buồn bạn sẽ thấy mình tràn đầy tự tin và dũng cảm.

Nở nụ cười đối diện mọi chông gai

Nếu phải đối diện với thất bại từng khiến bạn chán nản, hoặc một sự hiểu lầm khiến bạn bi thương, hãy luôn nở nụ cười để đối diện tất cả, bạn sẽ có thêm sức mạnh để vượt qua chính mình và những khó khăn. Loại bỏ những đám mây ảm đạm trên bầu trời, bởi nó có thể che khuất hành trình cuộc đời bạn.

Mỗi sáng thức dậy hãy luôn nói với ánh bình minh: Ngày hôm qua đã qua, còn ngày mới đang bắt đầu. Hãy bước ra đón nắng trời bằng nụ cười ngọt ngào, đến khi kết thúc một ngày bên giường ngủ, bạn hãy nở nụ cười ấm áp. Tôi đã thành công vai diễn của ngày hôm nay, tôi sẽ chăm chỉ vào ngày mai để tận hưởng giấc ngủ với giấc mơ thiên thần.

Bằng cách giữ nụ cười trên môi, bạn sẽ có thể áp dụng cho mọi tình huống mà chẳng may bản thân gặp phải dù đã luôn cố gắng. Một nụ cười rạng rỡ đủ để bạn không cảm thấy bản thân yếu nhược hay thấp kém, mà là để thư giãn chính mình, hài lòng với chính mình, có thể nắm vững thành công như là điều may mắn. Không say đắm, tự hào, nhưng cũng không bao giờ tự phụ.

Nụ cười giống như tia nắng ấm áp, như nốt nhạc trên dây đàn, như nhịp cầu tiếp nối cho mọi sự chuyển động qua lại của cuộc sống. Nó có thể truyền đạt sự ấm áp và lòng nhiệt tình, tận tâm với người khác. Hãy để môi trường xung quanh bạn tràn ngập sự hài hoà và tình yêu, hãy để con đường dưới chân bạn luôn rộng mở thênh thang.

Tiến về phía trước bằng nụ cười, bạn sẽ có một cuộc sống bình tĩnh. Khi đối mặt với khó khăn bạn vẫn tự tin như một bông hoa rực rỡ, có thể làm chủ cuộc chơi mà không bị mất phương hướng. Khi đối diện với những tràng pháo tay cổ vũ khích lệ, bạn sẽ biết ơn nhưng không bao giờ tự mãn.

Nụ cười là cánh cửa mở rộng tâm hồn

Cuộc sống như một dòng chảy, mặc dù chúng ta không thể ngăn chặn được tốc độ của xu thế chung, nhưng vẫn phải làm chủ chính mình. Sẽ có những ngày chúng ta sống trong hạnh phúc đong đầy, nhưng tuyệt đối không được phép trở nên kiêu ngạo.

Nụ cười có thể nuôi dưỡng những cảm xúc tốt đẹp về cuộc sống, giúp chúng ta có một trái tim kiên định, biết tin vào những điều đúng đắn và không thay đổi mục tiêu của mình. Nụ cười có thể thanh lọc tâm hồn và để lại cho chúng ta những người bạn tri kỷ. Với lòng biết ơn, hãy giữ họ lại trong tâm trí.

Nụ cười là cánh cửa mở rộng tâm hồn, đối diện với những người làm bạn tổn thương bằng trái tim rộng mở, khiến bạn trở thành người có đầy đủ tự tin. Bạn sẽ khiêm tốn hơn và biết cúi đầu trước người khác với những sai lầm của mình. 

Thoát khỏi mọi thứ tầm thường, mỉm cười có thể mang đến một cuộc sống an nhiên tự tại. Mỗi ngày với sự học hỏi không ngừng, tin tưởng vào chính mình, chúng ta sẽ có thể tiếp tục làm việc chăm chỉ, điều đó giúp cho cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

Hãy luôn mỉm cười, cảm nhận hơi thở đang hòa vào cuộc sống mỗi ngày, duy trì tâm thái lạc quan với con đường thênh thang, chủ động tiến về phía trước với tháng năm cuộc đời.

Theo Cửu Cửu Văn Chương
Từ Thanh biên dịch

Video: Trong cuộc đời, điều gì mới là trân quý nhất?

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/trong-cuoc-doi-dieu-gi-moi-la-tran-quy-nhat_4f7ddec95.html"]

Có thể bạn quan tâm:

Loài cá kỳ lạ biết đi bộ, hít thở, thậm chí leo cây

Loài cá kỳ lạ biết đi bộ, hít thở, thậm chí leo cây https://ift.tt/2KFwA88

Mudskipper là loại cá kỳ lạ, chúng dành phần lớn thời gian sống trên cạn. Chúng có thể đi bộ và hít thở qua bộ da đặc biệt hoặc hút không khí bằng miệng.

Tại Việt Nam, loại cá này được biết đến với cái tên là cá thòi lòi, hay cá leo cây. Chúng thuộc họ Cá bống trắng (Gobiidae), được tìm thấy tại khu vực cửa sông, hạ lưu sông và biển ở vùng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ, Đông Nam Á đến Australia. Cá thòi lòi phổ biến nhất dọc các bãi lầy ở cửa sông, không ngập quá 2m nước.

Ảnh chụp màn hình video: Youtube/ True Facts: Mudskippers.

Bình thường cá thòi dùng hai vây trước để bám lên bùn và kéo thân mình đi. Tuy nhiên đôi khi chúng quẫy đuôi nếu cần di chuyển với vận tốc nhanh hơn. Và thậm chí, sử dụng hai vây ngực chắc chắn, chúng có thể trèo leo lên cây.

Ảnh chụp màn hình: Youtube/ BBC Earth.

Thức ăn của cá thòi lòi là các loại cá, tôm, tép nhỏ và các sinh vật phù du ở khu vực bùn lầy.

Hai cặp mắt ở trên đỉnh đầu giúp cá thòi lòi nhìn đường và tránh kẻ thù. Các con đực cũng sẽ đánh nhau khi lãnh thổ của chúng bị xâm phạm.

Một vấn đề cá thòi lòi phải đối mặt khi sống trên cạn là khó tìm bạn tình. Những chú cá dùng cách nhảy cao trên mặt bùn để thu hút con cái.

Ảnh: wikipedia.

Cá thòi lòi thường tự đào lỗ dưới bùn. Khi di chuyển trên cạn, chúng cũng thường xuyên lăn qua lăn lại trên mặt bùn, không để da bị khô dưới ánh mặt trời.

Thịt cá thòi lòi ngọt, thơm, nhiều nạc, lại lành tính được coi là đặc sản Cà Mau. Cá thòi lòi có thể chế biến thành nhiều món đa dạng như cá thòi lòi nướng mọi, nướng muối ớt, kho tiêu hoặc làm lẩu.

Mời bạn cùng xem video về cuộc sống của những chú cá thòi lòi thú vị.



Truyền thông Mỹ: Kim Jong Un xuất huyết não không nói chuyện được, đại quyền tạm giao cho chú và em gái

Truyền thông Mỹ: Kim Jong Un xuất huyết não không nói chuyện được, đại quyền tạm giao cho chú và em gái https://ift.tt/3bT1Ufu

Tin tức này khác so với tin đồn ban đầu về việc Kim Jong Un lâm nguy do di chứng sau phẫu thuật tim.

Tin tức về tình trạng nguy kịch của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un được đăng tải liên tục trong nhiều ngày trên các phương tiện truyền thông quốc tế, tuy nhiên ông Kim đến nay vẫn chưa thấy “xuất đầu lộ diện”.

Giới quan sát bên ngoài phân tích chính quyền Triều Tiên có thể đang phải đứng trước khủng hoảng thật sự. Theo tin tức mới nhất từ kênh ​​truyền thông có trụ sở tại Mỹ, mặc dù ông Kim Jong Un đã thoát khỏi nguy hiểm sau ca phẫu thuật, nhưng vẫn đang trong tình trạng nguy kịch, quân quyền và đảng vụ tạm thời do người chú là Kim Pyong Il và em gái là Kim Yo Jong tiếp quản.

Ngày 29/4, RFA tiếng Trung dẫn nhiều nguồn tin cho biết Kim Jong Un 10 ngày trước do vỡ mạch máu não đã được cấp cứu ở Bình Nhưỡng. Bác sĩ chẩn đoán sơ bộ là xuất huyết não và hiện vẫn đang trong nguy kịch. Tin tức này khác với báo cáo của các kênh truyền thông trước đó, tin tức trước đó nói rằng ông Kim Jong Un phải nhập viện do di chứng sau phẫu thuật tim.

Theo nguồn tin từ RFA, một trong những nhân sĩ Triều Tiên đang ở nước ngoài xin được giấu tên đã dẫn lời một nguồn tin từ quan chức Bình Nhưỡng nói rằng Kim Jong Un dù ý thức vẫn tỉnh táo, nhưng ăn nói khó khăn, bác sĩ khuyên rằng ông cần chú ý tĩnh dưỡng ngăn cho mạch máu lại vỡ ra lần nữa.

Một nhân sĩ thạo tin khác dẫn lời quan chức Triều Tiên nói rằng Kim Jonh Un đã tạm thời trao quyền lực quân sự cao nhất cho người chú của mình là Kim Pyong Il, còn đảng vụ và sự vụ đối ngoại của đảng Lao động Triều Tiên giao cho em gái là Kim Yo Jong phụ trách. Tuy nhiên, đây hiện chỉ là bố trí tạm thời, không phải là bổ nhiệm chính thức, vậy nên không được công bố ra bên ngoài.

Cách đây không lâu, Kim Yo Jong được bổ nhiệm làm ủy viên dự khuyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên và là lãnh đạo thực tế của Ban Tuyên giáo của Đảng Lao động Triều Tiên. Còn ông Kim Pyong Il là anh em cùng cha khác mẹ của cựu lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il, và từng là đại sứ của Triều Tiên tại Cộng hòa Séc.

Báo cáo trích dẫn nhiều phân tích của các chuyên gia rằng Triều Tiên có thể tạm thời duy trì trạng thái Kim Pyong Il và Kim Yo Jong cùng cai trị, nhưng Kim Yo Jong còn quá trẻ và sẽ rất khó có được sự ủng hộ trong xã hội xưa nay vốn do đàn ông nắm quyền này, vậy nên Kim Pyong Il nắm quyền có khả năng cao hơn.

Dù vậy, ông Dương Thiệu Chính (Yang Shaozheng) - giáo sư đã nghỉ hưu của đại học Quý Châu, Trung Quốc, bày tỏ rằng với thân thuộc của Kim Jong Un, dù là ai tiếp quản đều sẽ rất khó từ bỏ thể chế độc tài, trong khi điều mà người dân Triều Tiên thật sự mong đợi là con đường hướng đến tự do, pháp trị và nền chính trị dân chủ.

Sau khi tin tức về tình trạng nguy kịch của Kim Jong Un xuất hiện, Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính quyền Triều Tiên đều ra sức phủ nhận. Lãnh đạo Hàn Quốc có mối quan hệ mập mờ với Trung Quốc và Triều Tiên cũng liên tục đưa ra gợi ý "Kim Jong Un vẫn bình an". Nhưng tin tức đến từ Nhật Bản, Hồng Kông và Hoa Kỳ lại thiên hướng về Kim Jong Un bị bệnh nặng, thậm chí là đã chết.

Trên thực tế, Kim Jong Un đã không xuất hiện công khai trong hơn 20 ngày, bao gồm vắng mặt trong những sự kiện quan trọng. Ngay cả sau khi tin tức về tình trạng nguy kịch được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông thì bên phía Triều Tiên chỉ đưa ra báo cáo được Kim Jong Un phê duyệt hoặc điện báo chúc mừng, còn bản thân ông vẫn “bặt vô âm tính”.

Ông Thae Yong Ho – cựu phó đại sứ của Bắc Triều Tiên ở Anh Quốc – nói với Reuters rằng, trong quá khứ khi giới quan sát đưa ra những nghi vấn về ông Kim Jong Un, các quan chức Triều Tiên ngay lập tức sẽ có hành động phản biện chứng minh ông ta vẫn còn sống và “khỏe mạnh”, nhưng lần này lại im ắng một cách lạ thường.

Ông nhấn mạnh rằng sự vắng mặt của Kim Jong Un tại “Lễ hội Mặt trời” vào ngày 15/4 là trường hợp chưa từng có trước đây. Giới quan sát bên ngoài nhìn nhận điều này có thể chứng minh rằng sức khỏe ông Kim thực sự có vấn đề.

Vài ngày trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công khai trả lời rằng ông biết tình hình của ông Kim Jong Un và hy vọng ông Kim "khỏe mạnh". Một số nhà phân tích chỉ ra rằng điều này dường như ngụ ý rằng Kim Jong Un vẫn còn sống, nhưng đang bị bệnh nặng.

Tuy nhiên, cũng có nhiều nguồn tin từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc nói rằng Kim Jong Un đã chết và chính quyền Triều Tiên chỉ đang cố gắng trì hoãn thông báo về cái chết của ông Kim mà thôi.

Theo Zhong Gusheng, NTDTV
Vũ Dương biên dịch

62/63 tỉnh, thành thông báo thời gian đi học trở lại

62/63 tỉnh, thành thông báo thời gian đi học trở lại https://ift.tt/2VOBk1B

Tính đến ngày 29/4, 62/63 tỉnh thành đã đưa đưa ra thông báo thời gian đi học trở lại của học sinh. Hầu hết học sinh THCS và THPT tập trung học vào nửa đầu tháng 5, các lớp nhỏ hơn đi học sau đó 1-2 tuần.

Báo Nhip Sống Việt thông tin lịch học của 62/63 tỉnh thành trên cả nước như sau:

Theo HanoiTV, chiều 29/4, tại buổi họp Ban Phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội, Chủ tịch TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung quyết định học sinh ở Hà Nội từ THCS đến THPT đi học lại vào ngày 4/5. Các cấp từ mầm non đến tiểu học bắt đầu đi học lại từ 11/5.

Cũng theo nguồn tin trên, chiều 28/4, UBND TP. HCM cũng đã ký quyết định cho học sinh đến trường. Theo kế hoạch, lớp 9 và 12 bắt đầu đi học từ ngày 5/5. Lớp 6, 7, 8, 10 và 11 ngày 11/5 đi học. Lớp 5 (sáng) và lớp 4 (chiều) đi học ngày 11/5. Lớp 1, 2 và 3 bắt đầu đi học từ ngày 12/5. Đối với bậc mầm non, ngày 18/5: Lớp lá (trẻ 5 tuổi) bắt đầu đi học trở lại. Ngày 25/5: Lớp mầm và chồi đi học trở lại. Ngày 1/6: Các lớp nhà trẻ còn lại bắt đầu đi học trở lại.

Như vậy, tính đến thời điểm tối ngày 29/4, trên phạm vi cả nước đã có 62/63 tỉnh, thành thông báo thời gian học sinh đi học trở lại.

Hà Giang là địa phương duy nhất vẫn chưa đưa ra thông báo về mốc thời gian đi học dự kiến hay chính thức của học sinh. Đây là tỉnh vẫn đang thuộc nhóm nguy cơ khi có huyện Đồng Văn được xếp vào nhóm nguy cơ cao.

Mỹ liên tiếp cử 2 chiến hạm áp sát Trường Sa, Hoàng Sa

Mỹ liên tiếp cử 2 chiến hạm áp sát Trường Sa, Hoàng Sa https://ift.tt/2W8O7Ln

Hải Quân Mỹ thông báo hôm 29/4, rằng hai chiến hạm USS Bunker Hill và USS Barry vừa quá cảnh vùng biển ở khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà Trung Quốc tranh chấp chủ quyền.

Báo trong nước dẫn nguồn từ trang tin quân sự USNI News ngày 29/4 cho biết Hạm đội 7 hải quân Mỹ vừa điều tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hills thực hiện tuần tra đảm bảo gần khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Một sĩ quan hải quân Mỹ tiết lộ với USNI News rằng tàu USS Bunker Hill đã đi ngang khu vực đá Gaven - một trong bảy thực thể ở Trường Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo trái phép.

Hạm đội 7 nhấn mạnh rằng, bất kỳ động thái tuyên bố chủ quyền phi pháp nào cũng sẽ làm ảnh hưởng tới quyền tự do hàng hải, tự do không phận chính đáng của tàu thuyền di chuyển trên biển Đông.

Hiện Bắc Kinh chưa có động thái phản hồi chính thức về thông tin trên. 

Tờ RFI cho biết, trước đó, vào hôm 28/4, khu trục hạm USS Barry cũng vừa hoàn tất nhiệm vụ tuần tra xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Ảnh chụp màn hình báo Pháp Luật TP. HCM.

Phía Bắc Kinh đã ngay lập tức phản ứng, đáp trả với sự hiện diện của tàu USS Barry bằng cách điều một số tàu chiến và máy bay chiến đấu để “đuổi một tàu chiến Mỹ xâm phạm lãnh hải Trung Quốc ở quần đảo Tây Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - PV) ở biển Đông". 

Một phát ngôn viên của Bộ Tư Lệnh Chiến Khu Nam Bộ - Trung Quốc, phụ trách cả khu vực Biển Đông, đã khoe rằng các lực lượng Không Quân và Hải Quân Trung Quốc đã bám theo, giám sát, nhận diện, cảnh báo và trục xuất tàu USS Barry của Mỹ. Đông thời chỉ trích động thái của Mỹ "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và an ninh Trung Quốc".

Đây không phải là lần đầu tiên mà Bắc Kinh phô trương các hành động mà họ gọi là 'trục xuất' tàu Mỹ bị họ cho là đã 'xâm nhập trái phép' vùng biển của Trung Quốc gần Hoàng Sa hay Trường Sa.

Về phía Mỹ, Washington luôn khẳng định rằng các hoạt động của tàu hải quân Hoa Kỳ luôn luôn theo đúng luật quốc tế, nằm trong khuôn khổ các cuộc tuần tra tự do hàng hải.

Hai chiến hạm Mỹ tuần tra Trường Sa và Hoàng Sa lần này, mới đây đã phối hợp với tàu đổ bộ tấn công USS America của Mỹ và hộ tống hạm HMAS Parramatta của Úc đến khu vực ngoài khơi Malaysia vào lúc tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc và đội tàu hộ tống hoành hành gần một dàn khoan thăm dò của công ty dầu khí Malaysia Petronas.

Quà tặng giữa mùa dịch

Quà tặng giữa mùa dịch https://ift.tt/2ybC33X

“Thật xui xẻo! Đúng là thứ Sáu 13.” Sue tặc lưỡi, liếc nhìn kính chiếu hậu. Viên cảnh sát bước xuống, đóng sập cửa xe, tiến về phía xe cô. Dãy đèn xanh, đỏ trên mui xe tuần tra chớp sáng liên tục. Sue đặt hai tay lên tay lái, cố tỏ ra bình thản. Viên cảnh sát hiện ra, ra dấu cho cô hạ cửa kính xe xuống.

“Xin chào. Cô vui lòng cho xem bằng lái, giấy chủ quyền xe.”

Sue lúi húi mở túi xách tay trên ghế bên cạnh trong lúc viên cảnh sát chống hai tay bên hông, mắt không rời động tác lục lọi túi xách của cô.

“Thẻ ID này là của tiểu bang Massachusetts,” Sue nói trong lúc đưa giấy tờ xe cho anh ta.

Viên cảnh sát nói cám ơn, liếc sơ qua tấm thẻ lái xe.

“Có chuyện gì cần mà cô lái xe xuyên bang đến Minnesota trong lúc có lệnh hạn chế đi lại?”

“Tháng nào tôi cũng đi Minnesota cả,” Sue trả lời. “Tôi có một việc làm không chính thức trong một bệnh viện kiểm dịch ở Duluth.”

“Cô là bác sĩ?” viên cảnh sát nhướng mắt nhìn Sue. “Cô cũng điều trị cho người nhiễm coronavirus chứ?”

“Tôi làm việc ở khoa tim mạch,” Sue nói. “Khi có người nhiễm bệnh thì tôi cũng chăm sóc. Tháng này có rất nhiều người bệnh, bác sĩ, y tá làm đủ mọi việc.”

Viên cảnh sát gật gù.

“Cô chạy hơn 85 miles/giờ, vượt quá tốc độ quy định trên xa lộ này là 70 miles/giờ.”

“Oh…, vậy sao?” Sue làm ra vẻ ngạc nhiên. “Tôi thực tình không biết.”

“Cô ngồi yên đấy, đợi một lát.” Viên cảnh sát nói, quay đi, bước về chiếc xe tuần tra màu đỏ bordeaux vẫn đang chớp chớp đèn.

“Anh chàng trông cũng cao ráo, điển trai mà mặt mũi thì lại khó đăm đăm, không có nổi một nụ cười,” Sue nghĩ bụng. Cô không lo lắm, anh ta sẽ thấy là trước giờ cô chưa hề bị cái ticket nào. Xa lộ I-35 vắng hẳn tiếng xe từ ngày dịch bệnh bộc phát, mọi khi thì xe cộ chạy vùn vụt mấy làn đường. Một hàng chữ điện tử chạy nhấp nháy trên tấm biển lớn dọc xa lộ, “Limit Travel - Stay Home - Save Lives - Beat Covid 19”. Đây là lần đầu tiên Sue lái xe xuyên bang từ Boston đi Minnesota, trước giờ cô chỉ đi máy bay nhưng vào mùa dịch này thì lái xe lại thoải mái hơn.

Viên cảnh sát quay trở lại, vẫn vẻ mặt lành lạnh.

“Cô chạy đi đâu mà nhanh thế?” anh ta hỏi.

“Tôi không biết mình đang chạy quá nhanh,” Sue lúng túng. “Tôi chỉ muốn về nhà sớm để nghỉ ngơi và lấy lại sức sau những ngày làm việc khá căng thẳng ở bệnh viện.”

“Đấy là lối suy nghĩ vô trách nhiệm”, viên cảnh sát lắc lắc đầu, nhìn thẳng vào mắt Sue. “Cô muốn về sớm nhưng có sớm được đâu, cô đang phải ngồi đây. Thế cũng là may cho cô đấy, cứ chạy xe với tốc độ ấy thì có khi cô chẳng về tới nhà được đâu mà còn gây tai nạn dọc đường, và xe cứu thương sẽ phải đưa cô trở vào bệnh viện. Khi ấy người ta sẽ phải điều trị cho cô thay vì cô điều trị cho bệnh nhân,trong lúc nhiều bệnh viện và nhiều người bệnh đang cần bác sĩ hơn bao giờ hết. Nếu cô nghĩ cho người khác thì cô phải hết sức bảo trọng.”

Sue im lặng trong lúc anh ta tuôn ra một hơi dài. Cô từng nghe cách nói này, nhưng đây lại là một viên cảnh sát nói với cô. Liệu anh ta có quyền “lên lớp” cô như vậy? Sue vừa cố nén bực bội vừa cảm thấy lạ lùng.

“Cô không phải nhận giấy phạt đâu,” anh ta nói tiếp. “Tôi chỉ muốn nhắc cô như thế.”

“Cám ơn anh,” Sue bối rối. “Tôi xin lỗi…, thường thì tôi không chạy nhanh như vậy.”

Viên cảnh sát bước lại gần hơn, chìa ra vật gì đó, đưa qua cửa xe cho Sue.

“Cô giữ lấy cái này mà dùng.”

Sue đón lấy, cô nghĩ anh ta trả lại cô giấy tờ xe, nhưng không chỉ có vậy. Trong tay cô là một bọc gì cồm cộm.

“Không nên dùng lại những khẩu trang đã dùng rồi,” viên cảnh sát nói trong lúc Sue vẫn đang ngỡ ngàng.

Khi nhận ra trên tay mình là những chiếc khẩu trang y tế thì cô hiểu ra.

“Nhưng… đấy là của anh,” Sue ngập ngừng. “Anh cần nó mà.”

“Cô cần thứ này hơn tôi.”

Sue lặng người… Trong tay cô là 5 chiếc khẩu trang N95. Cô không biết nói gì, nước mắt cô muốn ứa ra. Cô ngước nhìn viên cảnh sát. Trong làn gió se se lạnh thổi vào qua cửa kính xe, cô thấy dường như mắt anh cũng rưng rưng như mắt cô.

“Chúc cô một ngày bình an. Chạy xe cẩn thận nhé!” Viên cảnh sát quay lưng, bước vội đi.

Dãy đèn chớp chớp trên mui xe tuần tra phụt tắt, chiếc xe cảnh sát bò ra đường lane ngoài cùng rồi phóng vụt đi. Sue vẫn còn ngồi đó, gục đầu lên tay lái. Xa lộ vẫn trống vắng, mênh mông.

Bên dưới là những dòng Sue viết trong Facebook của cô :

Sau cùng thì tôi cũng biết tên anh ta, Bryan Swanson, một cái tên lạ hoắc. Tôi đã kể lại trong Facebook câu chuyện về “món quà” đặc biệt tôi nhận được ở anh. Câu chuyện được nhiều người chia sẻ và rồi cũng phổ biến trong Facebook của Minnesota State Patrol (MSP), và tôi gặp lại Bryan trong đó. Trông anh chàng tươi tỉnh chứ không còn bộ mặt hình sự như hôm ấy.

Trong một video clip, khi được hỏi về 5 chiếc khẩu trang N95 đã cho đi, Bryan nói đấy là chuyện nhỏ mà ai khác cũng làm như anh thôi. Bryan kể lúc tôi mở túi xách để lấy giấy tờ xe, anh nhác thấy hai chiếc khẩu trang đã dùng rồi và anh nghĩ tôi cần có khẩu trang mới. “Như thế tốt cho cô ấy hơn,” anh nói với các đồng nghiệp. “Cô ấy có một gia đình, có những người thân yêu luôn lo lắng mỗi khi cô ấy rời nhà đến làm việc ở bệnh viện. Tôi cũng vậy, các bạn cũng vậy, chúng ta đều có những người thân lo lắng mỗi khi chúng ta rời nhà vì công vụ. Mọi người đều cần được chia sẻ.”

Một lần nữa, Bryan làm tôi muốn ứa nước mắt.

Bryan, tôi không hề quen biết anh chàng cảnh sát này. Anh ta cũng chẳng nợ nần gì tôi, và tôi cũng chẳng yêu cầu anh giúp đỡ chuyện gì. Sao anh ta làm vậy? Anh ta đâu cần phải làm vậy. Bryan nói tôi cần những khẩu trang ấy hơn anh ta, điều này không đúng. Trong lúc tôi làm việc trong điều kiện được bảo vệ, che chắn cẩn thận thì anh tiếp xúc với đủ mọi đối tượng với nhiều rủi ro, bất trắc. Anh phải cần những khẩu trang ấy hơn tôi chứ.

Bryan, tôi chắc mình chỉ gặp anh ta một lần duy nhất trên con đường đời. Có những người ta chỉ gặp có một lần đâu đó trong đời này, nói dăm ba câu chuyện rồi đường ai nấy đi và chẳng bao giờ còn gặp lại lần thứ hai. Như cơn gió thoảng qua vậy.

Dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu nào là suy giảm. Mỗi ngày mỗi thêm những tin xấu. Con virus ấy đã lấy đi mạng sống của không ít đồng nghiệp tôi, những người tôi quen và không quen, những bác sĩ, y tá và nhân viên y tế bị lây nhiễm trong lúc điều trị, chăm sóc người bệnh. Tôi có sợ không? Sợ chứ. Ai mà chẳng sợ, nhưng không ai bỏ cuộc cả, trong lúc các thiết bị và dụng cụ bảo hộ y tế như khẩu trang thì vẫn thiếu thốn, vẫn phải dùng đi dùng lại.

Mọi người vẫn nói là chúng tôi đang ở những tuyến đầu. Chúng tôi có chọn “tuyến đầu” này đâu. Nói cho cùng, chúng tôi đâu có sự lựa chọn nào. Nếu có, chỉ là chúng tôi đã tự chọn lấy nghề nghiệp, tự chọn lấy công việc mình yêu thích ngay từ những buổi đầu, và chúng tôi sẽ còn ở lại mãi với công việc của mình. Chỉ đơn giản là vậy.

Những chiếc khẩu trang N95 mà tôi cầm trên tay hôm ấy là của Bryan, của sở cảnh sát cấp phát cho anh để anh tự bảo vệ. Anh cầm lấy chúng, và anh đưa cho tôi, nói rằng tôi cần chúng hơn anh. Những khẩu trang ấy là quý như vàng trong lúc này đây. Ai cũng cần cả, Bryan à. Con virus ấy đâu có chừa anh ra.

Mùa dịch này rồi sẽ đi qua. Nhiều người sẽ không bao giờ quên, là những người phải chịu đựng những tổn thất vì nó, chịu đựng những mất mát, khổ đau mà nó mang đến cho gia đình mình, cho những người thân yêu. Những người sống sót qua mùa dịch này cho là mình may mắn. Có bao giờ họ nghĩ rằng trong những may mắn của họ có một phần đến từ những người sẵn sàng hứng chịu cái phần rủi ro.

Loài virus quỷ quyệt ấy vẫn không lấy đi được những tình cảm gắn bó và tương trợ giữa những con người đang phải vật lộn, chống trả với chúng.

Hơn lúc nào hết, tôi cảm thấy bình thản khi đương đầu với những thử thách của cuộc sống. Liệu có phải những chiếc khẩu trang tôi nhận được nơi Bryan đã làm dịu bớt những căng thẳng và âu lo, tôi không biết chắc, nhưng tôi tin rằng đi bên tôi vẫn không thiếu những người bạn đồng hành.

Vẫn không thiếu những anh chàng Bryan như thế trong cuộc sống quanh ta.

Độc giả có thể đọc bài gốc tại đây.

Video xem thêm: Thư ‘Cô Vi’ gửi Tập Cận Bình
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/lang-dong-dem-ve-so-801-thu-co-vi-gui-tap-can-binh_797c2986b.html"]

Giám đốc kỹ thuật gốc Việt của Uber từ chức

Giám đốc kỹ thuật gốc Việt của Uber từ chức https://ift.tt/2WbaQGz

Vào hôm 28/4, hãng xe Uber cho biết, ông Thuận Phạm, giám đốc kỹ thuật của Uber đã từ chức và sẽ chính thức ngưng chức vụ này vào ngày 16/5.

Theo Reuters, ông Thuận gia nhập Uber vào năm 2013 và là một trong những giám đốc điều hành cao cấp nhất của công ty chuyên đưa đón khách này. Ông từ chức giữa lúc Uber đang chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch viêm phổi Vũ Hán, vì khắp nơi đều ra lệnh ở nhà, khiến nhu cầu gọi xe Uber giảm mạnh.

Theo công ty truyền thông kỹ thuật số The Information, Uber cũng đang thảo luận kế hoạch cắt giảm khoảng 20% nhân viên vì đại dịch này. Nếu kế hoạch này trở thành hiện thực, sẽ có hơn 5.400 trong số 27.000 nhân viên của Uber bị mất việc.

Kế hoạch cắt giảm nhân viên vẫn chưa có quyết định cuối cùng, nhưng có thể sẽ được công bố theo từng giai đoạn trong những tuần sắp tới, The Information cho hay.

Cũng theo kế hoạch giảm nhân sự, nhóm kỹ sư 3.800 người của Uber có thể sẽ bị cắt bớt gần 800 người trong những tuần tới, theo The Information.

“Công ty chúng tôi đang cân nhắc mọi kế hoạch khả thi để bảo đảm chúng tôi vượt qua cuộc khủng hoảng này trong tư thế mạnh mẽ hơn bao giờ hết”, phát ngôn viên của Uber cho biết.

Ông Thuận, sinh ra ở Việt Nam và đến Mỹ năm 1979 lúc 12 tuổi. Ông tốt nghiệp trung học Richard Montgomery ở Rockville thuộc tiểu bang Maryland vào năm 1986. Sau đó ông tốt nghiệp cử nhân và cao học khoa học điện toán đại học MIT lần lượt vào năm 1990 và 1991.

Sau khi làm việc cho nhiều công ty tin học và điện toán ở vùng Thung lũng Silicon thuộc tiểu bang California, ông về làm giám đốc kỹ thuật cho Uber từ năm 2013.

Bé trai 7 tuổi tử vong nghi bị chó dại cắn 2 tháng trước

Bé trai 7 tuổi tử vong nghi bị chó dại cắn 2 tháng trước https://ift.tt/2yddCmz

Được đưa đến bệnh viện nhưng các bác sĩ xác định bé trai bị nhiễm virus dại, không còn khả năng cứu chữa. Nhiều người dân ở xã Mã Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) đã lo lắng đưa con đi tiêm phòng dại.

Ngày 28/4, Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An tiếp nhận bé trai 7 tuổi ở xã Mã Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An có triệu chứng bị nhiễm virus dại.

"Lúc cháu được đưa đến bệnh viện thì đã quá muộn, vô phương cứu chữa", bác sĩ Tăng Xuân Hải, Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi nghệ An, nói. Sau đó, bé trai đã tử vong.

Ngày 29/4, theo thông tin từ ông Bùi Trọng Long, Bí thư xã Mã Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) chia sẻ trên báo Người Lao Động, cho biết bé trai tử vong tên là H.D.Đ. (7 tuổi).

Thời gian gần đây, bé trai này bỗng sốt cao, nôn mửa, nói sảng, không chịu ăn, ngủ. Gia đình sau đó đã đưa cháu đến Bệnh viện huyện Yên Thành điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ không tìm ra bệnh nên gia đình đưa bé Đ. về. Ngày 28/4, bé Đ. được gia đình đưa vào Bệnh viện Sản nhi Nghệ An nhưng do bệnh quá nặng nên không thể điều trị.

Theo ông Long, cách đây khoảng 2 tháng, cháu Đ. đến nhà một người ở cùng xóm chơi và đùa nghịch với một con chó chủ nhà mới mua về và bị con chó này cắn. Do chủ quan, bố mẹ cháu Đ. không đưa con đi tiêm phòng.

Về thông tin gia đình cháu Đ cho cháu uống thuốc lá, báo Đất Việt phỏng vấn một vị cán bộ xã cho biết, sau khi Bệnh viện Sản nhi Nghệ An xác định bệnh của cháu đã quá nặng, không thể điều trị nên gia đình đã đưa cháu về nhà. Gia đình xác định "còn nước, còn tát" nên mới tìm đến thuốc lá cho cháu uống, hoàn toàn không có chuyện gia đình cho cháu uống thuốc lá từ trước khi đưa cháu đến bệnh viện.

Được biết, sau khi cháu Đ tử vong vì bệnh dại, nhiều gia đình có con nhỏ ở cùng xóm rất hoang mang vì một số cháu cũng đùa nghịch với con chó này khi nó chạy rông ngoài đường và cũng bị cắn nhẹ, liếm vào tay. Còn con chó con đó thì cứ đi đi về về, từ lúc cắn cháu bé đến lúc mất tích, nó phải đi về 2-3 lần.

Bức họa chấn động trong Kinh Thánh: Đâu là kết cục cuối cùng của sinh mệnh?

Bức họa chấn động trong Kinh Thánh: Đâu là kết cục cuối cùng của sinh mệnh? https://ift.tt/2YguwLI

Dù là Kitô giáo, Thiên Chúa giáo ở phương Tây hay Phật giáo và Đạo giáo ở phương Đông, tất cả chính giáo đều khuyên bảo con người tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức. 

Hơn 2000 năm trước, tại vùng đất mà ngày nay là Thánh địa Jerusalem, đế quốc Babylon đã phát triển vô cùng huy hoàng, rực rỡ. Khi ngai vàng được truyền tới vua Nabonidus, Babylon đã thôn tính nước láng giềng Do Thái, cướp phá thủ đô của đất nước này và sáp nhập với các tiểu quốc như Moab, Ammon và Edom. Nabonidus trở về Babylon với vô số vàng bạc, trang sức và hàng chục nô lệ, sống một cuộc sống xa hoa sung túc. Mỗi đồ vật trong cung đều được khảm châu báu, cuộc sống vương giả ấy khiến Nabonidus bắt đầu nghĩ mình là Thượng Đế. 

Một ngày nọ, Chúa Trời báo mộng và cảnh báo Nabonidus hãy chấm dứt niềm tin tội lỗi này, nếu vẫn không thay đổi thì sự trừng phạt của Thượng Đế sẽ giáng xuống. Tuy nhiên, Nabonidus không để ý tới, vẫn sống trong xa xỉ và phóng túng dục vọng. 

Ngày nọ, Nabonidus bước đi trên sân thượng của cung điện hoàng gia và tràn đầy niềm kiêu hãnh khi chiêm ngưỡng vương quốc của mình. Bất chợt một sức mạnh siêu nhiên khiến ông nổi điên và tháo chạy khỏi cung điện, sống ẩn cư trong núi sâu bảy năm. Dù sau đó Nabonidus đã trở lại sinh hoạt bình thường, nhưng con cháu sau này vẫn không nghe lời cảnh báo của ông. Sau khi kế vị vua cha, Belshazzar vẫn ăn chơi đàng điếm, hưởng lạc thỏa thích, phóng túng dục vọng. 

Bữa tiệc xa hoa của Belshazzar - tranh vẽ của họa sĩ John Martin (Ảnh: Wikipedia)

Thượng Đế lại đưa ra lời cảnh tỉnh với dòng chữ viết trên tường: "Vận số của ngươi tới đây là tận, vương quốc của ngươi sẽ quay về cho người Medes và người Ba Tư". Đêm đó, Belshazzar bị giết và Darius I đã công phá vương quốc Babylon. Darius I, còn gọi là Darius đại đế, vốn là người Medes, là vị vua thứ ba của đế quốc Achaemenes Ba Tư. Dưới triều đại của ông, đế quốc Ba Tư có lãnh thổ rộng lớn nhất, bao phủ phần lớn Tây Á, vùng Kavkaz, một phần của khu vực Balkan, và hầu hết các khu vực ven bờ biển Hắc Hải. 

Vào thế kỷ 17, họa sĩ Rembrandt, người đại diện cho nghệ thuật Baroque đến từ Hà Lan đã trở nên nổi tiếng nhờ vẽ những câu chuyện trong Thánh Kinh.  

Ông miêu tả một cảnh tượng vô cùng chấn động trong Sách Daniel: Khi người hầu của Belshazzar đang mang những đồ dùng bằng vàng và bạc vốn để dâng thờ Chúa ra rót rượu, không đợi ông ta tận hưởng hết chén rượu, trên tường xuất hiện một bàn tay và dòng chữ bí ẩn khiến Belshazzar mặt biến sắc run sợ. 

Bức "Belshazzar's Feast" của họa sĩ Rembrandt (Ảnh: Wikipedia)

Ngụ ý mà bức họa muốn nhắn nhủ tới hậu thế là: Niềm vui ăn chơi và mặc sức hưởng thụ chỉ như gió thoảng, đằng sau cuộc sống phồn hoa đó sẽ là sự phán xét của Thần, ấy mới là kết cục cuối cùng của sinh mệnh. Vào thời khắc quyết định, biểu hiện đạo đức của nhân loại sẽ trở thành tiêu chuẩn phán xét: Người thiện lương, khiêm tốn, tự ước thúc đạo đức và kỷ luật sẽ được phúc báo. Người ngang ngược, kiêu ngạo, phóng túng, tà dâm sẽ nhận phải kết cục thảm hại. 

***

Thomas Jefferson từng nói: Thượng Đế đại diện cho quy tắc đạo đức tinh tế và tốt đẹp nhất mà nhân loại có thể có.

Dù là Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa giáo ở phương Tây, hay Phật giáo và Đạo giáo ở phương Đông, các chính giáo đều khuyên nhủ con người hãy tuân theo tiêu chuẩn đạo đức truyền thống. Trước khi khoa học kỹ thuật đóng vai trò chủ đạo, nhân loại luôn tín ngưỡng vào Thần, tin rằng những chuẩn tắc đạo đức là Thần lưu lại cho con người. Vì vậy, toàn bộ xã hội khi đó đều hướng thiện, tu tâm, tích đức, coi đạo đức là thước đo thiện ác. Trong bầu không khí như vậy, các tác phẩm nghệ thuật cũng có sứ mệnh khơi dậy mặt tốt đẹp và thiện lương của con người. Những tác phẩm mỹ hảo này tỏa ra ánh quang huy rực rỡ, có tác động tích cực đến giá trị thẩm mỹ và đạo đức nhân loại. 

Trên thực tế, nghệ thuật và tín ngưỡng có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời. Trước khi tôn giáo ra đời, tín ngưỡng vào Thần đã cắm rễ trong sâu thẳm tận cùng của sinh mệnh. Nhân loại vì có tín ngưỡng mà kính sợ, vì kính sợ mà tin theo lời dạy bảo của Thần Phật, từ đó đắc được phúc báo và quang vinh. Những tác phẩm mang sứ mệnh thiêng liêng như thế cũng toát ra sức mạnh thuần khiết và tươi sáng, có thể lay động trái tim của tất cả mọi người. 

Theo Secretchina
Kiên Định biên dịch

Video: Trong dịch bệnh đi tìm phương cách, nhiều người muốn hiểu hơn về Pháp Luân Công?

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/trong-dich-benh-di-tim-phuong-cach-nhieu-nguoi-muon-hieu-hon-ve-phap-luan-cong_3ef3db99f.html"]

Có thể bạn quan tâm:

Tìm được nhân chứng và đoạn camera ghi hình TS Bùi Quang Tín trước khi tử vong

Tìm được nhân chứng và đoạn camera ghi hình TS Bùi Quang Tín trước khi tử vong https://ift.tt/2VPOn2X

Ngày 29/4, công an đã trích xuất đoạn camera có ghi lại hình ảnh tiến sĩ Bùi Quang Tín trước khi rơi xuống tầng trệt tử vong.

Báo Nhịp sống việt thông tin, liên quan tới vụ "Tiến sĩ Bùi Quang Tín (44 tuổi, giảng viên Trường ĐH Ngân hàng TP. HCM) rơi từ tầng cao chung cư New Sài Gòn tử vong" như đã thông tin, chiều 29/4, nguồn tin của phóng viên cho hay, Công an TP. HCM đã tìm thấy 1 đoạn camera ghi hình ông Tín trước lúc rơi xuống dưới tầng trệt của chung cư New Sài Gòn ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè tử vong.

Bên cạnh đó, công an cũng đã làm việc với 1 nhân chứng được cho là đã thấy ông Tín trước khi rơi xuống dưới tử vong.

(Ảnh cắt từ video).

Trước đó, chiều 28/4, phía Công an TP. HCM, Viện KSND TP. HCM cùng Công an huyện Nhà Bè đã có mặt tại chung cư New Sài Gòn ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP. HCM. Buổi thực nghiệm còn có sự tham dự chứng kiến của bà Nguyễn Thanh Bích (SN 1975, vợ tiến sĩ Bùi Quang Tín) và luật sư Nguyễn Văn Quynh (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) là người đại diện cho gia đình Tiến sĩ Bùi Quang Tín. Bên cạnh đó, Công an cũng mời ông Trần Việt Dũng (Viện trưởng Viện đào tạo Quốc tế - Trường Đại học Ngân Hàng TP. HCM, là chủ căn hộ của chung cư này) và 7 đồng nghiệp khác là các cán bộ công tác tại Trường Đại học Ngân Hàng đến ăn trưa tại căn hộ ông Dũng tham gia buổi thực nghiệm điều tra.

Buổi thực nghiệm kéo dài từ chiều 28/4 tới khuya cùng ngày, phía điều tra viên đã "nhập vai" đóng thế Tiến sĩ Bùi Quang Tín để thực nghiệm lại từng hành động, diễn biến tình tiết vụ việc nhằm phục vụ cho quá trình điều tra.

Sau khi kết thúc buổi thực nghiệm, phía công an đã yêu cầu những người tham gia ký tên, lăn tay trong buổi tối cùng ngày. Như vậy, hơn 20 ngày xảy ra vụ việc thì phía Công an TP. HCM vẫn đang tiếp tục điều tra và chưa có quyết định khởi tố vụ án.

Một cảnh thực nghiệm hiện trường ngày 28/4 (ảnh cắt từ video).

Như Tuổi Trẻ đưa tin trước đó, lúc 12h30 ngày 5/4, tại căn hộ D14.11 chung cư New Sài Gòn (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) của ông Dũng có tổ chức tiệc cùng 8 người đang làm việc tại Trường ĐH Ngân hàng, trong đó có ông Tín.

Đến 17h30 cùng ngày, một bảo vệ đang trực tại tầng trệt block D2 chung cư New Sài Gòn nghe một tiếng động lớn. Bảo vệ này đi đến khu vực giếng trời kiểm tra, phát hiện một người đàn ông nằm bất động do rơi từ trên cao xuống và trình báo công an.

Ảnh chụp màn hình báo Nhịp sống việt.

Ngày 8/4, bà Nguyễn Thanh Bích (vợ tiến sĩ Tín) có đơn gửi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. HCM và Viện KSND cùng cấp, yêu cầu khởi tố vụ án hình sự liên quan đến cái chết bất ngờ của chồng bà.

Tại đơn yêu cầu, bà Bích dẫn một số mâu thuẫn trong lời khai các bên liên quan, các nghi vấn từ việc chứng kiến khám nghiệm tử thi… và cho rằng việc ông Tín rơi từ tầng 14 của căn hộ chung cư là do có người khác hãm hại.

Quận Cam của Mỹ bổ nhiệm một bác sĩ gốc Việt làm giám đốc Sở Y tế

Quận Cam của Mỹ bổ nhiệm một bác sĩ gốc Việt làm giám đốc Sở Y tế https://ift.tt/3aOJ2gv

Vào ngày 27/4, chính quyền Quận Cam cho biết bác sĩ Clayton Châu, bác sĩ gốc Việt sẽ là giám đốc Sở Y tế Quận Cam (HCA) bắt đầu từ ngày 4/5.

“Chính quyền Quận Cam và tôi rất hân hoan chào đón bác sĩ Châu gia nhập HCA”, ông Frank Kim, tổng quản trị Quận Cam cho biết, theo thông cáo báo chí ngày 27/4.

Ông Kim nói: “Bác sĩ Châu đem đến một kho tàng kinh nghiệm cho HCA, đặc biệt trong lãnh vực sức khỏe tâm thần. Tôi mong cùng được làm việc với bác sĩ để giải quyết những vấn đề y tế trọng yếu tại Quận Cam”.

Theo thông cáo báo chí, bác Sĩ Clayton Châu tốt nghiệp y khoa tại Đại học Michigan năm 1994 và nhận bằng Tiến sĩ tâm lý tại Đại học Chelsea năm 2004.

Ông Clayton Châu là một vị bác sĩ quen thuộc trong cộng đồng người Việt trong hai thập niên, là một chuyên gia về bệnh thần kinh và bệnh tâm thần, từng đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong lãnh vực y khoa tại Quận Cam. Ông cũng có chương trình hướng dẫn cộng đồng trên đài truyền hình Việt ngữ.

Trong khoảng thời gian từ 1999 đến 2012, ông Clayton Châu là thành viên của ban cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh tâm lý của cơ quan HCA. Ông từng giữ chức giám đốc y khoa cao cấp cho L.A. Care Health Plan, tổ chức y tế phi lợi nhuận lớn nhất nước Mỹ, chuyên trách nhiều lãnh vực như bệnh tâm thần, chăm sóc bệnh nhân, thẩm định điều trị, và phòng ngừa dịch bệnh. Ngoài ra, Bác Sĩ Châu còn giữ vai trò giáo sư thỉnh giảng ở đại học UCLA và UCI.

Con rể ông Trump: Tổng thống sẽ buộc những kẻ gây ra đại dịch phải chịu trách nhiệm

Con rể ông Trump: Tổng thống sẽ buộc những kẻ gây ra đại dịch phải chịu trách nhiệm https://ift.tt/35jFd1v

Ông Jared Kushner, Cố vấn cấp cao của Nhà Trắng và cũng là con rể của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nói với chương trình Fox & Friends hôm thứ Tư (29/4) rằng Tổng thống "sẽ đưa ra bất kỳ hành động cần thiết nào" để trừng phạt những người chịu trách nhiệm gây ra sự bùng phát của dịch viêm phổi Vũ Hán (Covid-19).

Theo Newsweek, người dẫn chương trình Brian Kilmeade đề cập đến cuộc điều tra độc lập của chính phủ Úc về nguồn gốc của virus và việc tờ báo Bilds của Đức yêu cầu Trung Quốc bồi thường 160 tỷ đô la cho các tổn thất liên quan đến Covid-19.

Ông Kilmeade hỏi ông Kushner: "Anh có tin rằng Trung Quốc nợ chúng ta một tấm séc, và chúng ta sẽ sớm gửi cho họ một hóa đơn đòi nợ?"

Ông Kushner nói rằng Tổng thống Trump đang theo dõi cách ứng phó của Trung Quốc đối với đại dịch COVID-19. "Ông ấy đã yêu cầu nhân viên xem xét rất kỹ lưỡng điều gì đã xảy ra, sao nó lại lan tới đây và chắc chắn ông ấy sẽ đưa ra bất kỳ hành động cần thiết nào để đảm bảo rằng những kẻ gây vấn đề phải chịu trách nhiệm", ông Kusher cho biết.

Con rể ông Trump xác nhận câu hỏi của người dẫn chương trình: "Vì vậy, câu trả lời là có".

Trước đó, Tổng thống Trump đã nói rằng Hoa Kỳ sẽ yêu cầu bồi thường "đáng kể" từ Bắc Kinh vì cách xử lý sai lầm của chính quyền Trung Quốc đối với virus corona ở Vũ Hán, dẫn đến sự bùng phát của dịch bệnh trên toàn thế giới.

Đầu tháng 4, Tổng thống Trump đã đình chỉ tài trợ của Mỹ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và chuyển nguồn tiền này cho các cơ quan có những hoạt động cứu trợ y tế khác. Ông Trump chỉ trích WHO là yếu kém trong việc ứng phó với Covid-19, và "lấy Trung Quốc làm trung tâm" trong khi nhận tài trợ chủ yếu từ Hoa Kỳ.

Cũng trong cuộc phỏng vấn với Fox & Friends, ông Kushner cho biết ông tin rằng Hoa Kỳ đã tiến hành đủ các xét nghiệm cần thiết để mở cửa trở lại các hoạt động của đất nước.

Bloomberg đưa tin, chính quyền Trump đang cố gắng cắt giảm đáng kể thời gian chế tạo vắc-xin cho virus corona, với mục tiêu tạo ra đủ liều cho hầu hết người Mỹ vào cuối năm nay.

COVID-19 sáng 30/4: Không có ca nhiễm mới, 11 ca tái dương tính

COVID-19 sáng 30/4: Không có ca nhiễm mới, 11 ca tái dương tính https://ift.tt/3aVyPiw

6h sáng 30/4, ngoài 2 ca tái dương tính Bộ Y tế không ghi nhận ca dương tính nCoV mới, đánh dấu sáu ngày không thêm ca nhiễm mới và 14 ngày không ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Theo VnExpress, hôm qua (29/4), thêm 2 người tái dương tính nCoV (đã khỏi bệnh nay dương tính lại), nâng số ca dương tính trở lại lên 11. Tổng số ca nhiễm 270, trong đó 219 người khỏi bệnh, 51 bệnh nhân đang điều trị.

Các bệnh nhân tái dương tính gồm 188, 137, 74, 130 và 50 ở Hà Nội; 52 và 149 ở Quảng Ninh; 36 ở Bình Thuận; 207, 224 và 151 ở TP HCM. Bộ Y tế cho biết có 5 người tái dương tính kết quả nuôi cấy virus cho thấy là "xác nCoV", không có khả năng lây nhiễm.

Tuổi Trẻ đưa tin, trong 52 người bệnh đang điều trị, có 14 người có từ 1-2 xét nghiệm âm tính, 11 người là bệnh nhân tái dương tính, được cách ly, điều trị như bệnh nhân mới.

Bộ Y tế cho biết Việt Nam đang ở vị trí 126/212 quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch COVID-19. Thứ hạng này liên tục thay đổi do số ca mắc trên thế giới vẫn tăng, thời điểm tháng 3 Việt Nam ở vị trí 77.

Theo cập nhật của trang Worldometers lúc 6h sáng 30/4 (giờ Việt Nam), trên toàn cầu đã có tổng cộng 3.208.489 ca nhiễm và 227.549 ca tử vong do COVID-19. Trong khi đó, tổng số ca hồi phục đã lên tới 997.178.

Trong đó, Mỹ - quốc gia đứng đầu thế giới về số ca nhiễm (1.057.503) và số ca tử vong (61.349) - cũng là nước có số ca hồi phục nhiều nhất với 145.389.

Kế đến là Tây Ban Nha với 132.929 ca hồi phục và Đức với 120.400 ca hồi phục.

Bí mật lớn được che giấu tại Harvard

Bí mật lớn được che giấu tại Harvard https://ift.tt/3aO4uCq

Mỗi lần đến Boston, Vương Bân đều đến thăm trường đại học Harvard. Trong khuôn viên của trường anh không thấy các cặp đôi yêu đương trò chuyện. Hầu hết các sinh viên nếu không túm 5 tụm 3 để thảo luận bài vở thì cũng đứng riêng lẻ chăm chú đọc tài liệu trên thiết bị điện tử. Hơn nữa, rất nhiều sinh viên còn ngồi dưới tán cây đọc sách.

Điều khiến Vương Bân ấn tượng nhất chính là số lượng thư viện khá lớn của trường. Theo thống kê thì trường Đại học kinh doanh Harvard có tới hơn 100 thư viện. Phương châm của thư viện là: "Nếu bạn muốn có thêm kiến ​​thức mới, hãy tới đây đọc sách, nếu bạn chọn sự tầm thường, hãy đi ngủ!"

Có người đề nghị Vương Bân dậy sớm để đến xem ngắm thư viện của trường lúc 4h30' sáng.

Tại thời điểm này, bầu trời Boston vẫn còn nhá nhem tối, tuy nhiên, các thư viện đều được bật đèn sáng trưng. Rất nhiều sinh viên đã đến và lặng yên ngồi đọc sách học tập. Các thư viện đều được thắp sáng mỗi ngày như vậy.

Hôm đó, lúc mặt trời ló rạng, Vương Bân đã gặp sinh viên đến từ Thiên Tân tới Harvard làm luận án tiến sĩ. Vương Bân cũng đến từ Thiên Tân, thế nên hai người có cùng tiếng nói chung. Họ cùng nhau chạy bộ trong sân trường từ 4h30' sáng và nói về những điều đặc biệt tại ngôi trường này. Tuy nhiên, sau khi nghe Vương Bân kể về cảm thụ khi đến thăm Harvard, bạn của anh lại không tán thành. Bạn của Vương Bân nói, chăm chỉ và siêng năng là đặc điểm của sinh viên Harvard, nhưng đọc sách từ 4h30' sáng chỉ là thiểu số.

Nếu như nói tinh thần học tập ở Harvard được thể hiện bằng hành động bắt đầu từ 4h30' thì rất dễ bị người chê cười. Bởi vì, so với việc chăm chỉ thì năng lực học tập còn quan trọng hơn. Năng lực học tập nằm ở động lực, thái độ học hỏi và hiệu quả học cùng khả năng sáng tạo. Bạn của Vương Bân nói rằng, khi bước vào Harvard học tập là bạn chọn Harvard chứ không phải Harvard chọn bạn.

Ngày đầu tiên đến Harvard, thầy giáo đã nói với anh ấy về các quy tắc học tập: Kỷ luật tự giác, kỷ luật tự giác, kỷ luật tự giác! (Ảnh: Harvard.edu)

Mặc dù người bạn này trẻ tuổi hơn Vương Bân rất nhiều nhưng lời anh nói ra không khỏi khiến Vương Bân chấn động.

Anh nói rằng, ngày đầu tiên đến Harvard, thầy giáo đã nói với anh ấy về các quy tắc học tập: Kỷ luật tự giác, kỷ luật tự giác, kỷ luật tự giác! Cụ thể chính là mỗi sinh viên phải tự mình đặt định thời gian và kế hoạch học tập, làm thật tốt trong thời gian ngắn nhất. Muốn thành công trên con đường sự nghiệp thì cần sắp đặt thời gian mỗi ngày để học tập và tuân thủ nghiêm ngặt kế hoạch đã đặt ra.

Sau đó, người bạn này đã cho Vương Bân xem lịch trình trong ngày của anh. Thức dậy từ lúc 6 giờ sáng và đi ngủ lúc 10 giờ tối. Trong khoảng thời gian này còn được lên lịch tỉ mỉ như lúc nào ăn, lúc nào học, lúc nào lên thư viện, thời gian làm bài tập về nhà, lúc nào dành để nghe khóa học hạnh phúc, tập thể dục vào lúc nào. Trước khi ngủ còn cần kiểm tra kế hoạch làm việc trong ngày. Mỗi việc đều giống như một bánh răng tự động vận hành rất chặt chẽ.

Vương Bân nhìn thấy thì vô cùng kinh ngạc hỏi: "Kế hoạch chặt chẽ như vậy, phải chăng cuộc sống quá áp lực và quá khổ rồi?" Bạn anh trả lời: "Đời người có kế hoạch, lịch trình, mỗi ngày đều có sắp đặt. Phải thực hiện một cách cẩn thận và chấp hành nghiêm ngặt vì mục tiêu cả đời. Bằng cách này, mọi thứ sẽ hình thành một dòng chảy cuộc sống suôn sẻ. Sau khi thành công chúng ta mới cảm thụ được niềm vui. Do vậy, thực hiện các việc theo kế hoạch hằng ngày không phải là cực hình mà là một quá trình rất thú vị."

"Xin lỗi, đã đến giờ phải thực hiện việc tiếp theo rồi!" Người bạn nhìn vào đồng hồ rồi nói lời tạm biệt với Vương Bân.

Không có bánh ngọt từ trời rơi xuống, muốn thành công đều cần phải sống có kỷ luật và tự giác. Đây là một loại trận tự và quy tắc.

Harvard không có bí mật. Nó trở nên nổi tiếng là nhờ vào kỷ luật tự giác và chấp hành nghiêm các quy tắc.

Theo Apalo
San San biên dịch

Video xem thêm: Thư ‘Cô Vi’ gửi Tập Cận Bình
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/lang-dong-dem-ve-so-801-thu-co-vi-gui-tap-can-binh_797c2986b.html"]

Xe khách liên tỉnh được hoạt động bình thường

Xe khách liên tỉnh được hoạt động bình thường https://ift.tt/2SkzmnI

Tối 29/4, Bộ Giao thông vận tải có văn bản cho phép toàn bộ các đơn vị kinh doanh vận tải cố định liên tỉnh được hoạt động như trước với điều kiện hành khách ngồi phải cách nhau một ghế hoặc đảm bảo cách nhau 1 m.

Báo VnExpress thông tin, Bộ Giao thông Vận tải thông báo như trên, ngày 29/4. Với các tỉnh trong nhóm nguy cơ và nguy cơ thấp về dịch bệnh, Bộ cho phép các doanh nghiệp vận tải được hoạt động 100% số xe đã đăng ký tại các bến thời điểm trước dịch. Cách đây một ngày, Bộ Giao thông Vận tải chỉ cho phép 50% số xe hoạt động.

Các nhà xe được yêu cầu sắp xếp hành khách ngồi cách nhau một ghế hoặc cách một mét. Các xe gường nằm chỉ được chở tối đa 30 hành khách, kể cả lái phụ xe.

Theo báo Tiền Phong, Bộ GTVT cho tăng chuyến bay, tàu hỏa, áp dụng từ 0h ngày 29/4.

Với đường bay Hà Nội – TP. HCM, tới ngày 30/4 tăng tần suất khai thác từ 20 lên 28 chuyến khứ hồi/ngày; giai đoạn tiếp theo tăng lên 36 chuyến khứ hồi/ngày và từ ngày 16/5 được tăng lên 52 chuyển khứ hồi/ngày.

Ảnh chụp màn hình báo Tiền Phong.

Đường bay Hà Nội/TP. HCM - Đà Nẵng từ nay tới ngày 30/4 được khai thác 8 chuyến khứ hồi/ngày/đường bay; giai đoạn tiếp theo tăng lên 12 chuyến, và từ ngày 16/5 sẽ tăng lên 20 chuyến khứ hồi/ngày/đường bay.

Các đường bay còn lại giữa địa phương với nhau không giới hạn tần suất, các hãng được khai thác theo nhu cầu của mình.

Với đường sắt, từ 0h ngày 29/4 đến hết ngày 3/5: tuyến Hà Nội - TP. HCM được tăng tần suất lên 5 đôi tàu/ngày. Các tuyến tàu địa phương được khai thác từ 1 – 4 đôi tàu/ngày tuỳ theo từng chặng.

Từ 0h ngày 4/5, một số tuyến địa phương được tăng tần suất khai thác thêm 1-2 đôi tàu/ngày.

Trường hợp các địa phương có nhu cầu điều chỉnh vận tải khách cho phù hợp thực tế phải báo cáo Bộ GTVT xem xét quyết định.

Bộ GTVT cũng yêu cầu các doanh nghiệp vận tải thực hiện nghiêm quy định về phòng chống dịch COVID-19, như đo thân nhiệt hành khách, khai bao y tế, bố trí khách ngồi cách nhau 1 ghề trống.

Như vậy, với lộ trình khai thác trở lại hoạt động vận tải hành khách như trên, hoạt động vận tải hành khách nội địa sẽ gần như được khôi phục lại gần bằng thời điểm chưa có dịch COVID-19.

Nước Thục có Gia Cát Lượng, nhà Lý có Tô Hiến Thành

Nước Thục có Gia Cát Lượng, nhà Lý có Tô Hiến Thành https://ift.tt/2VLO218

Năm 223, Hán Chiêu Liệt Đế Lưu Bị qua đời ở cung Vĩnh An, trước lúc lâm chung đã gửi gắm thái tử Lưu Thiện cho Thừa tướng Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi", danh thơm muôn thuở. Ngót 1000 năm sau, ở dải sông núi phương Nam xuất hiện một vị đại công thần, cũng nhận lời thác cô của tiên đế mà hết lòng phò ấu chúa, gương trung nghĩa tiết liệt còn sáng mãi muôn đời.

Đó chính là Thái phó Tô Hiến Thành.

“Dẹp loạn phò chúa yếu"

Tô Hiến Thành (1102-1179) là quan đại thần phụ chính nhà Lý, phụng sự hai triều vua Lý Anh Tông và Lý Cao Tông. Nếu như khi xưa Gia Cát Lượng phò tá Lưu Bị vốn chỉ đang trấn giữ một thành Tân Dã nhỏ bé trong bối cảnh chiến tranh loạn lạc liên miên, rồi lại phò tá Lưu Thiện bấy giờ còn nhỏ tuổi, Nam bình Mạnh Hoạch, Bắc phạt Tào Ngụy, thì thời vua Anh Tông và Cao Tông mà Tô Hiến Thành phụng sự cũng nhiều tao loạn, rối ren như thế. Hai vua nhà Lý lại kém sáng suốt, chính sự chẳng rõ ràng, “giặc cướp nổi lên, giềng mối rối loạn, không thể nói xiết" (1).

Tô Hiến Thành đã tham gia và chỉ huy trấn dẹp các cuộc nổi loạn trong nước và đẩy lui các cuộc xâm lấn của Chiêm Thành. Năm 1140, Thân Lợi tự xưng là con của vua Lý Nhân Tông, rồi nổi loạn chống lại vua Lý Anh Tông, đánh chiếm các vùng từ biên giới phía Bắc đến tận Thái Nguyên. Triều đình hai lần cử quân tiến đánh nhưng đều thất bại. Tháng 5/1141, Thân Lợi chuẩn bị cho quân tiến đánh Thăng Long, triều đình cử Thái úy Đỗ Anh Vũ đi đánh, Thân Lợi trốn sang châu Lạng, bị Thái phó Tô Hiến Thành bắt được và giao cho Đỗ Anh Vũ đóng cũi giải về kinh sư. 

Thân Lợi cùng 20 thân tín bị xử chém, 400 đồng đảng bị xử lưu đày. Cuối năm 1142, Tô Hiến Thành viện dẫn những việc nhân đức của các đời vua trước, mong vua Lý Anh Tông tha tội cho 400 người bị lưu đày, tạo phúc cho dân chúng. Vua nghe theo. Việc làm này khiến ta liên tưởng tới chuyện Thừa tướng Gia Cát Lượng “bảy lần bắt, bảy lần thả" Mạnh Hoạch khi xưa, thu phục lòng người.

Tháng 5 năm Đại Định thứ 20 (1159) người Ngưu Hống và Ai Lao làm phản, Tô Hiến Thành lại nhận lệnh đi trấn dẹp, bắt được nhiều người, trâu bò ngựa và vàng bạc châu báu. 

“Ân cần việc thác cô"

Thái tử Long Xưởng hư hỏng nên bị vua Lý Anh Tông phế truất, con thứ là Long Trát được phong làm thái tử. Đại Việt sử ký toàn thư có chép:

Mùa hạ, tháng tư, vua không khỏe, cố gượng sai Tô Hiến Thành ẵm thái tử mà quyền nhiếp chính sự.

Mùa thu, tháng 7, ngày Ất Tỵ, vua băng ở điện Thuỵ Quang. Trước đó, khi vua ốm nặng, hoàng hậu lại xin lập Long Xưởng, vua nói: "Làm con bất hiếu còn trị dân sao được". Di chiếu cho Tô Hiến Thành giúp rập thái tử, công việc quốc gia nhất nhất tuân theo phép cũ. Bấy giờ thái hậu muốn làm việc phế lập, sợ Hiến Thành không nghe, mới đem vàng bạc đút cho vợ là Nữ thị. Hiến Thành nói: "Ta là đại thần nhận mệnh tiên đế dặn lại giúp rập vua bé, nay lấy của đút mà làm việc phế lập thì còn mặt mũi nào trông thấy Tiên đế ở suối vàng?". Thái hậu lại gọi Hiến Thành đến dỗ dành trăm cách. Hiến Thành trả lời: "Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần nghĩa sĩ đâu có vui làm, huống chi lời của Tiên đế còn ở bên tai, điện hạ lại không nghe việc của Y Doãn, Hoắc Quang hay sao? Thần không dám vâng chiếu". Việc bèn thôi.

Lòng chính trực, trung nghĩa của Thái phó Tô Hiến Thành thật chẳng thẹn với Gia Cát Võ hầu khi xưa! 

Thế nhưng Chiêu Linh thái hậu chưa từ bỏ ý định của mình. Hết quốc tang. Chiêu Linh hoàng thái hậu ban yến cho các quan ở biệt điện, bảo rằng: "Hiện nay Tiên đế đã chầu trời, vua nối còn thơ ấu, nước Chiêm Thành thất lễ, người phương Bắc cướp biên. Các khanh chịu ơn nặng của triều đình, nên lo việc của nước nhà. Kế sách ngày nay không gì bằng lập lại thái tử, để vận nước được lâu, lòng dân được yên". Các quan đều chắp tay cúi đầu nói: ‘Thái phó nhận mệnh lệnh rõ ràng của thiên tử. Bệ hạ cũng đã nhiều lần dỗ bảo rồi, bọn thần không dám trái lệnh’ (Trích Đại Việt sử ký toàn thư). 

Tô Hiến Thành phụ chính hết lòng, sử sách còn ghi, vua Lý Cao Tông lên ngôi từ tháng Bảy năm Ất Mùi (1175) đến tháng Giêng năm Bính Thân (1176) mới đổi niên hiệu vua, đại xá cho thiên hạ. Đó “là vì có Tô Hiến Thành phụ chính, biết trở lại lễ cổ” (2).       

“Tài cao hơn Quản, Nhạc/ Mẹo giỏi quá Tôn, Ngô”

Dù không thành công trong mục tiêu cuối cùng là thống nhất Trung Nguyên, khôi phục nhà Hán, nhưng sau hai nghìn năm, người dân Tứ Xuyên vẫn còn nhắc đến những thành tích trị quốc ở đất Thục của Gia Cát Lượng. Nếu như sử gia Trần Thọ từng nhận định về tài trị nước của Khổng Minh: “Khắp trong lãnh thổ đều kính trạng mà nể sợ, hình phạt tuy nghiêm khắc song dân gian không oán thán, lấy chánh tâm công bằng mà khuyên thiện trừ ác vậy; thực là người hiền tài đại độ trong điều hành chánh sự, có thể nói ví như Quản Trọng và Tiêu Hà cũng chẳng thể hơn”; thì Đại Việt sử ký toàn thư cũng ca ngợi sự công minh của Tô Hiến Thành: “Hiến Thành quản lĩnh cấm binh, nghiêm hiệu lệnh, thưởng phạt công bằng, người trong nước đều quy phục”. 

Tiếc rằng lịch sử không lưu lại nhiều chi tiết về tài trị nước, điều hành chính sự của Thái phó họ Tô, nhưng giữa thời buổi bất ổn rối ren như thế, bên ngoài thì có giặc loạn, bên trong thì chịu áp lực của thái hậu, vua lại còn quá nhỏ chưa biết gì, mà Tô Hiến Thành vẫn vững vàng như thế, thì đủ biết tài của ông. Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: 

“Tô Hiến Thành nhận việc ký thác con côi, hết lòng trung thành, khéo xử trí khi biến cố, tuy bị gió lay sóng đập mà vẫn đứng vững như cột đá giữa dòng, khiến trên yêu dưới thuận, không thẹn với phong độ của đại thần đời xưa”. 

“Thắm thiết lời dâng biểu"

Gia Cát Lượng từng viết “Xuất sư biểu” dâng lên Thục Hán Hậu chủ Lưu Thiện trước khi ông thân chinh dẫn quân đi Bắc phạt. “Xuất sư biểu" là những lời thống thiết từ tận đáy lòng bày tỏ sự tận trung của Gia Cát Lượng với nhà Thục Hán và những lo lắng của ông cho sự an nguy của đất nước, với hai câu nói nổi tiếng: "Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi". Tô Hiến Thành cũng đã từng “dâng biểu" với những lời gan ruột, không chút tư tâm, hết lòng vì xã tắc như thế.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư:

“...khi Tô Hiến Thành nằm bệnh, Tham trì chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu bên cạnh, Gián nghị đại phu Trần Trung Tá vì bận việc không lúc nào rỗi để tới thăm hỏi. Đến khi bệnh nặng, thái hậu thân đến thăm, hỏi rằng: "Nếu có mệnh hệ nào thì ai là người có thể thay ông?". Hiến Thành trả lời: "Trung Tá có thể thay được". Thái hậu nói: "Tán Đường hàng ngày hầu thuốc thang, sao không thấy ông nhắc đến?". Hiến Thành trả lời: "Vì bệ hạ hỏi người nào có thể thay thần nên thần nói đến Trung Tá, còn như hỏi người hầu dưỡng thì phi Tán Đường còn ai nữa?". Thái hậu khen là trung…”

“Sinh vi tướng, tử vi Thần"

Khi vua Cao Tông được 7 tuổi, Tô Hiến Thành vì tuổi cao sức yếu, lâm trọng bệnh rồi mất. Nhà vua bớt ăn ba ngày, nghỉ thiết triều 6 ngày để tỏ lòng thương tiếc.

Khi ông mất đi, nhiều nơi tôn vinh ông làm Phúc Thần, nhiều nơi thờ ông làm Thành hoàng, còn quê hương Hạ Mỗ ở Đan Phượng thì tôn ông làm chủ Thần điện Văn Hiến đường. Văn bia ở Văn Hiến đường, dựng vào năm Bảo Đại thứ 3 (1928) còn ghi rằng: “Công trạng của Ngài còn mãi với đất nước, ân trạch của Ngài còn mãi với xóm thôn, anh linh của Ngài còn mãi trong trời đất”. Nhiều nơi trên cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An... đã lập đền thờ để ghi nhớ công ơn của Tô Hiến Thành. 

Tô Hiến Thành là điển hình cho câu “Sinh vi tướng, tử vi Thần" - cũng như năm xưa khi Gia Cát Lượng mất đi toàn dân Thục Hán rất đỗi thương tiếc, trăm họ tế cúng, sau bao thế kỷ, nhân dân “vẫn ca tụng sự tích, lập miếu và tế tự ở nhiều nơi, ông đã để lại sự thương nhớ của mọi người mãi mãi khắc sâu như thế" (3).

Mặc dù Thái phó Tô Hiến Thành không quá nổi tiếng về tài thao lược dùng binh, thần cơ diệu toán như Thừa tướng Gia Cát Lượng, nhưng lòng trung thành, chính trực và đức độ của ông có thể sánh với hiền nhân xưa. Các sử thần triều Nguyễn trong Việt sử thông giám cương mục có lời nhận định rằng: “Sau Gia Cát Vũ hầu chỉ có một người ấy thôi”.

Xin mượn lời thơ Nguyên Vi Chi để bày tỏ lòng kính ngưỡng và nỗi tiếc thương vô hạn đối với hai vị tể tướng Hán triều và Lý triều mà tài đức sáng mãi cùng nhật nguyệt.

 Dẹp loạn phò chúa yếu,
Ân cần việc thác cô.
Tài cao hơn Quản, Nhạc.
Mẹo giỏi quá Tôn, Ngô.
Thắm thiết lời dâng biểu,
Tài tình phép trận đồ.
Đức ngài cao thịnh lắm,
Thiên cổ tiếng thơm tho!

 Chú thích:
(1) (2) Trích Đại Việt sử ký toàn thư
(3) Lời Tôn Tiền đời nhà Đường

Thời tiết 30/4: Cả nước nắng nóng trong ngày đầu nghỉ lễ

Thời tiết 30/4: Cả nước nắng nóng trong ngày đầu nghỉ lễ https://ift.tt/2y3ZJr4

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thuỷ văn Trung ương, trong ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay, thời tiết cả nước sẽ nắng nóng. Riêng Trung Bộ và Nam Bộ chiều tối có mưa rào và dông.

Hôm nay, khu vực Bắc Bộ nhiệt độ cao nhất lên tới 31 độ C. Trời có mưa rào rải rác và mưa dông cục bộ.

Các tỉnh ven biển Trung Bộ ngày trời nắng, chiều tối và đêm có mưa dông cục bộ. Riêng các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ xuất hiện nắng nóng cục bộ ở khu vực vùng núi phía Tây.

Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và giông. Trong cơn giông đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.

Dự báo thời tiết cho các vùng trên cả nước hôm nay 30/4:

Tây Bắc Bộ: Mưa rào và giông vài nơi, chiều có mưa rào và dông rải rác. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Đêm trời lạnh với mức nhiệt 18-21 độ.

Đông Bắc Bộ: Đêm có mưa rào và giông vài nơi, ngày nắng. Nhiệt độ thấp nhất dao động từ 20-23 độ, nhiệt độ ban ngày trong khoảng 28-31 độ.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế: Đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng. Nhiệt độ trưa chiều phổ biến từ 28-31 độ.

Đà Nẵng - Bình Thuận: Chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi, ngày nắng. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ, phía Nam có nơi trên 25 độ. Nhiệt độ cao nhất 30-33, phía Nam có nơi trên 33 độ.

Tây Nguyên - Nam Bộ: Chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi, ngày nắng. Trong cơn giông đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh. Tây Nguyên nhiệt độ thấp nhất 19-22 độ. Nam Bộ có nơi nắng nóng với mức nhiệt cao nhất từ 33-37 độ.

Hà Nội: Nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió đông nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 21-24 độ. Nhiệt độ cao nhất 28-31 độ.

Hai chị em sinh đôi qua đời vì nhiễm COVID-19 khi đang làm y tá tại bệnh viện

Hai chị em sinh đôi qua đời vì nhiễm COVID-19 khi đang làm y tá tại bệnh viện https://ift.tt/2YuhjiP

Câu chuyện về hai nữ y tá là chị em sinh đôi, qua đời cách nhau chỉ 3 ngày càng khiến mọi người xúc động. Họ đã tận tụy làm việc suốt những ngày đại dịch và cuối cùng qua đời vì nhiễm COVID-19.

Hai chị em sinh đôi người Anh, Emma và Katy Davis (37 tuổi) đã có sự gắn kết kỳ lạ suốt cả cuộc đời mình. Họ lớn lên cùng nhau, phấn đấu trở thành y tá và đều ra đi giữa dịch COVID-19. Thậm chí, họ còn mắc những bệnh nền tương tự nhau.

Cô Katy là y tá khoa nhi tại bệnh viện đa khoa Southampton (Anh), qua đời vào hôm 21/4 trong khi cô Emma là cựu y tá phẫu thuật tại cùng bệnh viện, mất vào rạng sáng 24/4. Được biết, khi các đồng nghiệp cùng vỗ tay để ca ngợi sự cống hiến của Katy và bày tỏ lòng thương tiếc vào tối thứ năm (23/4) thì sau đó vài tiếng, người chị sinh đôi Emma cũng không qua khỏi.

"Sự ra đi của họ thật sự là một thảm kịch kinh khủng cho gia đình và những ai quen biết với hai chị em. Emma luôn được ca ngợi là nữ y tá xuất sắc, luôn bình tĩnh động viên các bệnh nhân và là một cấp trên tài năng … Chúng tôi đang hỗ trợ hết mình cho gia đình của Katy và Emma trong thời điểm khó khăn này" - người phát ngôn cho biết.

Giám đốc bệnh viện Paula Head cũng bày tỏ: "Katy luôn là hình mẫu chuẩn mực của một y tá và dốc hết sức cho công việc của mình. Đại diện cho tất cả mọi người ở bệnh viện Southampton, gồm cả các bệnh nhân và cộng đồng mà chúng tôi đang phục vụ, tôi xin bày tỏ sự chia buồn sâu sắc đối với gia đình".

Cô Zoe, chị gái của Emma và Katy, đã có những chia sẻ gây xúc động: "Các em luôn nói rằng mình đã chào đời cùng nhau nên sẽ ra đi chung với nhau. Không có từ ngữ nào diễn tả hết mối quan hệ đặc biệt của cặp sinh đôi. Cả Emma và Katy đều muốn giúp đỡ mọi người, phấn đấu trở thành y tá và chăm sóc hết mình cho tất cả bệnh nhân. Tôi vẫn không thể chấp nhận được sự mất mát to lớn này".

Theo thống kê của Nursing Times, đã có ít nhất 50 y tá Anh qua đời trong đại dịch. Họ đã nhiễm bệnh trong quá trình chạy chữa cho các bệnh nhân và xứng đáng được ca ngợi như những người hùng.

Video xem thêm: Thư ‘Cô Vi’ gửi Tập Cận Bình
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/lang-dong-dem-ve-so-801-thu-co-vi-gui-tap-can-binh_797c2986b.html"]

Điểm tin thế giới sáng 30/4: Mỹ hối thúc Trung Quốc cho tiếp cận phòng thí nghiệm virus

Điểm tin thế giới sáng 30/4: Mỹ hối thúc Trung Quốc cho tiếp cận phòng thí nghiệm virus https://ift.tt/2Snc6W5

Chào mừng quý độc giả đến với mục Điểm tin thế giới sáng của Đại Kỷ Nguyên. Bản tin ngày thứ Năm (30/4) của chúng tôi có những tin sau:

Mỹ hối thúc Trung Quốc cho tiếp cận phòng thí nghiệm virus

Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo, hôm thứ Tư, một lần nữa lên tiếng đề nghị chính quyền Trung Quốc tạo điều kiện cho quốc tế tiếp cận phòng thí nghiệm về virus học của họ ở Vũ Hán, nói rằng thế giới cần phải hiểu đại dịch Covid-19 bắt nguồn như thế nào và Bắc Kinh có nghĩa vụ phải minh bạch, theo Reuters.

"Chúng tôi vẫn chưa tiếp cận được, thế giới vẫn chưa tiếp cận được WIV (Viện Virus học Vũ Hán) ở đó. Chúng tôi không biết một cách chính xác virus này có nguồn gốc ở đâu", ông Pompeo nói trong một cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Hôm 15/4, Tổng thống Trump nói rằng chính phủ Mỹ đang điều tra nghi vấn nCoV xuất phát từ phòng thí nghiệm virus ở Vũ Hán. Người đứng đầu phòng thí nghiệm này nói với Reuters rằng những nghi ngờ đó là không có cơ sở thực tế.

Hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ chưa có người nhiễm nCoV

Tính tới thứ Năm, mặc dù đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã lây nhiễm cho hơn ba triệu người trên khắp thế giới, nhưng vẫn còn 34 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo rằng họ chưa phát hiện trường hợp nào dương tính với nCoV, theo SBS News.

Trong số đó có nước Comoros và Lesoto ở Châu Phi, Tajikistan và Turkmenistan ở Trung Á, và các quốc đảo nhỏ xa xôi ở Thái Bình Dương như Nauru, Kiribati và Quần đảo Solomon.

Kể từ ngày 20/4 cho tới hôm nay, virus Vũ Hán đã xâm nhập 213/247 quốc gia và vùng lãnh thổ được Liên Hợp Quốc công nhận. Tuy nhiên có những quốc gia rất khó kiểm chứng được thông tin rằng họ có người nhiễm bệnh hay không, trong đó Triều Tiên là một ví dụ.

Có thể Kim Jong Un đang sống khỏe tại biệt thự ven biển

Những bức ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un có thể đang nghỉ ngơi tại một khu nghỉ mát ven biển sang trọng nằm trên bờ biển phía đông bắc của Bắc Hàn, bất chấp các tin đồn rằng ông đang gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, theo Fox News.

Hôm thứ Ba, NK Pro, trang web chuyên theo dõi Triều Tiên, thông tin rằng hình ảnh vệ tinh thương mại gần đây cho thấy những chiếc du thuyền xa xỉ thường được Kim Jong Un sử dụng đang đậu gần biệt thự của ông ở Wonsan.

"Ông ấy đã nghỉ dưỡng tại khu vực Wonsan kể từ ngày 13/4", Chung-in Moon, cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, nói với Fox News. "Không có chuyển động đáng ngờ nào được phát hiện [ở Triều Tiên] cho đến nay".

Yonhap đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo, hôm thứ Tư, nói rằng Hoa Kỳ vẫn chưa nhìn thấy Kim Jong Un xuất hiện và đang tiếp tục theo dõi sát những vấn đề ở Triều Tiên, không chỉ xung quanh chuyện sức khỏe của lãnh đạo Bắc Hàn.

Xuất hiện bệnh lạ ở trẻ em, nghi liên quan tới Covid-19

Các bác sĩ ở nhiều nơi trên thế giới đều đang báo cáo về việc có nhiều trẻ em mắc một loại bệnh lạ hiếm gặp và có khả năng gây tử vong, họ nghi ngờ rằng bệnh lạ này có liên quan tới virus Vũ Hán, theo bản tin hôm thứ Tư của The Guardian.

Bệnh lạ được phát hiện ở hơn 100 trường hợp thuộc 6 quốc gia hiện đang là điểm nóng của Covid-19, bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ.

Các ca bệnh đầu tiên được phát hiện trong tuần này, bắt đầu từ một số trẻ em có biểu hiện sốc độc cùng với triệu trứng của bệnh Kawasaki, một loại rối loạn viêm ảnh hưởng đến mạch máu, tim và các cơ quan khác trong cơ thể.

Cho đến nay có 19 trẻ em ở Anh mắc bệnh lạ và chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Bộ trưởng Y tế Pháp, Olivier Veran, hôm thứ Tư, nói rằng nước ông cũng phát hiện hàng chục trẻ em mắc bệnh lạ.

Hàn Quốc: Hỏa hoạn khiến gần 40 người thiệt mạng

Ít nhất 38 công nhân đã thiệt mạng và 10 người khác bị thương hôm thứ Tư trong vụ một vụ hỏa hoạn xảy ra tại một công trường xây dựng nhà kho nằm ở vùng lân cận thủ đô Seoul của Hàn Quốc, Yonhap đưa tin.

Nhân viên cứu hỏa cho biết vụ hỏa hoạn xảy ra lúc hơn 1h chiều tại một tòa nhà bốn tầng ở thành phố Icheon, cách Seoul 80 km về phía đông nam. Lực lượng cứu hỏa đã khống chế được đám cháy vào lúc 6:42 tối.

Trong số những người bị thương có 8 trường hợp đang ở tình trạng nguy kịch, các quan chức địa phương thông tin.

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

Chuyện có thật về oan hồn đòi mạng, nhân quả báo ứng không thể thoát

Chuyện có thật về oan hồn đòi mạng, nhân quả báo ứng không thể thoát https://ift.tt/2p7lYau

Những câu chuyện về thế giới bên kia luôn là đề tài tâm linh bí ẩn. Rất nhiều sự tình tưởng chừng như khó tin lại xảy ra một cách chân thực, có rất nhiều điều vượt quá tầm hiểu biết của chúng ta. Câu chuyện dưới đây là một ví dụ như thế.

Buổi trưa hôm đó, bà Tâm lên giường nằm nghỉ như mọi ngày. Khoảng chừng hơn 3 giờ đồng chiều khi anh con trai vừa về đến nhà thì bà cũng tỉnh dậy. Bà Tâm ngồi trên giường với dáng vẻ uể oải, bà nói một cách mệt mỏi: “Vừa mới nằm xuống thì cô ấy đến khiến mình muốn nghỉ mà chẳng nghỉ được. Nhưng xem ra cô gái này cũng rất đáng thương”.

Nghe những lời khó hiểu của mẹ, anh con trai hỏi: “Mẹ mơ thấy gì mà sắc mặt mệt mỏi vậy ạ?”. Bà Tâm bèn kể lại giấc mơ kỳ lạ vừa qua: 

“Lúc mẹ vừa mới nằm xuống, đang mơ mơ màng màng thì có cô gái trẻ tới kêu oan với mẹ. Cô ấy bảo là mẹ có thể giúp được nên đến đây cầu xin giúp đỡ, mà mẹ thì có giúp được gì đâu? Cũng may là cô ta không dám ở lại quá lâu, chỉ nói xong vài câu rồi rời đi”. 

Thấy vẻ mặt kinh ngạc của con trai, bà Tâm nói tiếp: “Những cảnh tượng đó chân thực lắm con ạ. Lúc đó bố con đang xem tivi ở phòng khách, mẹ nằm đây mà còn nghe thấy lời thoại của nhân vật trong phim. Mẹ chỉ muốn gọi ông ấy mà không thể nhúc nhích được, rồi phải chờ rất lâu sau mẹ mới có thể tỉnh dậy”.

Bà Tâm là người phụ nữ rất lương thiện, cả đời kính Trời tín Phật lại giàu lòng thương người. Vậy nên bà luôn thanh thản trong tâm, gặp ma quỷ cũng ung dung bình thản, không hề sợ hãi.

Con trai của bà Tâm là một người tu Phật. Anh có đôi chút khả năng đặc biệt, thiên mục cũng đã khai mở, có thể nhìn được những cảnh tượng trong không gian khác. Hôm nay nghe chuyện âm hồn tới gõ cửa kêu oan, anh bèn tự mình đi tìm hiểu sự tình…

Thì ra, đó là oan hồn của một cô gái trẻ từng bị người xấu cưỡng gian rồi giết hại, vùi xác ở một nơi hẻo lánh hoang vu. Người nhà thấy cô mất tích đã phải lặn lội tìm kiếm khắp nơi, sống không thấy người, chết không thấy xác, trong khi hung thủ vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Cô gái vì dương thọ chưa hết mà lại phải chết oan nên không có nơi chốn để về. Âm hồn của cô đã lang thang phiêu dạt khắp nơi, vừa đói vừa khát, tình cảnh vô cùng bi thảm. Tình cờ cô biết con trai của bà Tâm đã khai mở thiên mục, có thể nhìn thấy cô và nghe được những điều cô nói nên mới đến kêu oan.

Nhưng bởi anh là người tu Phật, trên đầu có hào quang nên cô không dám tuỳ tiện lại gần, đành phải báo mộng cho bà Tâm. Khi cô vừa đến nơi thì bị thiên binh chặn cửa. Thấy cô gái thật đáng thương, chưa từng làm hại ai mà lại phải chết một cách oan khuất, thiên binh thương tình bèn cho phép cô vào, nhưng không được phép ở lâu, sau khi nói hết nỗi oan khuất thì phải rời đi ngay lập tức.

Khi anh con trai dùng thiên nhãn để tìm gặp cô gái, âm hồn cô đã quỳ xuống cầu xin anh giải oan và trừng trị hung thủ. Anh nói: “Chuyện của cô tôi vô cùng đồng cảm. Xã hội hiện nay đầy rẫy những tham quan ô lại, hãm hại lừa gạt, vì tiền hại mệnh, giết người phóng hỏa, dùng tiền mua lấy mạng người… Không những vậy, nhân loại ngày nay không còn tin vào Thần Phật, không tin có nhân quả báo ứng, quả thực là một xã hội tụt dốc đến thê lương”. 

Nói rồi anh bèn khuyên cô hãy tạm thời tìm một nơi an thân, không nên quấy nhiễu người dương thế. “Thiện ác hữu báo", cho dù hung thủ hiện nay đang ung dung đắc ý thì cuối cùng cũng không thể thoát khỏi lưới trời. Luật pháp của con người không giúp được thì vẫn có Thiên lý, trời xanh sẽ phán xử công bằng. 

Bà Tâm bèn hỏi con trai: “Sao cô ấy lại phải đến chỗ chúng ta kêu oan vậy?“. Anh nói: “Bởi vì hung thủ từng là cấp dưới của con, nên cô ấy mới cầu mong con giúp cô ấy trừng trị hung thủ”.

Anh kể rằng bản thân anh cũng vô cùng bất ngờ, bởi vì hung thủ nhìn bề ngoài là một người rất hiền lành trung thực. Vậy mà khi tâm dấy động tà niệm, cậu ta lại nhẫn tâm giết hại một thiếu nữ trong trắng. Cái niệm dâm tà quả đúng là hại mình hại người!

Anh thở dài: “Người ta thường nói oan hồn nhất định sẽ đòi mạng. Con từng nhìn thấy trên mặt cậu ta bao phủ một tầng khí đen, tâm thái cũng trở nên nhút nhát lạ thường. Lúc nghe mọi người trong công ty nói chuyện phiếm, hễ nhắc tới ma quỷ là cậu ta liền trốn tránh. Thì ra ấy là bởi vì cậu ta sợ oan quỷ tìm mình đòi mạng”.

Hung thủ hại người tự cho là Thần không biết quỷ không hay, nhưng lại không ngờ rằng Thiên lý phân minh, trên đầu ba thước có Thần linh. Người ta không tin Thần, không tin báo ứng, để rồi chuyện xấu nào cũng dám làm. Nhưng lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà không cách nào thoát được...

Theo Apollo
Kiên Định biên dịch

Video: Nguyện ước còn dang dở: Hồi tưởng lại cuộc thỉnh nguyện lịch sử ở Trung Quốc 21 năm trước đây

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/nguyen-uoc-con-dang-do-hoi-tuong-lai-cuoc-thinh-nguyen-lich-su-o-trung-quoc-21-nam-truoc-day_40a283b40.html"]

Nghị sĩ Nga bác bỏ những suy đoán về sức khỏe Kim Jong Un

Nghị sĩ Nga bác bỏ những suy đoán về sức khỏe Kim Jong Un https://ift.tt/2VNH1gh

Hai nghị sĩ Nga đã bác bỏ những đồn đoán về sức khỏe của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, nói rằng họ đã liên lạc với các nhà ngoại giao Bình Nhưỡng, hãng tin Yonhap ngày 29/4 dẫn truyền thông Nga.

Ông Kazbek Taysayev, nghị sĩ thuộc Hạ viện Nga, đồng thời là người đứng đầu nhóm phụ trách quan hệ với quốc hội Triều Tiên, nói hôm thứ Ba (28/4), rằng ông Kim "tiếp tục làm việc" như trong các báo cáo về hoạt động của ông, theo thông tấn Tass.

Trước đó, Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên KCNA đã công bố thư đề ngày 27/4 do lãnh đạo Kim Jong-un gửi Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa để chúc mừng Ngày Tự do, ngày lễ được tổ chức hằng năm tại Nam Phi vào 27/4.

Chủ tịch Ủy ban chính sách khu vực thuộc Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) Oleg Melnichenko cũng hạ mức quan trọng của những suy đoán về sức khỏe Kim Jong Un sau cuộc hội đàm với Đại sứ Triều Tiên tại Nga Sin Hong-chol.

Ông Melnichenko nói rằng "không có căn cứ" để đánh giá Kim Jong Un có vấn đề về sức khỏe, hãng thông tấn RIA Novosti (Nga) đưa tin hôm thứ Ba (28/4).

Ông cho rằng, nếu Kim bị bệnh nặng, Bình Nhưỡng dứt khoát sẽ thông báo cho Nga.

Kim Jong Un đã vắng bóng trước công chúng sau khi ông ta tham dự một cuộc họp của bộ chính trị đảng Lao động vào ngày 11/4.

Rộ lên tin đồn về sức khỏe của Kim sau khi ông ta dường như vắng mặt trong chuyến viếng thăm Cung điện Mặt trời Kumsusan nhân dịp ngày sinh ông nội của ông ta - cố lãnh tụ Triều Tiên Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) vào ngày 15/4.

Những suy đoán về sức khỏe của Kim Jong Un vẫn tiếp diễn, bất chấp phía Hàn Quốc quả quyết "không có gì bất thường" ở Triều Tiên.

Loài cá kỳ lạ biết đi bộ, hít thở, thậm chí leo cây

Loài cá kỳ lạ biết đi bộ, hít thở, thậm chí leo cây https://ift.tt/2KFwA88

Mudskipper là loại cá kỳ lạ, chúng dành phần lớn thời gian sống trên cạn. Chúng có thể đi bộ và hít thở qua bộ da đặc biệt hoặc hút không khí bằng miệng.

Tại Việt Nam, loại cá này được biết đến với cái tên là cá thòi lòi, hay cá leo cây. Chúng thuộc họ Cá bống trắng (Gobiidae), được tìm thấy tại khu vực cửa sông, hạ lưu sông và biển ở vùng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ, Đông Nam Á đến Australia. Cá thòi lòi phổ biến nhất dọc các bãi lầy ở cửa sông, không ngập quá 2m nước.

Ảnh chụp màn hình video: Youtube/ True Facts: Mudskippers.

Bình thường cá thòi dùng hai vây trước để bám lên bùn và kéo thân mình đi. Tuy nhiên đôi khi chúng quẫy đuôi nếu cần di chuyển với vận tốc nhanh hơn. Và thậm chí, sử dụng hai vây ngực chắc chắn, chúng có thể trèo leo lên cây.

Ảnh chụp màn hình: Youtube/ BBC Earth.

Thức ăn của cá thòi lòi là các loại cá, tôm, tép nhỏ và các sinh vật phù du ở khu vực bùn lầy.

Hai cặp mắt ở trên đỉnh đầu giúp cá thòi lòi nhìn đường và tránh kẻ thù. Các con đực cũng sẽ đánh nhau khi lãnh thổ của chúng bị xâm phạm.

Một vấn đề cá thòi lòi phải đối mặt khi sống trên cạn là khó tìm bạn tình. Những chú cá dùng cách nhảy cao trên mặt bùn để thu hút con cái.

Ảnh: wikipedia.

Cá thòi lòi thường tự đào lỗ dưới bùn. Khi di chuyển trên cạn, chúng cũng thường xuyên lăn qua lăn lại trên mặt bùn, không để da bị khô dưới ánh mặt trời.

Thịt cá thòi lòi ngọt, thơm, nhiều nạc, lại lành tính được coi là đặc sản Cà Mau. Cá thòi lòi có thể chế biến thành nhiều món đa dạng như cá thòi lòi nướng mọi, nướng muối ớt, kho tiêu hoặc làm lẩu.

Mời bạn cùng xem video về cuộc sống của những chú cá thòi lòi thú vị.