Dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu, các quốc gia sau đó đã thực hiện việc gián cách xã hội để giảm thiểu nguồn lây lan của dịch bệnh. Theo thống kê về chất lượng không khí cho thấy hầu hết các quốc gia đã hạn chế ô nhiễm. Tại Việt Nam chất lượng không khí tại các thành phố lớn cũng được cải thiện hơn trước.
Chất lượng không khí ở Việt Nam trong giai đoạn 'giãn cách xã'.
Báo Thanh Niên cho biết, thống kê về chất lượng môi trường những tháng đầu năm của Tổng cục Môi trường cho thấy, chất lượng không khí tại các đô thị ở miền Bắc có nhiều biến động.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến rất nhiều các hoạt động kinh tế, xã hội phải tạm dừng hoặc giảm thiểu (các trường học nghỉ, giảm hoạt động sản xuất, xây dựng, giao thông…), điều đó có những tác động đáng kể đến diễn biến chất lượng không khí của nước ta.
Cụ thể, kết quả quan trắc không khí các tháng đầu năm nay tại các đô thị miền Bắc cho thấy, 3 tháng vừa qua, Hà Nội có 43 ngày (chiếm tỷ lệ 47,3%) có giá trị PM2.5 (bụi mịn) trung bình 24 giờ vượt giới hạn quy chuẩn cho phép; Việt Trì và Hạ Long có 6 ngày (chiếm tỷ lệ 6,6%).
Tại Hà Nội, có những ngày ô nhiễm ở mức khá cao (ngày 14/1; 22.2; 20.2; và 16.3), giá trị PM2.5 trung bình 24 giờ vượt từ 2 - 3,4 lần giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT.
Tại TP.HCM, mặc dù không có ngày nào chỉ số bụi mịn trung bình vượt ngưỡng cho phép nhưng cũng có 3 ngày chỉ số này tăng cao, là các ngày 13-15/4, theo Zing.
Tại các đô thị ở khu vực miền Trung và miền Nam, chất lượng không khí duy trì khá ổn định ở mức tốt và trung bình.
Như vậy, trong thời gian một số thành phố lớn tiếp tục thực hiện lệnh cách ly xã hội (13-19/4), chất lượng không khí giữa các đô thị vẫn có sự khác biệt rõ rệt. Hà Nội vẫn là khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất.
Ô nhiễm không khí toàn thế giới giảm mạnh
Báo Thanh Niên cho biết, theo dữ liệu vệ tinh mới được Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) công bố, trong thời gian 14 - 25.3, mức độ ô nhiễm không khí từ NO2 tại 3 thành phố châu Âu ở Pháp, Tây Ban Nha, Ý đã giảm khoảng 40%. Đây cũng chính là thời điểm các khu vực này bắt đầu tiến hành phong tỏa, thực hiện giãn cách xã hội trên diện rộng để hạn chế sự lây lan của virus corona chủng mới gây đại dịch Covid-19.
Tại thủ đô Paris của Pháp, chỉ vài ngày sau lệnh giới nghiêm, chất lượng không khí của thành phố này đã đạt điểm tốt nhất từ đầu năm 2020 cho đến nay. Airparif (cơ quan theo dõi chất lượng không khí trong thành phố) cho thấy điểm số giảm từ 68, được coi là cao nhất ở mức trung bình, xuống còn 27 - một điểm rất thấp chỉ trong một ngày. Chỉ sau hai ngày giới nghiêm, Airparif nhận thấy không khí cải thiện 20% - 30%, với lượng khí thải NO giảm hơn 60%.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, mức ô nhiễm không khí ở nhiều quốc gia đã được cải thiện, trong đó có Trung Quốc.
Ngay tại Trung Quốc, bộ phận quan sát Trái đất của NASA mới đây công bố bản đồ khí tượng học cho thấy một sự cải thiện đáng kể về ô nhiễm không khí. Kết quả là tấm ảnh về bản đồ khí thải NO2 của NASA cho thấy sự ô nhiễm ở mức độ nhẹ, biểu thị bằng màu xanh dương chứ không còn màu vàng hay đỏ như trước ở trên bản đồ.
Bảng xếp hạng chất lượng không khí toàn cầu trên AirVisual cũng chỉ ra rằng: Chỉ vài ngày sau khi Chính phủ các quốc gia áp dụng chính sách cách ly xã hội, không còn quốc gia nào ghi nhận chỉ số chất lượng không khí (chỉ số AQI) ở mức màu nâu hay màu tím - nguy hại cho sức khỏe con người. Chỉ còn 3 thành phố ghi nhận chỉ số AQI ở mức màu đỏ - chất lượng không khí kém là Bắc Kinh - Trung Quốc, Chiang Mai - Thái Lan (đồng chỉ số AQI = 169) và Dhaka - Bangladesh (AQI = 153) (số liệu ghi nhận ngày 31.3).
Tuy nhiên theo đánh giá, việc gián cách xã hội chưa phải là nguyên nhân chính dẫn đến việc ô nhiễm môi trường trên toàn cầu giảm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét