Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

Kim Jong Un và cắt nghĩa sự sùng bái lãnh tụ ở Triều Tiên

Kim Jong Un và cắt nghĩa sự sùng bái lãnh tụ ở Triều Tiên https://ift.tt/2SieFbK

Sự sùng bái cá nhân đã thấm vào mọi khía cạnh cuộc sống của Triều Tiên, theo bài viết của Louis Casiano đăng trên tờ Fox News ngày 28/4.

Trong khi suy đoán gia tăng về việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (Kim Chính Ân) ở đâu, thì những tin đồn lại tiếp tục xoáy vào vấn đề sức khỏe của ông và ai có thể lãnh đạo quốc gia ẩn dật này nếu như có sự chuyển đổi quyền lực ở đó.

Người dân Triều Tiên chỉ được hiểu rằng gia tộc Kim là những người cai trị họ.

Cha của Kim Jong Un là Kim Jong Il (Kim Chính Nhật), người nắm quyền cai trị đất nước trước ông ta.

Ông nội của Kim Jong Un là Kim Il Sung (Kim Nhật Thành), người đã thành lập Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên hơn 7 thập niên về trước.

Trong một nỗ lực nhằm kiểm soát, chế độ triều đại và đảng Lao động Triều Tiên đã niêm phong đất nước với thế giới bên ngoài thông qua những hạn chế nghiêm ngặt đối với việc đi lại, Internet và bất cứ điều gì khác được coi là mối đe dọa với hệ tư tưởng cực tả của họ, ngoài ra còn đàn áp tự do ngôn luận và biểu đạt.

Phần nào trong công cuộc giữ chặt quyền lực còn có việc nuôi dưỡng một sự sùng bái cá nhân, tô vẽ gia tộc Kim như những vị "thánh sống" nhằm thống trị người dân.

Bên cạnh đó, truyền thông nhà nước Triều Tiên liên tục đưa ra những câu chuyện tích cực về Kim Jong Un và yêu cầu các bé thiếu nhi phải học về gia đình ông ta thông qua các bài hát và các bài giảng ngay trên ghế nhà trường.

Dựng tượng khắp mọi nơi

Hình ảnh của Kim Il-Sung xuất hiện trên những tấm biển quảng cáo lớn, các tòa nhà, công sở, lớp học và dưới dạng một bức tượng lớn bên cạnh con trai ông đặt ở một nơi, mà người Triều Tiên ghé thăm hàng ngày để đặt hoa và cúng bái. Ngay cả tàu hỏa cũng có hình ảnh của cả hai người này.

Hơn 500 bức tượng như vậy trên khắp Triều Tiên tôn vinh Kim Il-Sung, và những bức chân dung của ông ta cũng như chân dung con trai của ông ta gần như khắp mọi nhà. Người dân cũng được yêu cầu ghim biểu tượng thể hiện yêu nước trên áo của họ.

Hình ảnh của các nhà lãnh đạo ở khắp mọi nơi và gần như không thể tránh khỏi.

Tẩy não ngay khi còn nhỏ

Học sinh Triều Tiên được dạy về lòng nhân từ của các nhà lãnh đạo ngay từ khi còn thơ ấu. Đồng thời, những đứa trẻ được truyền bá tinh thần ghét bỏ Hoa Kỳ.

Một người đàn ông đào thoát khỏi Triều Tiên đã chia sẻ với tờ Bưu điện Washington rằng, ngay cả những vật phẩm thông thường hay sự kiện tích cực nhất cũng được liên hệ đến gia tộc nhà họ Kim để gợi nhớ lòng biết ơn đối với gia tộc này.

Ví như, "Các thầy cô giáo sẽ nói: Các em có biết sữa là từ đâu mà có không? Là từ Lãnh tụ kính yêu. Nhờ có sự yêu thương và quan tâm của ông, ngày nay chúng ta mới có sữa để uống", theo lời kể của Lee Hyun-ji, một người đào thoát Triều Tiên.

Học sinh trung học được dạy hàng giờ các khóa học riêng về Kim Il Sung và Kim Jong Il. Bộ máy tuyên truyền của Triều Tiên mô tả gia tộc Kim như những vị "thánh sống" nhằm thống trị người dân nước họ.

Các chương trình truyền hình được cài đặt cố định và do các kênh nhà nước quản lý, bất kỳ ai bị bắt với đĩa DVD hoặc thiết bị nước ngoài đều bị trừng phạt. Hầu hết người dân không có quyền truy cập Internet và chính quyền kiểm soát chặt chẽ luồng thông tin.

Kỳ tích

Sự sùng bái cá nhân được chắp cánh bay xa bằng những bài hát ca ngợi gia tộc Kim.

Hơn cả thế là những tuyên bố phi lý. Một giáo trình được cấp cho các giáo viên Triều Tiên trong năm 2015 đã tuyên bố rằng, Kim Jong Un lần đầu tiên lái xe hơi vào năm 3 tuổi và ông ta đã đua với giám đốc điều hành của một công ty du thuyền nước ngoài khi mới 9 tuổi. Ông ta cũng đã vẽ nên những kiệt tác và sáng tác ra những bản nhạc vượt bậc.

Và trong những tuyên bố khác, nếu như chúng có thật, rằng Kim Jong Il và Kim Il Sung không bao giờ đi đại tiện hay tiểu tiện. Trong lĩnh vực thể thao, Kim Jong Il được tung hô là đã khiến cho người khác phải ngả mũ bởi là một người chơi hoàn mỹ, khi đánh trúng 11 lỗ trong một trận đấu golf.

Những tuyên truyền khác nói rằng ông ta được sinh ra dưới một cầu vồng đôi và ngày ông ta chào đời xuất hiện một ngôi sao mới. Truyền thông nhà nước cũng nói rằng ông ta đã viết hơn 1.500 cuốn sách, và khi còn là nhũ nhi, ông bắt đầu đi bước đầu tiên lúc 3 tuần tuổi.

Hội trường hữu nghị

Phòng triển lãm Hữu nghị Quốc tế ở Myohyangsan, Triều Tiên, nơi lưu trữ một bộ sưu tập quà tặng được trao cho Kim Il Sung và con trai của ông ta từ các nhà lãnh đạo nước ngoài. Hội trường được nhiều người Triều Tiên ghé thăm và được coi là một địa điểm du lịch lớn cho người nước ngoài được các quan chức Triều Tiên hộ tống khắp mọi nơi mọi lúc.

Theo các nhà phân tích Triều Tiên, bảo tàng có ý nghĩa truyền tải thông điệp rằng, chính quyền nhận được sự ủng hộ trên toàn thế giới. Hội trường có hơn 100.000 món quà tặng bao gồm một chiếc xe lửa của nhà độc tài Xô Viết Joseph Stalin, một chiếc xe tăng USSR từ Đông Đức, cũng như những món quà từ những chính quyền chuyên chế khác.

Kim Il Sung

Sự tôn sùng gia tộc Kim xoay quanh Kim Il Sung, người thành lập Triều Tiên, nơi về mặt cơ bản vẫn còn chiến tranh với quốc gia dân chủ giàu có Hàn Quốc.

Ông ta thường được miêu tả là một anh hùng cách mạng chống Nhật và mãi mãi là chủ tịch của đất nước, thậm chí hơn hai thập niên sau khi ông qua đời. Thế giới đã chứng kiến mức độ tôn sùng khi Kim Jong Il qua đời trong năm 2011, lúc đó người dân Triều Tiên đổ ra đường than khóc không tài nào ngăn nổi.

Nhiều người đã chế giễu sự kiện đó và cho rằng người dân khóc giả nhằm xoa dịu chính quyền vì họ sợ bị trả thù nếu không thương tiếc nhà lãnh đạo khi ông ta qua đời.

Theo Fox News
Triệu Hằng dịch và biên tập

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét