Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 sẽ ra sao?

Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 sẽ ra sao? https://ift.tt/2Yha65o

Với kịch bản lạc quan nền kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng 4.2%, nhưng có thể chỉ tăng trưởng 1,5% với kịch bản trung tính, thậm chí âm 1% đối với kịch bản bi quan.

Trong bản báo cáo triển vọng kinh tế thế giới của Quỹ Tiền tệ thế giới phát hành giữa tháng 04/2020 dự báo, nền kinh tế toàn cầu năm 2020 sẽ suy giảm khoảng 3%. Đối với các nền kinh tế phát triển, sự suy giảm mạnh và rộng nhất với mức với mức giảm trung bình lên tới 6,1%.

Đối với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển thì sự suy giảm thấp hơn, khoảng 1%. Trong năm 2020, chỉ có rất ít quốc gia được dự báo có mức tăng trưởng dương, ở mức nhẹ.

Những con  số này đã phản ánh được phần nào tác động của đại dịch bệnh Covid-19  lên nền kinh tế trên toàn thế giới.

Ảnh chụp màn hình Thegioitiepthi.

Nền kinh tế Việt Nam cũng nằm trong vòng xoáy bị tác động  tiêu cực.  Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo triển vọng phát triển Châu Á – ADO 2020 vào đầu tháng 04/2020, quý I/2020 tăng trưởng kinh tế (GDP) giảm từ mức 6,8% xuống còn 3,8% so với cùng kỳ năm trước ,thấp nhất trong vòng 11 năm qua. Tuy nhiên, trong bối cảnh suy thoái kinh tế trên toàn thế giới thì thành tựu kinh tế mà Việt Nam đạt được trong Quý I/2020  là một điểm sáng.

Thực tế, chỉ số tăng trưởng này chưa phản ánh được toàn bộ những khó khăn mà nền kinh tế Việt Nam đang phải trải qua, nhiều đơn hàng xuất khẩu bị hoãn, thậm chí bị hủy mới chỉ bắt đầu bị ảnh hưởng từ giữa tháng 3 do các hạn chế giao thương khi Việt Nam và các nước trên thế giới áp dụng các biện pháp  giãn cách xã hội. Đặc biệt, những khó khăn thực sự của khu vực phi chính thức  hầu như không được phản ánh trong GDP.

Nông nghiệp và khai khoáng có mức tăng trưởng âm trong trong khu vực do biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn, dịch tả lợn Châu Phi và dịch cúm gia cầm trong chăn nuôi 

Đối với ngành chế tạo, chế biến mức tăng trưởng khá (+7,12%). Tuy nhiên, một dấu hiệu khá tiêu cực trong quý II/2020 đó là chỉ số sản xuất (PMI)  phản ánh số đơn đặt hàng mới của ngành trong tháng 0/2020 giảm xuống chỉ còn 41,9 điểm, dưới xa ngưỡng trung tính (50 điểm).

Việc phong tỏa biên giới và giãn cách xã hội tác động lớn nhất đến ngành dịch vụ, du lịch. Ngay trong quý I/2020, một số ngành như lưu trú và ăn uống có mức tăng trưởng (-11,0%), hành chính và dịch vụ hỗ trợ (-3,5%), vận tải, kho bãi (-0,9%). Mặc dù các biện pháp phòng chống dịch bệnh đã nới lỏng, nhưng trong Quý II/ 2020 những ngành này dự kiến vẫn tiếp tục giảm mạnh.

Ngành may mặc đạt mức tăng trưởng dương nhưng cũng chịu tác động mạnh ngay trong quý I/2020 do sự phụ thuộc lớn vào nhu cầu từ các thị trường nước ngoài, khi các đơn hàng từ các nước liên minh Châu Âu (EU) và Mỹ liên tục bị hoãn và bị hủy do các biện pháp phong tỏa, hạn chế giao thương và giãn cách xã hội.

Trong quý I/20202, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước và thặng dư thương mại đạt 3,84 tỷ USD. Những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và khu vực Liên minh châu Âu (EU) vẫn đang chịu tác động tiêu cực lớn do dịch bệnh COVID-19.

Ảnh chụp màn hình báo Kinhtedothi.

Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 không chỉ phụ thuộc vào khả năng khống chế dịch bệnh trong nước mà còn ở phụ thuộc vào thị trường trên thế giới

Theo ông Phạm Thế Anh, kinh tế trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho biết, kịch bản lạc quan nhất của nền kinh tế Việt Nam dựa trên giả định nền kinh tế hoạt động bình thường vào giữa tháng 5/2020 khi dịch bệnh COVID-19 trong nước được khống chế hoàn toàn. Ông cho biết, với kịch bản lạc quan này, trong năm 2020 nền kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng  khoảng 4,2%.

Với giả định trung tính như dịch bệnh trong nước kéo dài hơn sang nửa quý III, các nước trên thế giới có thể phải tiếp tục áp dụng  các biện pháp giãn cách xã hội và phong tỏa do sự tái phát của dịch bệnh. Mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 sẽ nghiệm trong hơn đối với các ngành sản xuất chế biến, chế tạo,nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành trong khu vực dịch vụ. 

Ông Phạm Thế Anh chia sẻ, với kịch bản trung tính  mức tăng trưởng trong năm 2020 của nền kinh tế Việt Nam có thể chỉ là 1,5%. Còn với kịch bản bi quan, khi dịch bệnh Covid-19 kéo dài hết quý IV 2020 thì tốc độ tang trưởng kinh tế sẽ ở mức âm 1% (-1%).

Đối với bất kỳ kịch bản nào, trong thời kỳ hậu Covid-19 ở Việt Nam, sự phục hồi hoàn toàn trong thời hậu COVID-19  của nhiều ngành như du lịch, hàng không hay thời trang xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn và kéo dài nếu các nước trên thế giới chưa khống chế hoàn toàn được bệnh dịch. Điều đó, yêu cầu các doanh nghiệp phải chủ động thích ứng, dịch chuyển sản xuất , ví dụ điển hình trong ngành dệt may là chuyển dịch sang sản xuất đồ bảo hộ y tế và khẩu trang, ông Phạm Thế Anh nhận định

Ngay cả khi dịch bệnh trong nước được kiểm soát hoàn toàn, nhưng nếu dịch bệnh chưa hoàn toàn biến mất ở các khu vực tài chính, kinh tế - tài chính quan trọng trên thế giới thì nhiều ngành dịch vụ và sản xuất hướng đến xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ còn gặp khó khăn lâu dài. Vì vậy, trong nửa cuối năm 2020 việc thúc đẩy đầu tư công là việc nên làm để hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét