Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2020

Nỗi sợ Trung Quốc bùng dịch lần 2 khi số liệu Covid-19 bất nhất và thiếu minh bạch

Nỗi sợ Trung Quốc bùng dịch lần 2 khi số liệu Covid-19 bất nhất và thiếu minh bạch https://ift.tt/3cX3IVv

Hàng triệu người Trung Quốc có thể bị buộc trở lại tình trạng phong tỏa, khi sự khác biệt trong số liệu báo cáo chính thức và sự gia tăng thực tế các trường hợp Covid-19 ở đông bắc Trung Quốc hé lộ một đợt bùng phát dịch Covid-19 mới đang xảy ra. 

Hiện chính quyền Trung Quốc đã tuyên bố tình trạng “thời chiến” tại ít nhất hai thành phố, bao gồm thủ đô Bắc Kinh, nơi gần đây báo cáo hàng chục bệnh nhân có triệu chứng sốt, nhưng chính quyền khẳng định họ bị nhiễm vi khuẩn chứ không phải Covid-19.

Giới chức đông bắc Trung Quốc đã cách ly khoảng 8.000 người sau khi họ tiếp xúc với các bệnh nhân Covid-19 được xác nhận. Sáu quan chức địa phương đã bị sa thải vì không ngăn chặn được dịch bùng phát.

Trong khi đó, tại Vũ Hán, nơi virus bùng phát lần đầu, chính quyền tiến hành xét nghiệm bắt buộc có trả phí với tất cả 11 triệu cư dân, sau khi một số trường hợp lây nhiễm được báo cáo. Thành phố này đã dỡ bỏ các lệnh phong tỏa vài tuần trước đó khi tuyên bố rằng virus đã được ngăn chặn.

Khi chính quyền Trung Quốc tiếp tục phản pháo những chỉ trích quốc tế về cách thức xử lý khủng hoảng, đồng thời ca ngợi hệ thống xã hội chủ nghĩa như một hình mẫu chống dịch, thì cảnh tượng hỗn loạn tại các khu xét nghiệm và sự che đậy nhất quán từ đầu đến cuối đã phủ bóng nghi ngờ lên số liệu nhiễm Covid-19 chính thức tại đại lục.

“Họ chẳng báo cáo bất cứ điều gì, bạn có biết không? Báo cáo [số liệu thực tế] sẽ tạo ra sự hoảng loạn trong cộng đồng”, cô Yang, một chủ doanh nghiệp nhỏ đến từ thành phố Cát Lâm phía đông bắc Trung Quốc, nói với tờ The Epoch Times. “Bây giờ tất cả chúng tôi đều biết sự việc nghiêm trọng đến nhường nào, bởi vì nó xảy ra ngay cạnh chúng tôi”.

Số liệu bất nhất và sai lệch

Kể từ khi virus bùng phát lần đầu, những con số lây nhiễm và tử vong mâu thuẫn được báo cáo bởi chính quyền Trung Quốc đã khiến giới nghiên cứu quốc tế và người dân đại lục bối rối. Số liệu nội bộ chính phủ được tờ The Epoch Times thu thập cũng đã tiết lộ rằng chính quyền địa phương thường xuyên báo cáo giảm số liệu thực.

Một cảnh sát theo dõi Tuyến 1 tàu điện ngầm chạy qua Đại lễ đường Nhân dân, nơi diễn ra Đại hội Nhân dân Quốc gia (NPC) sắp diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 19/5 (ảnh: Thomas Peter/Reuters).

Sự hoảng loạn tái hiện ngày 18/5 khi giới chức y tế tỉnh Cát Lâm ở đông bắc Trung Quốc báo cáo 5 trường hợp lây nhiễm mới trong khi Ủy ban Y tế Quốc gia chỉ báo cáo có 2 trường hợp tại khu vực này.

Chính quyền Cát Lâm sau đó đã hạ giảm con số của họ trong một bản cập nhật, giải thích rằng 3 người kia được xác nhận sau nửa đêm ngày 18/5 và do đó được tính vào dữ liệu ngày hôm sau.

Cùng ngày, Thượng Hải không ghi nhận trường hợp mới, điều này mâu thuẫn với báo cáo của Ủy ban Y tế Quốc gia rằng có một ca bổ sung. Giới chức chưa đưa ra lời giải thích cho con số mâu thuẫn này.

Tại Vũ Hán, chính phủ đã vội vã sa thải một quan chức địa phương sau khi một ổ dịch 6 ca nhiễm mới xuất hiện, phá vỡ một khoảng thời gian “im ắng” dài hơn một tháng không ghi nhận ca nhiễm mới.

Sự thiếu minh bạch của chính quyền khiến việc tìm hiểu quy mô thực sự của dịch bệnh trở nên khó khăn.

“Có vẻ như con virus này tuân lệnh chính quyền”, Ge Bidong, một nhà bình luận chính trị ở California, chia sẻ với NTD, một hãng tin trực thuộc The Epoch Times. “Có một khoảng sai lệch lớn giữa số liệu và số ca lây nhiễm cũng như số người chết trên khắp thế giới trong vòng ba tháng qua”. Ông cũng lưu ý rằng thậm chí số người chết ở các quốc gia nhỏ đã vượt quá Trung Quốc. “Có ai tin được điều này không?”

Chuyên gia hàng đầu về bệnh đường hô hấp của Trung Quốc Chung Nam Sơn đã cảnh báo về những thách thức u ám trước mặt.

“Phần lớn ...  người dân Trung Quốc hiện vẫn dễ bị nhiễm Covid-19 vì [thiếu] khả năng miễn dịch, ông Chung cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNN ngày 16/5. “Chúng tôi đang đối mặt với [một] thách thức lớn; Tình hình ở đây không tốt hơn nước ngoài là bao”.

Cảnh sát phong tỏa nhà ga đường sắt thành phố Cát Lâm ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc vào ngày 1/5 (ảnh: STR/AFP thông qua Getty Images)

Ổ dịch miền bắc Trung Quốc

Khu vực phía đông bắc lần đầu báo cáo một chuỗi các ca lây nhiễm bắt đầu từ một người lao công 45 tuổi ở Thư Lan, một thành phố nhỏ nằm trong lòng thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm. Thông qua việc di chuyển xung quanh thành phố và tiếp xúc gần với nhiều người, người lao công này đã nhanh chóng lây truyền virus cho người dân sống ở các thành phố khác.

Kể từ đó, thành phố Thư Lan đã tuyên bố “tình trạng thời chiến” và niêm phong các khu phố địa phương, chỉ cho phép một người từ mỗi hộ ra ngoài hai ngày một lần, mỗi lần giới hạn trong 2 giờ, để mua đồ dùng thiết yếu. Hơn 1.100 tòa nhà dân cư, 1.200 ngôi làng và 9 khu dân cư lân cận hiện đang bị phong tỏa do tiềm ẩn khả năng lây nhiễm.

Qiu Haibo, một chuyên gia Ủy ban Y tế Quốc gia, cho biết các bệnh nhân ở khu vực đông bắc Trung Quốc dường như mang virus trong một khoảng thời gian dài hơn so với các trường hợp ở Vũ Hán thời kỳ đầu, thời gian phục hồi cũng lâu hơn, theo cuộc phỏng vấn với đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV ngày 19/5 .

Người dân đeo khẩu trang xếp hàng chờ xét nghiệm tại một khu dân cư ở Vũ Hán, thành phố Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh ngày 17/5 (ảnh: Aly Song / Reuters).

Nghi vấn xoay quanh biện pháp xét nghiệm hàng loạt 

Người dân từng được xét nghiệm hàng loạt ở Vũ Hán cũng phàn nàn về quy trình cẩu thả có thể khiến kết quả xét nghiệm không chính xác và chiêu mời các rủi ro về an toàn.

Trong khu dân cư Shengshi Dongfang, người dân cho biết các mẫu xét nghiệm họng hầu của họ được tùy ý ném vào cùng một hộp hoặc chai mà không đề tên dán nhãn - đôi lúc hàng chục mẫu một lúc, theo một video gần đây được quay bởi người dân địa phương. Các nhân viên y tế cũng không được trang bị đầy đủ trang thiết bị; Tuy rằng có đến khoảng 6.000 cư dân, nhưng các nhân viên chỉ mang theo khoảng 600 bộ dụng cụ xét nghiệm.

“Họ đang làm gì ở đây? Một người phụ nữ hét lên trong video. “Nếu không thể biết được mẫu xét nghiệm nào thuộc về ai, thì xét nghiệm để làm gì?”

Một nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm từ một nhân viên nhà máy sản xuất màn hình máy tính AOC ở Vũ Hán ngày 15/5 (ảnh: STR/AFP thông qua Getty Images).

Không chỉ vậy, nhiều người dân cũng chỉ trích cơ quan chức năng trục lợi từ việc xét nghiệm này. Xét nghiệm không miễn phí, mỗi người phải trả khoảng 260 nhân dân tệ (khoảng 37 USD), theo ông Li, cư dân tại một khu khác ở Vũ Hán. Khu dân cư của ông đã thu xếp xét nghiệm cho cư dân từng tòa một.

Ông Wang, một người dân địa phương cho biết cả gia đình ông đã từ chối làm xét nghiệm. “Họ đối xử với chúng tôi như những con chuột lang làm cảnh vậy”, ông tâm sự trong cuộc phỏng vấn. Mỗi lần các cán bộ địa phương ép ông đi xét nghiệm, ông sẽ chất vấn họ về độ chính xác của những xét nghiệm đó. “Nếu nó không chính xác, tôi sẽ không làm”, ông chia sẻ.

Theo The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét