Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

Bắc Kinh có đang lợi dụng dịch Covid-19 độc chiếm Biển Đông?

Bắc Kinh có đang lợi dụng dịch Covid-19 độc chiếm Biển Đông? https://ift.tt/2XkHEz4

Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ lợi dụng dịch Covid-19 để mở đường cuộc độc chiếm Biển Đông? Vụ Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam ở Hoàng Sa tuần trước đã cho thấy sự cần thiết phải lưu tâm đến vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, ngay cả trong bối cảnh nước sôi lửa bỏng của đại dịch virus Vũ Hán.

Bất chấp đại dịch virus Vũ Hán, Trung Quốc vẫn tiếp tục khiêu khích trên Biển Đông

Sự cố chìm tàu ​​Việt Nam trên Biển Đông là một trong những sự kiện thu hút sự chú ý của dư luận trong tuần qua. Vụ việc đã một lần nữa làm dấy lên những lo ngại, cho thấy sự căng thẳng kéo dài vẫn đang âm ỉ giữa Trung Quốc và Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông, ngay cả trong bối cảnh đại dịch coronavirus vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp ở quy mô toàn cầu.

Trang Sputnik dẫn lời cây bút Prashanth Parameswaran của tờ The Diplomat nói rằng, ngay cả khi Covid-19 đang tác động đến các quốc gia trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vấn đề Biển Đông vẫn là một điều đáng lưu tâm theo dõi. Mặc cho những ảo tưởng về sự “yên bình” đang ngự trị Biển Đông, chúng ta vẫn thấy được những căng thẳng tiếp diễn.

Vào cuối tuần trước, sự cố ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam đã cho thấy rõ những xung đột hiện hữu đó. Khi tàu cá Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm ngoài khơi biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, phía Bắc Kinh cho rằng tàu cá Việt Nam đã tiến vào khu vực lãnh thổ của họ, rằng “đây là hành động bất hợp pháp”, các tàu cá Việt Nam từ chối rời đi, và tự “va chạm” với tàu Trung Quốc sau khi có những “động thái nguy hiểm”.

Vụ việc này đã nói lên nguy cơ căng thẳng tiềm ẩn nhưng liên tục ở Biển Đông, ngay cả trong lúc các nước đang tập trung mọi nguồn lực để đối phó với dịch virus Vũ Hán.

[caption id="attachment_1419013" align="alignnone" width="700"] Đội tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân Quảng Ngãi ở ngư trường các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam (ảnh: Việt Hùng/Tuổi trẻ).[/caption]

Bất chấp những lời kêu gọi về việc tạm thời đình chỉ xung đột hoặc hạn chế gia tăng căng thẳng để giải quyết đại dịch, trong lĩnh vực hàng hải và các vấn đề như Biển Đông, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự “đình chiến”, mà ngược lại những khiêu khích có chủ ý vẫn còn ở mức cao.

Các động thái liên quan đến vụ chìm tàu ​​Việt Nam cũng tương tự như các trường hợp trước đây chúng ta đã thấy - bao gồm việc hủy bỏ đối thoại, cố tình ngăn cản, vụ Bãi Tư Chính, đâm chìm tàu cá của ngư dân. Những sự vụ này rõ ràng đang đi ngược lại các cơ chế trước đây mà cả hai bên đã đạt được để quản lý căng thẳng hàng hải, cũng như vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, vốn được xem là “Hiến pháp đối với các đại dương".

Tờ Diplomat dẫn Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về sự cố được ban hành ngày 6/4 ghi nhận, vụ chìm tàu cá Việt Nam chỉ là một động thái mới nhất trong một loạt các động thái mà Trung Quốc đã thực hiện trong chiến lược Biển Đông kể từ khi đại dịch bắt đầu. Cùng với đó là một loạt các bước đi khác từ phía Bắc Kinh, bao gồm việc xây các trạm nghiên cứu mới tại các căn cứ quân sự trên Đá Chữ Thập và Đá Xu Bi, đưa máy bay quân sự ra Đá Chữ Thập, cũng như tiếp tục triển khai lực lượng dân quân hàng hải.

Mỹ: Trung Quốc hãy dừng ngay việc lợi dụng dịch virus Vũ Hán để độc chiếm Biển Đông

Trong thông cáo báo chí ngày 6/4, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết, đây là động thái mới nhất trong một loạt các hoạt động của Trung Quốc nhằm tuyên bố chủ quyền trên biển trái pháp luật cũng như làm phương hại tới các nước láng giềng Đông Nam Á của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông.

“Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước thông tin về vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu đánh cá của Việt Nam ở khu vực gần quần đảo Paracel (Hoàng Sa) trên Biển Đông. Đây là vụ việc mới nhất trong một loạt hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định những tuyên bố hàng hải trái pháp luật và gây thiệt hại cho các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh.

Trước đó, ngày 20/3, trong khi đại dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu thì Trung Quốc lại thản nhiên công bố khánh thành các trạm nghiên cứu mới trên những căn cứ quân sự mà Bắc Kinh xây dựng ở khu vực Đá Chữ Thập và Đá Xubi (thuộc quần đảo Trường Sa). Chưa hết, Trung Quốc tiếp tục triển khai nhiều hoạt động quân sự đáng chú ý như tiến hành cho tiêm kích đặc chủng đáp xuống Đá Chữ Thập, triển khai lực lượng dân quân biển xung quanh quần đảo Trường Sa (Spratly).

“Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc tập trung vào việc ủng hộ các nỗ lực quốc tế nhằm đối phó với đại dịch toàn cầu Covid-19, đồng thời chấm dứt ngay việc lợi dụng sự sao lãng hoặc dễ tổn thương của các nước khác hòng mở rộng các tuyên bố chủ quyền trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh.

[caption id="attachment_1418800" align="alignnone" width="700"] Ảnh chụp màn hình đài RFA.[/caption]

Trong khi đó, Quân đội Trung Quốc (PLA) luôn khẳng định rằng họ không có trường hợp nào lây nhiễm coronavirus, đồng thời cũng không hề phải đối mặt với thách thức dịch bệnh như mối bận tâm của Hoa Kỳ. PLA còn nhấn mạnh khoảng một tháng trước rằng không có bất kỳ binh lính, thủy thủ hay phi công nào trong biên chế của họ bị nhiễm Covid-19.

Đơn cử, trong khi các hạm đội của Hải quân Hoa Kỳ phân bổ rải rác trên Thái Bình Dương, cách rất xa bờ biển của mình và tham dự nhiều hoạt động tuần tra lâu hơn thì hầu hết các tàu Hải quân của phía Trung Quốc đều chỉ di chuyển trên biển dưới 30 ngày trong một hải trình và hoạt động gần căn cứ của mình”, chuyên gia Schuster cho rằng điều này giúp tạo điều kiện “thay thế thuyền viên bị nhiễm Covid-19 và di rời khỏi tàu, đồng thời đưa lính hải quân khỏe mạnh từ các tàu khác đến”.

Việc triển khai các đợt hành trình, nghiên cứu thăm dò trên Biển Đông hay Biển Hoa Đông của phía Trung Quốc cũng không bao gồm hải trình thăm cảng nước ngoài. Hầu hết các tàu của PLA chỉ ra khơi, tập trận, huấn luyện từ 5 đến 10 ngày rồi lại trở về về cảng quân sự của mình, nơi vốn dĩ đã đầy giới hạn an ninh cùng với việc ngăn chặn bất kỳ hành vi hay báo cáo công khai nào về những ca nhiễm virus Vũ Hán tiềm tàng”, vị chuyên gia nói thêm.

Nhiều ý kiến từ một số nhà quan sát, phân tích thời sự, chính trị và bang giao Việt – Trung bình luận với BBC News Tiếng Việt hôm 6/4 trước hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông.

Các nhà quan sát nhận định về các phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên quan tới một vài đụng độ, diễn biến trên Biển Đông mới đây so với quan điểm từ phía Việt Nam.

PGS. TS. Phạm Quý Thọ: "Các tuyên bố, phát ngôn của Trung Quốc mấy lần đưa ra đều mâu thuẫn nhau và họ hình như đang giấu giếm ý đồ gì khác.

Theo tôi, Việt Nam đã phản ứng kịp thời và đúng mực, còn Trung Quốc đang lợi dụng đại dịch Covid-19, khi Mỹ đang bận chống dịch, để gây căng thẳng như phép thử quan hệ".

Thạc sỹ Hoàng Việt: "Cách trả lời của giới chức Trung Quốc là cách trả lời nguỵ biện của một kẻ ỷ vào sức mạnh, và không cần biết đến thiện chí, luật lệ là gì.

Cách trả lời của Trung Quốc cũng giống như nhiều lần Trung Quốc thể hiện trong quan hệ quốc tế: thô lỗ, và bất cần ai, bất cần lý do, miễn đạt được mục đích của họ là được".

Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng: "Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh và người phát ngôn Hải cảnh Trung Quốc Trương Quân đều tuyên bố tàu cá Việt Nam QNG 90617 TS tự đâm vào mũi tàu hải cảnh 4301 của Trung Quốc ở Hoàng Sa nên bị chìm.

Dù giọng điệu vô cùng quen thuộc qua các năm nhưng mức độ tráo trở đổi trắng thay đen, vừa ăn cướp vừa la làng của phía người có trách nhiệm nhà cầm quyền Trung Quốc khiến nhiều người dân Việt Nam kinh hãi và phẫn nộ, trong đó có tôi.

Tàu gỗ của ngư dân Việt Nam sao có thể đâm vào tàu vỏ sắt của hải cảnh Trung Quốc theo kiểu tự sát để rồi “tự chìm” và để phía Trung Quốc “ nhân đạo” vớt lên?".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét