Cùng với khủng hoảng dịch bệnh là nguy cơ khủng hoảng lương thực. Vì để đảm bảo cuộc sống, nhiều người đã tích trữ gạo và thực phẩm, phòng khi thị trường thiếu hụt nguồn cung vẫn có thể duy trì sự sống.
Có câu: “Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai”. Nhiều quốc gia đã áp dụng lệnh cấm hoặc hạn chế xuất khẩu, thị trường thế giới thì bất ổn, nhiều nơi lại xảy ra thiên tai liên miên như mưa đá, bão tuyết… làm chết nhiều hoa màu, trong khi đó châu chấu và sâu bọ lại không ngừng phá hoại mùa màng. Thiếu hụt lương thực đã trở thành chủ đề được nhiều người bàn luận đến.
Chúng ta hãy cùng xem trong lịch sử, người xưa đã đối phó như thế nào khi thiếu lương thực?
Một bức tường cứu sống cả gia đình
Vào thời Thanh Thái Tổ năm Khang Hy, cuộc sống vẫn vô cùng tốt đẹp, nhưng theo thói quen, mỗi khi được mùa dân chúng lại tích trữ lương thực để phòng khi đói kém. Khoai lang là thực phẩm cứu đói rất hữu hiệu. Khoai lang vốn có hàm lượng tinh bột cao, là loại thực phẩm có thể sử dụng từ củ cho đến ngọn.
Lá cây rau lang có thể nấu canh, củ không ăn hết thì thái lát phơi khô để bảo quản lâu dài. Ngoài ra, khoai cũng có thể nghiền thành bột, sau đó nặn thành viên và chồng lên nhau tạo thành một “bức tường” ở trong nhà. Trong những năm từ 1959 đến 1961, Trung Quốc xảy ra nạn đói nghiêm trọng, người chết la liệt, những ai còn sống sót phần lớn đều nhờ “bức tường” khoai lang như thế này.
Lá cây du và hoa khi đói kém
Người xưa có thói quen ăn hoa và lá cây du vào mùa xuân. Sau một trận mưa lớn lá cây được rửa sạch, muốn ăn lá cây thì nên chọn phần lá non, nhai một miếng có cảm giác tan chảy, vị ngọt thanh mát tan trong miệng. Người ta vẫn thường nhìn thấy những con sơn dương và trâu bò ngoắc cái cổ của mình lên để ăn lá và hoa của cây du.
Nghe nói vỏ cây du cũng được chế biến làm thực phẩm, khi thái nhỏ trộn với bột mì sẽ giúp bột mì dẻo và dai hơn, sợi mì sẽ trơn hơn. Hoa hòe cũng có thể ăn, nhưng thường không nên ăn sống mà cần phải nấu lên.
Trong lúc đói kém, ngoài các loại rau củ thường gặp thì còn nhiều loại thực phẩm khác dễ tìm và dễ dàng chế biến. Vào những năm Gia Tĩnh thời nhà Minh có một cuốn sách tên là “Cứu hoang bản thảo”, trong đó liệt kê ra hàng trăm loại rau dại và lá cây có thể ăn khi đói kém. Cuốn sách viết: “Nếu gặp nạn đói, hãy tìm theo hình vẽ, ở đâu cũng có, ăn vào sẽ sống được, sách cũng có thể giúp đỡ được người dân”.
Theo Soundofhope
Quỳnh Chi biên dịch
Video: Thiên tai, Nhân họa hay khủng hoảng niềm tin?
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/thien-tai-nhan-hoa-hay-khung-hoang-niem-tin_089697873.html"]
Có thể bạn quan tâm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét