Thành phố Vũ Hán được cởi bỏ sau 76 ngày phong tỏa nhưng Trung Quốc vẫn chưa thể ăn mừng chiến thắng trong cuộc chiến chống virus corona. Hàng ngàn trường hợp nhiễm bệnh không triệu chứng đang âm thầm lan truyền như những “quả bom nổ chậm”, có thể gây ra làn sóng nhiễm bệnh lần thứ 2 tại đất nước này.
Sau 76 ngày bị phong tỏa, thành phố Vũ Hán, trung tâm khởi phát của dịch virus corona đã mở cửa lại hôm 8/4, cho phép các phương tiện giao thông như máy bay, tàu hỏa và ô tô rời khỏi thành phố. Nhưng cánh cửa mới chỉ mở được một nửa. Người dân vẫn bị cấm bay từ Vũ Hán đến thủ đô Bắc Kinh, nơi đang cố gắng để tổ chức phiên họp Quốc hội thường niên bị trì hoãn vào tháng trước.
Người dân chỉ có thể rời Vũ Hán nếu họ chứng minh với chính quyền bằng chứng họ không phải là mối nguy cơ lây nhiễm. Những hạn chế nghiêm ngặt vẫn còn ở mọi nơi, vậy người dân sẽ tự do đi lại như thế nào đây?
Ngày 7/4, lần đầu tiên kể từ tháng 1, Trung Quốc báo cáo không có trường hợp tử vong mới nào, nhưng mọi người vẫn thận trọng về tình trạng thực sự của dịch bệnh và còn nhiều hoài nghi về những con số mà chính quyền Trung Quốc công bố.
Các yêu cầu nghiêm ngặt cho thấy thực sự có những che giấu, các trường hợp tử vong, nhiễm bệnh mới không được báo cáo đang diễn ra.
Thay vì háo hức về những gì được gọi là "thành công lớn trong việc ngăn chặn bệnh dịch" thì hiện nay người dân Trung Quốc đang có một cảm giác thận trọng.
"Việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa Vũ Hán đã bị chậm lại và chính quyền trung ương đã quay trở lại chính sách thận trọng sau khi Thủ tướng Lý nói về việc cấm các số liệu thống kê và báo cáo giả mạo", một nguồn tin quen thuộc với các vấn đề đại học ở Trung Quốc cho biết. "Việc mở lại các trường học trên toàn quốc cũng đã bị hoãn lại".
Chính quyền Trung Quốc đang bị giằng xé giữa việc có nên tập trung vào cuộc chiến chống virus Vũ Hán kéo dài hay chuyển trọng tâm sang khôi phục nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
Ông Tập Cận Bình tham vọng và tìm cách đạt được cả hai cùng một lúc. Nhưng thiên hướng của ông là chuyển sang tái thiết kinh tế. Chính sách của ông Tập đã rõ ràng từ cuối tháng 2, khi Trung Quốc bắt đầu chiến dịch tuyên truyền thành công trong việc ngăn chặn dịch bệnh.
Đối với ông Tập, hoạt động kinh tế năm nay đặc biệt quan trọng khi ông tham gia một cuộc tranh cử Đại hội toàn quốc ĐCSTQ vào năm 2022, nơi ông tìm cách giữ vị trí đứng đầu đất nước và thành lập một nhóm các nhà lãnh đạo mới xung quanh mình. Năm 2021 cũng là mốc đánh dấu 100 năm thành lập ĐCSTQ.
Bước đầu tiên, ông Tập muốn đưa nền kinh tế trở lại đúng hướng là triệu tập sớm cuộc họp Đại hội Nhân dân toàn quốc để ông có thể tập trung hoàn toàn vào việc tái thiết kinh tế.
Nếu ông Tập làm như vậy, Trung Quốc cần phải không có ca nhiễm coronavirus mới nào trong một khoảng thời gian nhất định. Rất có thể các quan chức địa phương vốn am hiểu chính trị và nhận thức đầy đủ về về tư tưởng chỉ đạo của ông Tập nên đã báo cáo số liệu “đẹp”.
Ông Lý Khắc Cường người được chỉ định đứng đầu nhóm công tác xử lý dịch bệnh bùng phát bởi virus Vũ Hán có một quan điểm khác.
Thủ tướng là người phụ trách nền kinh tế của đất nước, ông Tập chủ yếu đảm nhận vai trò đó bằng cách đặt lên mình chức vụ lãnh đạo nhiều Ủy ban điều hành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Ông Tập và ông Lý đã có mối quan hệ “tinh tế”. Ông Lý từng được ca ngợi là siêu anh hùng của Đoàn thanh niên ĐCSTQ. Ông từng được cho là một ứng cử viên sáng giá để nắm quyền lãnh đạo ĐCSTQ. Nhưng ông Tập đã giành được vị trí đứng đầu đó. Gần 7 năm rưỡi đã trôi qua, ông Tập đã tự khẳng định mình là một nhà lãnh đạo không thể tranh cãi của ĐCSTQ.
Tuy nhiên, ông Tập không thể không cảnh giác với ông Lý. Một thực tế đơn giản nhưng căng thẳng đó là tuổi nghỉ hưu của ông Lý. Thông thường, ông Lý sẽ rời vị trí thủ tướng chính phủ trong cuộc họp Quốc hội Nhân dân Quốc gia vào mùa xuân năm 2023.
Tuy nhiên, vào mùa thu năm 2022, ĐCSTQ sẽ tổ chức Đại hội toàn quốc tiếp theo , khi đó ông Lý 67 tuổi, thấp hơn một tuổi so với tuổi nghỉ hưu (68 tuổi). Vì vậy, vẫn không có gì chắc chắn ông Lý sẽ nghỉ hưu và rời khỏi Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm 7 thành viên, cơ quan ra quyết định hàng đầu của ĐCSTQ tại Đại hội Quốc gia tiếp theo.
Vậy ông Tập, người đang đứng vị trí hàng đầu của ĐCSTQ làm thế nào để đối xử với ông Lý từ nay đến 2022 là một trong những vấn đề khó khăn mà ông Tập phải đối mặt. Theo một nguồn tin Trung Quốc cho biết, "Hai người đứng đầu có quan điểm khác biệt đáng kể bởi vì họ ở vị trí khác nhau và xuất phát điểm khác nhau". Nguồn tin cho biết thêm: "Nhưng giờ họ đã đạt được thỏa thuận chung".
Thỏa hiệp dự kiến chính là "số lượng người mang mầm bệnh virus COVID-19 nhưng không có triệu chứng", nguồn tin cho biết. "Những người bị nhiễm bệnh trước đây không được đưa vào thống kê chính thức nhưng giờ đã bắt đầu được công bố". Thoạt nhìn, có vẻ như động thái thống kê những người nhiễm bệnh không triệu chứng trong các số liệu chính thức của chính quyền Trung Quốc được đưa ra sau khi ông Lý tranh luận về thực trạng và cho đến bây giờ ông Tập phải nhượng bộ. Nhưng thật quá vội vàng nếu kết luận đó là một chiến thắng của ông Lý.
Ông Tập đang tìm mọi cách đạt được các mục tiêu giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại virus Vũ Hán và khôi phục nền kinh tế.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, những người nhiễm bệnh có sức khỏe tốt và không có triệu chứng đang lan truyền virus Vũ Hán. Đây sẽ là một vấn một vấn đề lớn trên toàn cầu, có thể gây ra một làn sóng nhiễm bệnh mới và Trung Quốc sẽ không thể nghĩ đến việc tái thiết nền kinh tế.
Làn sóng nhiễm bệnh mới cũng khiến Trung Quốc không thể tuyên bố chiến thắng hoàn toàn trong cuộc chiến chống lại virus corona tại Đại Lục và đắm chìm trong "vinh quang" đi đầu về các biện pháp phòng ngừa quốc tế.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nghi ngờ về số liệu thống kê của chính quyền Trung Quốc, ông Trump cũng đã đặt câu hỏi liệu ông Tập đã quyết định giả mạo số liệu thống kê ngay từ đầu và điều chỉnh cách tính người nhiễm bệnh không có triệu chứng nhằm giảm rủi ro chính trị.
Theo tin mới nhất của tờ báo Bưu điện Hoa nam buổi sáng (SCMP) cho biết, hơn 43.000 người ở Trung Quốc đã xét nghiệm dương tính với virus COVID-19 mà không có triệu chứng, những người này đã bị loại khỏi thống kê chính thức vào cuối tháng 02/2020. Nếu cả số đó, sẽ đẩy số ca nhiễm bệnh ở Trung Quốc lên trên 120.000. Chính quyền Trung Quốc sau đó công bố các trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng vào ngày 31/3. Hiện đã công bố 500 trường hợp.
Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc đã không "mạnh dạn" điều chỉnh số liệu thống kê trong quá khứ, trong đó có thống kê hàng chục ngàn người nhiễm bệnh không có triệu chứng. Chính vì chính quyền Trung Quốc che giấu số liệu các ca nhiễm bệnh, dẫn đến rủi ro rất lớn cho các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới khi họ sử dụng các số liệu công bố chính thức của chính quyền Trung Quốc.
Trong một cuộc họp mà ông Lý tham dự ngày 06/4, có một tiết lộ cần được nhắc đến. Những người tham gia cuộc họp cho biết, các trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận nhập cảnh vào Trung Quốc bằng đường bộ lớn hơn rất nhiều so với những trường hợp nhiễm bệnh vào nước này bằng đường hàng không, "nhưng hãy để nó chìm xuống". Thông qua biên giới đất liền rộng lớn với Nga ở phía Bắc và các nước ở phía Tây nam như Myanmar, Lào, …những người mang virus corona đang xâm nhập vào Trung Quốc, nhiều trong số đó có thể sẽ không bị phát hiện.
Vì vậy, mặc dù Thành phố Vũ Hán đã được dỡ bỏ lệnh phong tỏa nhưng mối mối đe dọa của các trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng và một loạt các trường hợp vượt biên qua biên giới đất liền, cuộc sống ở Trung Quốc hầu như khó trở lại bình thường.
Theo Nikkei,
Tuệ Minh dịch và biên tập
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét