Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020

Toàn cầu mua gom tích trữ, giá gạo tăng vọt cao nhất 7 năm

Toàn cầu mua gom tích trữ, giá gạo tăng vọt cao nhất 7 năm https://ift.tt/3e3nTSJ

Giá gạo tăng mạnh và đã lên mức cao nhất trong vòng 7 năm qua trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu, trong khi các nước không ngừng tích trữ.

Báo Vietnamnet dẫn thông tin từ CNBC, giá gạo đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 7 năm qua do các nhà nhập khẩu các nước đẩy mạnh tích trữ trong khi các nước xuất khẩu hạn chế bán hàng khi dịch Covid-19 bùng nổ.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cho biết giá gạo trắng 5% tấm đã tăng 12% trong một khoảng thời gian ngắn từ 25/3 tới 1/4. Và theo số liệu của Reuters, đây là mức cao nhất kể từ tháng 4/2013.

Giá gạo Thái tăng mạnh sau khi các nhà xuất khẩu gạo hàng đầu trong khu vực như Ấn Độ và Việt Nam hạn chế xuất khẩu. Hiện châu Á sản xuất 90% lượng gạo của thế giới và cũng tiêu thụ một lượng tương tự.

Tại Ấn Độ, các doanh nghiệp đã ngừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới do thiếu hụt nguồn lao động và hệ thống logistic bị gián đoạn. Và theo Reuters, việc thực hiện các hợp đồng đã ký cũng gặp khó khăn.

Trên thực tế, giá gạo đã tăng từ trước đó, từ cuối 2019 và tăng vọt lần đầu tiên trong tháng 3 trước đợt tăng lần này, do hạn hán nghiêm trọng ở Thái và nhu cầu lớn từ các nhà nhập khẩu châu Á cũng như châu Phi.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cũng khẳng định dự trữ gạo dồi dào nhưng cũng thừa nhận sự khó khăn trong vấn đề người lao động khi trong bối cảnh đại dịch virus  Vũ Hán bùng phát và những người lao động người Campuchia bị phong tỏa.

Thêm vào đó, Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Quốc cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động và sự gián đoạn nguồn cung cho vụ xuân.

Tại Ấn Độ và các nước Đông Nam Á khác, giờ là thời điểm thu hoạch vụ đông xuân cho các mặt hàng như lúa mỳ, khoai tay, bông và nhiều loại rau quả khác. Người nông dân cần những người lao động nhập cư để vận hành máy móc, làm các công việc chân tay như bốc vác… Tuy nhiên, tình trạng phong tỏa và cách ly đã khiến các hoạt động trở nên khó khăn hơn.

Hội đồng ngũ cốc thế giới cũng thừa nhận một sự gia tăng mạnh nhu cầu đối với các loại thực phẩm, trong đó có thực phẩm có nguồn gốc từ gạo và lúa mì trong thời gian ngắn hạn.

Không chỉ gạo, giá lúa mỳ cũng tăng mạnh trong thời gian gần đây, thêm khoảng 15% trong nửa cuối tháng 3 do nhu cầu mua gia tăng trong khi nỗi mùa vụ sẽ gặp khó khăn do các lệnh phong tỏa ở Bắc Mỹ và châu Âu.

Cũng theo Fitch Solutions, giá thực phẩm sẽ còn lên nữa trong năm 2020 theo đà tăng lên từ năm 2019 khi mà dịch tả lợn châu Phi kéo giá thịt lợn lên cao vút.

Thống kê cho thấy, lượng ngũ cốc dự trữ toàn cầu hiện có thể nuôi sống người dân thế giới trong vòng hơn 4 tháng.

[caption id="attachment_1419567" align="alignnone" width="700"] Ảnh chụp màn hình báo Vietnamnet.[/caption]

Tại Việt Nam, theo ghi nhận xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm tăng vọt so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, số liệu từ Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, xuất khẩu 3 tháng đầu năm, ước tăng gần 20% về lượng (với 1,67 triệu tấn) và tăng 27,8% về giá trị (đạt 774 triệu USD). 

Giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 463,5 USD một tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2019. Gạo trắng (43,1%) và gạo jasmine, gạo thơm (33,8%) được ưa thích nhất.

Trong đó, chỉ riêng Trung Quốc, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, nước này mua gạo Việt gấp 7 lần về sản lượng, 8 lần về giá trị so với cùng kỳ 2019 khi đạt hơn 66.222 tấn (tương đương 37 triệu USD). 

Việt Nam có lo thiếu gạo?

Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhận định về thị trường trong ngắn hạn, giá gạo tăng chủ yếu do tâm lí lo sợ dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành trên toàn cầu, điều đó thúc đẩy người tiêu dùng các nước tích trữ lương thực, nhu yếu phẩm. Bên cạnh dịch bệnh thì hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL và nguồn nước tưới tiêu cũng là những yếu tố tác động đến thị trường lúa gạo.

Những lo ngại về vấn đề an ninh lương thực trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 và hạn hán cũng như xâm nhập mặn ở ĐBSCL, cần cân nhắc việc tiếp tục cho xuất khẩu gạo, GS. Xuân phân tích: “Chúng ta không lo thiếu gạo vì lượng lúa gạo vừa thu hoạch trong vụ đông xuân 2019-2020, sau khi đã dành cho an ninh lương thực rồi vẫn dư thừa ít nhất 3 triệu tấn. 

Ở một góc nhìn khác, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP. Cần Thơ), ông Phạm Thái Bình cũng cho rằng, chúng ta không lo thiếu gạo. Dù năm nay hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt nhưng năng suất lúa vẫn rất cao so với những năm không có hạn, mặn nên không ảnh hưởng đến tổng sản lượng lúa gạo. “Vì vậy, Việt Nam nên cho xuất khẩu gạo”, ông Bình nói.

Tuy nhiên, Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản 140/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu việc xuất khẩu gạo cần phải xem xét kỹ lưỡng, thận trọng.

Mới đây, Bộ Công thương đã kiến nghị Thủ tướng cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng giới hạn số lượng. Theo đó, lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 và tháng 5 sẽ vào khoảng 800.000 tấn, giảm 40% so với lượng xuất khẩu tháng 4 và tháng 5/2019. 

Trước mắt trong tháng 4 cho phép xuất khẩu 400.000 tấn còn tháng 5, Chính phủ sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu phụ thuộc tình hình diễn biến của dịch.

Cũng theo Bộ Công Thương lượng gạo dự trữ và tồn kho trong các doanh nghiệp hiện ở mức hơn 1,6 triệu tấn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét