Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

Virus Vũ Hán: Trận ‘đại hồng thuỷ’ đe doạ người lao động thế giới

Virus Vũ Hán: Trận ‘đại hồng thuỷ’ đe doạ người lao động thế giới https://ift.tt/2XoUnAU

Cơn sóng thất nghiệp sẽ dâng trào cuốn thêm 25 triệu người thất nghiệp. Thời kỳ đen tối đang chờ đợi những người lao động trên toàn cầu. Trong chưa đầy ba tháng, virus Vũ Hán cướp đi việc làm của hàng chục triệu người lao động trên thế giới và châu Á là nơi bị nặng nhất. Đó là khái lược báo cáo mới nhất của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO), công bố hôm 7/4/2020.

Hôm 8/4, từ Paris Đài phát thanh quốc tế Pháp có một bài phân tích sắc sảo về "trận đại hồng thủy đe dọa 1,25 tỷ người lao động thế giới".

Đại dịch đẩy thế giới vào cuộc khủng hoảng chưa từng thấy, từ sau Thế Chiến Thứ Hai và tác động sâu rộng đến thị trường lao động toàn cầu. Dưới hình thức này hay một hình thức khác, virus Vũ Hán ảnh hưởng đến 80% người trong tuổi lao động trên thế giới. Nghiêm trọng hơn nữa, 1,25 tỷ người làm công ăn lương trên toàn cầu bị đe dọa mất việc hoặc giảm lương. Đại dịch không chỉ cướp đi sinh mạng của hơn 95.000 người tới nay mà còn đe dọa làm bùng nổ một cuộc khủng hoảng về xã hội khắp 5 châu: xóa sổ 198 triệu việc làm (tính theo mức 48 giờ làm việc mỗi tuần). Nhìn theo từng khu vực, báo cáo của ILO cho thấy châu Á - Thái Bình Dương bị tác hại nghiêm trọng nhất. Đây là nơi mà trong quý hai 2020 sẽ có tới khoảng 125 triệu lao động mất việc làm. Để so sánh, con số này ở châu Âu là 20 triệu.

Chưa ai biết lúc nào đại dịch kết thúc, nhưng điều đáng quan ngại hơn là chỉ tính đến thời điểm này, thì tác hại của virus Vũ Hán đã lớn hơn cả so với thời kỳ khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu 2008-2009.

Báo cáo của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế được công bố vào lúc các quốc gia trên thế giới dồn dập bơm tiền cứu nguy kinh tế. Nhật Bản hỗ trợ kinh tế tương đương 20% GDP. Mỹ 2.000 tỷ đô la, Đức 1.000 tỷ euro… Thị trường tài chính thế giới biến động mạnh bất chấp những biện pháp thuộc loại "vũ khí hạng nặng" của các ngân hàng trung ương của Liên Hiệp Châu Âu hay của Hoa Kỳ.

Bên cạnh cuộc chạy đua với thời gian để cứu mạng người, để tìm thuốc và vắc-xin phòng chống virus corona, thế giới phải đóng vai trò của những người lính cứu hỏa để cứu vãn cỗ máy kinh tế. GDP của Pháp, nền kinh tế thứ nhì trong Liên Hiệp Châu Âu, giảm 6 % trong ba tháng đầu năm 2020 theo thống kê của Ngân hàng Trung ương Pháp. Sau ba tuần lễ bị phong tỏa đã có tới 5,8 triệu người lao động Pháp mất việc và phải đăng ký tạm thất nghiệp nhằm bảo đảm duy trì được 80% thu nhập.

Chạy đua với thời gian cứu nguy kinh tế

Tại Đức, một nửa triệu công ty lớn, nhỏ cũng cho nhân viên nghỉ việc vì lý do « kỹ thuật ». Con số này cao gấp 20 lần trong tháng đầu tiên hồi khủng hoảng 2008. Nhìn sang Anh Quốc gần một triệu người lao động mất việc trong hai tuần lễ cuối tháng 3/2020 và con số này cao gấp 10 lần so với bình thường.

Tại Hoa Kỳ, cũng trong hai tuần lễ cuối tháng 3/2020, đại dịch đã đẩy 10 triệu người ra khỏi thị trường lao động, và số này phải ghi danh lãnh tiền thất nghiệp. Nhìn đến Trung Quốc điểm khởi đầu của dịch, thống kê chính thức không đả động đến số người thất nghiệp, nhưng nhìn nhận rằng trong tháng 2 và 3/2020 chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 13,5 %, kim ngạch xuất khẩu giảm gần 16 % còn chỉ số tiêu thụ nội địa thì giảm đi mất 1/5 so với cùng thời kỳ năm ngoái. Ngần ấy dấu hiệu đủ cho thấy thị trường lao động tại quốc gia đông dân nhất địa cầu này không thể tươi sáng.

Trong bối cảnh dầu sôi lửa bỏng, Tổ chức Lao động Quốc tế kêu gọi thế giới nhanh chóng hành động để ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng kéo theo sóng thần "đại họa" về xã hội.

Đề xuất biện pháp "Vực dậy nền kinh tế sau đại dịch" trong nước

Khẳng định tăng trưởng 6,8% cả năm như đề ra là mục tiêu rất khó khăn, song Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), TS. Nguyễn Bích Lâm cho biết, nếu dịch được khống chế kịp thời trong quý II/2020, hoặc kéo dài sang quý III năm 2020 thì tăng trưởng GDP cả năm đều đạt trên 5%.

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế doanh nghiệp với con số lên tới 80.200 tỷ đồng.

Đề xuất miễn, giảm thuế, phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chi ngân sách nhà nước, bị ảnh hưởng bởi đại dịch trước hết là gói hỗ trợ khoảng 30 nghìn tỷ đồng.

Về phần tín dụng bàn tới cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí… đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch (trước hết là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250 nghìn tỷ đồng).

Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo lao động phù hợp và hỗ trợ người lao động bị thôi việc, mất việc làm do ảnh hưởng của đại dịch…

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, bên cạnh những khó khăn, vẫn có những cơ hội cho các doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch. Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết thế giới đang có nhu cầu rất lớn về khẩu trang kháng khuẩn, trong khi năng lực của các doanh nghiệp dệt may trong nước có thể sản xuất ngay 100 triệu chiếc mỗi ngày và có thể tăng lên nữa…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét