Thứ Ba, 7 tháng 4, 2020

Xu hướng chuyển dịch ngành công nghệ từ Trung Quốc sang Việt Nam

Xu hướng chuyển dịch ngành công nghệ từ Trung Quốc sang Việt Nam https://ift.tt/2UMPpfk

Đại dịch toàn cầu Covid-19 đã nhanh chóng lan rộng ra hơn 200 quốc gia và vũng lãnh thổ, điều đó đẩy nhanh các kế hoạch đa dạng hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy các doanh nghiệp đưa ra những dự định di dời nhà máy của họ để phòng ngừa rủi ro.

Cách đây 3 năm, Made-in-China là ký hiệu thường thấy nhất trên các loại hàng hóa. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc kéo dài cùng với dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành toàn cầu thì điều đó đã thay đổi căn bản.

Các nhà sản xuất thiết bị điện tử trên thế giới đang tích cực tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ và giảm sự phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào, bất kể quốc gia đó có nhiều sức hấp dẫn đến đâu. Một giám đốc trong chuỗi cung ứng cho biết: "Cú đánh bất ngờ từ dịch virus COVID-19 chắc chắn sẽ đẩy các nhà sản xuất điện tử đi tìm vị trí mới để đảm bảo năng lực sản xuất, ngoài những cơ sở sản xuất tiết kiệm chi phí nhất ở Trung Quốc. Không ai có thể lờ đi những rủi ro trước tình hình này… Vấn đề không phải là chi phí, mà là về tính liên tục của quản lí chuỗi cung ứng".

Xu hướng mới nhất bắt đầu từ cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuộc chiến này đã đạt đến đỉnh điểm vào năm ngoái. Nhiều doanh nghiệp tại Trung Quốc bắt đầu dịch chuyển sang các quốc gia Đông Nam Á  để né đòn thuế và tiết kiệm chi phí. Giờ đây, đại dịch Covid-19 đã nhanh chóng đẩy nhanh các kế hoạch đa dạng hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy lãnh đạo các công ty tuyên bố thẳng những dự định rời khỏi Trung Quốc của họ.

Từ trước đến nay, các nhà cung cấp trên toàn cầu chưa bao giờ lo lắng đến như vậy. Điều này không  có gì là lạ, bất chấp mọi tính toán, thế giới đang phải đối mặt với những cú sốc về sản xuất lớn nhất thế giới từ 30 năm trước đến nay – thời điểm những nhà sản xuất Đài Loan lắp ráp phần lớn linh kiện điện tử trên toàn cầu, bắt đầu chuyển nhà máy của họ sang Trung Quốc đại lục.

Vậy lựa chọn vị trí nào bên ngoài Trung Quốc đại lục là tốt nhất để sản xuất đối với ngành công nghệ? Phần lớn câu trả lời của các Giám đốc công ty công nghệ của Đài Loan là Việt Nam, Họ thích Việt Nam bởi vì Việt Nam gần với Trung Quốc mặc dù chi phí lao động đang có xu hướng tăng lên nhưng vẫn tốt hơn Trung Quốc giờ bị cho là quá đắt.

Khi ông Trump mới nhậm chức Tổng thống Mỹ, các giám đốc điều hành thường tránh né những câu hỏi của các nhà phân tích về việc chuyển hoạt động sản xuất khỏi Trung Quốc, do họ không muốn chọc giận Bắc Kinh. Nhưng gần đây, họ thậm chí cung cấp chi tiết về các kế hoạch này khi thấy điều đó là không thể tránh khỏi. Không nhà sản xuất nào muốn bị coi là tụt hậu trong việc phòng ngừa rủi ro.

Ông Simon Lin, chủ tịch công ty lắp ráp iPhone, Wistron Corp, thậm chí còn táo bạo nói với các nhà phân tích vào tuần trước rằng, đến năm 2021, công ty ông sẽ lắp ráp ở bên ngoài Trung Quốc khoảng 50% công suất. Trong tuần vừa qua, hai nhà lắp ráp khác của Đài Loan cũng thông báo kế hoạch của riêng họ nhằm tăng cường năng lực sản xuất ngoài Trung Quốc.

[caption id="attachment_1418450" align="alignnone" width="700"] Cận cảnh mạch điện tử và những linh kiện điện tử (ảnh: Tapchitaichinh).[/caption]

Trước đó hãng Nikkei Asian Review cũng đưa tin, Google và Microsoft đang khẩn trương chuyển việc sản xuất điện thoại, máy tính cá nhân và các thiết bị khác từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á trong bối cảnh diễn biến dịch virus COVID-19 đang ngày càng xấu đi. Các nhà máy ở Việt Nam và Thái Lan được cho là sẽ hưởng lợi từ động thái này.

Cũng theo nguồn tin của Nikkei cho biết, Google cũng có kế hoạch sản xuất dòng điện thoại thông minh cao cấp mới nhất trực tiếp tại Việt Nam ngay trong nửa cuối năm 2020.

Hai nguồn tin khác nói với Nikkei rằng Microsoft đã lên kế hoạch để bắt đầu sản xuất dòng máy tính Surface tại miền Bắc Việt Nam, nhanh nhất là trong qúy II/2020.Một giám đốc trong chuỗi cung ứng nói với Nikkei: "Sản lượng ban đầu ở Việt Nam có thể thấp nhưng sẽ dần tăng theo chiều hướng mà Microsoft mong muốn".

Google và Microsoft sẽ tiếp tục tiến hành kế hoạch dịch chuyển việc sản xuất ra khỏi Trung Quốc, kể cả khi thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa Mỹ và Trung Quốc đã được kí vào tháng 1/2020. Hơn nữa, khi dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu đã củng cố thêm quyết tâm của họ.

Một nguồn tin cho biết Google thậm chí còn yêu cầu các nhà cung cấp đánh giá độ khả thi và chi phí của việc tháo dỡ và vận chuyển một số thiết bị sản xuất từ Trung Quốc tới Việt Nam, qua đất liền, đường biển hoặc hàng không. Các nguồn tin cũng cho biết Microsoft đã đẩy nhanh kế hoạch sản xuất tại Việt Nam sớm hơn dự định trước tình hình dịch virus COVID-19 lan rộng.

Trước đây Nikkei đã đưa tin hãng công nghệ khổng lồ này nhờ đối tác chuyển đổi một nhà máy Nokia cũ ở Bắc Ninh để sản xuất điện thoại Pixel.

Nikkei biết được rằng Google đã chấp nhận sản xuất điện thoại thông minh tại một nhà máy khác ở Vĩnh Phúc. Cuối năm ngoái, Google cũng đã bắt đầu sản xuất những sản phẩm cho nhà thông minh như Internet router Nest Wifi tại Việt Nam, đồng thời chuyển việc sản xuất máy chủ trung tâm dữ liệu sang Đài Loan.

Ông Joye Yen, nhà phân tích công nghệ tại hãng nghiên cứu IDC nói với Nikkei rằng: "Việc các công ty như Google muốn đẩy nhanh tiến trình đa dạng hóa khỏi Trung Quốc và dịch virus COVID-19 là hợp lí, trong bối cảnh chiến tranh thương mại vẫn còn nhiều điều không thể biết trước".

Samsung đã vận hành chuỗi cung ứng điện thoại thông minh ở Tình Thái Nguyên, Việt Nam trong nhiều năm, nhưng vẫn cần đến một số bộ phận được chế tạo tại Trung Quốc.

Sau khi việc đi lại giữa biên giới Việt Nam và Trung Quốc phải tạm ngừng để ngăn chặn lây nhiễm virus COVID-19, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc này thậm chí còn lên kế hoạch vận chuyển các linh kiện điện tử của điện thoại thông minh từ Trung Quốc tới Việt Nam bằng máy bay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét