Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

Giá thịt lợn cao, nguyên nhân và giải pháp giúp hạ nhiệt

Giá thịt lợn cao, nguyên nhân và giải pháp giúp hạ nhiệt https://ift.tt/2JR1Pwr

Hơn một tuần qua, giá lợn hơi của các doanh nghiệp đồng loạt giảm xuống 70.000 đồng/kg nhưng giá thịt lợn đến tay người tiêu dùng vẫn ở mức rất cao. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do thiếu hụt nguồn cung và chi phí trung gian lớn.  

Từ ngày 01/04 đến nay, mặc dù giá lợn hơi đã được các doanh nghiệp đều chỉnh giảm xuống còn 70.000 đồng/kg nhưng giá bán lẻ thịt lợn vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Vậy nguyên nhân nào khiến cho giá thịt lợn khó có khả năng giảm sâu.

Nguồn cung thịt lợn khan hiếm

Thông tin đăng tải trên báo Lao động, vào ngày 04/04/2020, ông Hoàng Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, nguyên nhân quan trọng và cơ bản nhất khiến giá thịt lợn ở mức giá cao là do nguồn cung thịt lợn trong nước giảm, thiếu so với nhu cầu tiêu dùng, chế biến.

Giá thịt heo chưa thể giảm khi thị trường heo hơi vẫn còn biến động tăng giảm liên tục (ảnh: Thanh Niên).

Nguồn gốc là do bệnh dịch tả lợn
Châu Phi xuất hiện lần đầu tại Việt Nam 02/2019 và sau đó lan nhanh cả nước và
đến nay vẫn còn xuất hiện rải rác ở một sổ địa phương. Điều đó dẫn đến việc tái
đàn còn chậm, tổng sản lượng thịt lợn cung ứng ra thị trường trong Quý I/ 2020 giảm
19,3% so với cùng kỳ năm 2019 (ước đạt 811 nghìn tấn) và giảm 17,3% so với cùng
kỳ năm 2018.

Theo tin từ báo Tuổi trẻ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường cũng cho biết, do dịch tả heo châu Phi xảy ra năm 2019 dẫn đến tổng thiệt hại khoảng 20% về số lượng, khối lượng thiệt hại khoảng 9,3%. Đây là một thiệt hại lớn cho người chăn nuôi cũng là nguyên nhân dẫn đến giá thịt heo tăng cao trong một thời gian.

Ông Cường cho biết thêm, thời gian gần đây giá thịt lợn tăng cao là do giai đoạn này các đàn lợn trong nước chưa đủ để cung cấp cho thị trường theo yêu cầu. "Trước khi có dịch, mỗi quý cần tới 910.000 tấn, vừa qua chúng ta mới đạt 820.000-830.000 tấn. Phải đến quý IV/2020 mới đạt được sản lượng đó".

Nguồn cung thiếu hụt lại quá nhiều khâu trung gian khiến giá thịt lợn tại chợ, siêu thị vẫn quá đắt đỏ (ảnh: Vietnamnet).

Việc nhập khẩu đề bổ sung cho nguồn
cung thiếu hụt so với nhu cầu tiêu dùng, chế biến trong nước chưa đúng tiến độ,
kế hoạch đề ra. Kế hoạch ban đầu, Bộ NN&PTNT phối hợp với các cơ quan chức
năng thực hiện nhập khẩu 100 nghìn tấn thịt lợn trong Quý I/2020. Nhưng, tính
đến 27/3 mới chỉ thực hiện nhập khẩu được hơn 39 nghìn tấn.

Hiện
có nhiều khâu trung gian

Có rất nhiều khâu trung gian, nhất là
khâu giết mổ nhỏ lẻ đến khâu bán hàng nhỏ lẻ, dẫn đến người tiêu dùng chưa được
hưởng giá thành giá thấp như kỳ vọng. Còn một nguyên nhân nữa là giá thành
sản xuất cao vì phải đảm bảo các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát
dịch bệnh. 

Theo tin từ báo Tiêu dùng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Mavin Đào Mạnh Lương cho rằng, giá thịt lợn hiện phải qua quá nhiều khâu trung gian. Lợn hơi được doanh nghiệp bán cho các thương lái phải qua lưu thông, bị hao hụt trong quá trình vận chuyển, đến lò mổ, qua chế biến, đóng gói thành phẩm, sau đó lại thông qua thương lái mới đến được người tiêu dùng. “Qua mỗi khâu trung gian như vậy, giá lợn hơi hoặc thịt lợn sẽ tăng từ 8 đến 10%”, ông Lương cho biết.

Giá thịt lợn tại chợ rẻ hơn siêu thị từ 25-40% tùy mặt hàng (ảnh: Kh.V/Lao Động)

Ông Hoàng Anh Tuấn cho biết, do dịch bệnh COVID-19, số lượng người bán hàng giảm, việc lưu thông vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn hơn. Đồng thời, với việc thực hiện giãn cách xã hội, một bộ phận người tiêu dùng đã mua tích trữ thực phẩm và các nhu yếu phẩm trong đó có thịt lợn để hạn chế số lần đi ra ngoài hoặc đề phòng trường hợp bị cách ly, phong tỏa. Điều đó dẫn đến giá thịt lợn đã tăng cục bộ tại một số nơi.

Chỉ
khoảng 1/3 doanh nghiệp cam kết giảm giá

Trong buổi trả lời báo Người lao động ngày 04/04, ông Hà Anh Tuấn cho biết, đã có 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn cam kết giảm giá chỉ chiếm khoảng 35% thị phần chăn nuôi trong nước. Như vậy, khoảng 65% doanh nghiệp còn lại không cam kết giảm giá, trong đó có nhiều cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ nằm rải rác khắp các tỉnh thành cả nước.

Giải pháp nào để giảm giá thịt lợn?

Trước tình hình giá thịt lợn vẫn không hạ nhiệt, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, cần tập trung nhiều giải pháp và gốc trong đó giải pháp quan trọng cần tái đàn, tăng đàn. Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp cùng với hiệp hội, người chăn nuôi để tăng nhanh đàn nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn.

Giá thịt lợn tăng vọt, Dabaco báo lãi quý 1/2020 cao hơn cả năm 2019 (ảnh: Báo Đầu Tư).

Hai giải pháp chính được đề xuất đó
là cần giảm bớt khâu trung gian giữa các khâu sản xuất, chế biến, tiêu dùng,
như vậy mới có khả năng giảm giá thịt lợn phù hợp và tăng nhập khẩu để đảm bảo
cho nhu cầu tiêu dùng, chế biến trong nước.

Bên cạnh đó, ông Hà Anh Tuấn kiến nghị, các bộ, ngành cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa tái đàn, tăng đàn  và nhập khẩu thịt lợn. Hơn nữa, các địa phương cần kiểm soát chặt chẽ những trang trại chăn nuôi nhỏ lẻ. “Hiện nay mới chỉ có 15 doanh nghiệp lớn chiếm khoảng 35% thị phần chăn nuôi trong nước. Do đó cần kiểm soát giá của tất cả các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ”.

Ngoài các giải pháp về tái đàn,
tăng đàn và nhập khẩu thịt lợn thì việc giảm giá thành khâu trung gian là vấn
đề cần được giải quyết. Theo ông Kiều Đình Thép, Giám đốc Kinh doanh Công ty CP
Chăn nuôi C.P Việt Nam cho biết, cần tuyên truyền, vận động “các nhóm lợi ích”
giảm chi phí khâu trung gian, chung tay cùng Nhà nước bình ổn giá cả mặt hàng
thịt lợn này.

Nhiều ý kiến cho rằng, tất cả những
giải pháp mà cả hai Bộ NN&PTNTvà Bộ Công Thương đưa ra đã được nhắc đến
nhiều lần. Tuy nhiên, giá lợn thịt vẫn cao trong suốt một thời gian vừa qua. Đã
có rất nhiều hội nghị, cuộc họp để thảo luận và đưa ra các giải pháp nhằm giảm
giá thịt lợn, nhưng việc ổn định giá thịt lợn dường như vẫn cần thêm một thời
gian nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét