Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

Hơn 42.000 người trên thế giới tử vong vì virus Vũ Hán

Hơn 42.000 người trên thế giới tử vong vì virus Vũ Hán https://ift.tt/2UPNPIB

Theo cập nhật của worldometer lúc 8h29 ngày 1/4 (giờ Việt Nam), dịch Covid-19 xuất hiện tại 202 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 858.127 ca nhiễm, trong đó 42.140 người đã tử vong.

Hiện Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với 188.280 ca nhiễm (tăng 24.492) và 3.883 ca tử vong (tăng 742). Theo số liệu này, số ca tử vong tại Mỹ đã vượt Trung Quốc, nước khởi phát của dịch Covid-19, dù số liệu chính quyền Bắc Kinh đưa ra làm dấy lên nhiều nghi ngờ.

Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 31/3, Tổng thống Trump gọi Covid-19 là "tai họa" và ông muốn tất cả người dân Mỹ chuẩn bị sẵn sàng cho những ngày khó khăn phía trước.

Mỹ đã vượt qua Hàn Quốc và nhiều nước châu Âu khác để trở thành nước đi đầu trong xét nghiệm sàng lọc virus Vũ Hán. Xét nghiệm nhanh và nhiều là một trong những yếu tố khiến Mỹ phát hiện nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 nhất trên thế giới.

New York là bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh. Theo CNN, nhiều nhân viên y tế từ Atlanta đã đáp chuyến bay tới New York để giúp thành phố này chiến đấu với dịch viêm phổi Vũ Hán.

Ý vẫn là vùng dịch lớn nhất châu Âu và thứ hai trên thế giới. Nước này báo cáo thêm 4.053 ca nhiễm trong 24 giờ qua, nâng tổng số người nhiễm bệnh lên 105,792. Nước này cũng báo cáo 837 trường hợp tử vong mới, nâng tổng số người chết vì dịch bệnh lên 12,428, chiếm khoảng 30% số ca tử vong trên thế giới.

Reuters cho hay, số người chết vì virus Vũ Hán trong vòng một ngày tại Lombardy, vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Ý, đã giảm mạnh. Lombardy ghi nhận thêm 381 ca tử vong mới, mức thấp nhất kể từ ngày 25/3, nâng tổng số lên khoảng 7.199. Số ca nhiễm mới ở đây cũng giảm 3 ngày liên tiếp, cho thấy tình hình đang cải thiện nhanh hơn những khu vực khác trong nước. Lombardy có thêm 1.047 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên khoảng 43.208. Tuy nhiên, số người chết hàng ngày tại vùng Piedmont lân cận lại tăng mạnh so với hôm trước.

Nước Ý hôm 31/3 treo cờ rủ và dành một phút mặc niệm gần 11.600 người chết vì Covid-19, thảm họa chết chóc nhất nước này kể từ Thế chiến II. Thành phố Vatican cũng treo cờ rủ nhằm thể hiện sự đoàn kết với Ý. 

Tây Ban Nha, vùng dịch lớn thứ 2 châu Âu và thứ 3 thế giới, ghi nhận thêm 7.967 ca nhiễm virus Vũ Hán, nâng tổng số lên 95.923. Nước này cũng ghi nhận thêm 748 người chết vì Covid-19, mức tăng kỷ lục trong một ngày, nâng tổng số ca tử vong lên 8.464. Madrid vẫn là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh.

Theo AFP,  Tây Ban Nha áp lệnh phong tỏa toàn quốc từ ngày 14/3, ban đầu dự kiến được áp đặt trong vòng hai tuần, đã được kéo dài tới ngày 11/4. Nước này cũng đang tìm cách tăng cường xét nghiệm, thu thập nguồn kit từ khắp nơi trên thế giới, đặt mục tiêu xét nghiệm 50.000 người/ngày, thay vì mức 20.000 hiện nay. 

Đức hiện ghi nhận 71.808 ca nhiễm (tăng 4.923) và 775 ca tử vong (tăng 130). Tỷ lệ tử vong tại nước này ở mức thấp, chỉ khoảng 1,07% dù Đức hiện là vùng dịch lớn thứ 3 châu Âu và thứ 5 trên thế giới. 

Theo Reuters, thành phố Jena ở Đức quyết định yêu cầu mọi người phải đeo khẩu trang khi đi mua sắm hoặc đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng, đẩy mạnh nỗ lực hạn chế lây nhiễm virus corona và trở thành thành phố đầu tiên ở Đức áp dụng biện pháp này.

Pháp, vùng dịch lớn thứ 4 châu Âu, ghi nhận thêm 499 người chết vì nCoV, mức cao nhất trong vòng một ngày, nâng tổng số ca tử vong lên 3.523, vượt Trung Quốc. Số ca nhiễm nCoV tại Pháp cũng tăng mạnh thêm 7.578, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 tại nước này lên 52.128.

Theo AFP, giám đốc Cơ quan Y tế Công cộng Quốc gia Jerome Salomon phát biểu trong cuộc họp báo hôm 31/3 rằng: "Đây là tình trạng hoàn toàn chưa từng có trong lịch sử y học Pháp", thêm rằng các bệnh viện phía đông đất nước, một trong những "điểm nóng" của đại dịch, đang chịu áp lực vô cùng lớn. Tình hình tại thủ đô Paris và khu vực xung quanh "cũng khó khăn". 

Anh hiện ghi nhận 25.150 ca nhiễm (tăng 3.009) và 1.789 ca tử vong (tăng 381). Nước này đang trong tình trạng phong tỏa toàn quốc nhằm ngăn dịch nCov.

Iran là vùng dịch lớn thứ hai châu Á, sau Trung Quốc đại lục, và thứ 7 trên thế giới với 44.605 người nhiễm (tăng 3.110) và 2.898 ca tử vong (tăng 141).

AFP cho hay, Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm 31/3 cho biết chính quyền sẽ đóng cửa các công viên trên toàn quốc vào ngày 1/4, nhằm ngăn chặn những buổi dã ngoại gia đình thường diễn ra để đánh dấu ngày thứ 13 của kỳ nghỉ Tết Ba Tư. Chính quyền cũng ngừng in tất cả ấn phẩm truyền thông của Iran ít nhất đến ngày 8/4, kêu gọi các hãng đăng bài trực tuyến

Trung Quốc chưa công bố số liệu mới. Ủy ban Y tế Quốc gia (NHS) của Trung Quốc hôm 31/3 thông báo nước này bắt đầu thống kê những bệnh nhân Covid-19 không xuất hiện triệu chứng vào tổng số ca nhiễm trên toàn quốc.

Hàn Quốc báo cáo thêm 125 ca nhiễm và 4 ca tử vong mới, nâng tổng số lên lần lượt là 9,786 và 162. Theo Korea Times, Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Yoo Eun-hae hôm 31/3 thông báo kỳ thi đánh giá năng lực đại học của Hàn Quốc, còn gọi là suneung, sẽ bắt đầu từ ngày 3/12, chậm hơn hai tuần so với lịch dự kiến vào ngày 19/11.

Tại Đông Nam Á, vùng dịch lớn nhất khu vực vẫn là Malaysia với 2.766 ca nhiễm và 43 ca tử vong.

Thái Lan hiện có 1.651 ca nhiễm, cao số 2 tại khu vực, trong đó 10 người đã tử vong.

Indonesia, vùng dịch lớn thứ 3 ở Đông Nam Á, hiện ghi nhận 1.528 ca nhiễm và 136 ca tử vong. Tỷ lệ tử vong ở nước này hiện vẫn cao nhất khu vực. Tổng thống Indonesia hôm 31/3 tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về sức khỏe cộng đồng và thông báo biện pháp hỗ trợ người thu nhập thấp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét