Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

Điểm tin thế giới 12/6: Hội nghị Trump-Kim diễn ra tại Singapore, Pháp thách thức Trung Quốc ở Biển Đông

Điểm tin thế giới 12/6: Hội nghị Trump-Kim diễn ra tại Singapore, Pháp thách thức Trung Quốc ở Biển Đông http://bit.ly/2GcW8IQ

Chiều nay, thứ Ba 12/6, Đại Kỷ Nguyên xin chuyển tới quý độc giả phần tóm lược các sự kiện nổi bật trên thế giới đã được đưa tin trong ngày.

Tổng thống Trump và Kim Jong-un ký kết thỏa thuận chung

Sáng nay Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lần đầu tiên gặp nhau và có cái bắt tay lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Singapore. Sau bữa ăn trưa, Tổng thống Trump và ông Kim cùng đi dạo quanh khách sạn Capella, sau đó cùng ký kết một thỏa thuận chung. Lễ ký kết đã diễn ra rất nhanh chóng.

Tổng thống Trump tuyên bố: "Chúng tôi đang ký một tài liệu rất quan trọng, tài liệu khá toàn diện, và chúng tôi đã có một khoảng thời gian rất tốt đẹp cùng nhau, một mối quan hệ tuyệt vời. Nhiều vấn đề khác sẽ được thảo luận tại một cuộc họp báo khác sẽ sớm diễn ra. Chúng tôi đã tiến hành một mối liên kết đặc biệt". (Chi tiết)

[caption id="attachment_766367" align="alignnone" width="650"] Tổng thống Trump và Kim Jong-un ký kết thỏa thuận ngày 12/6/2018 sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore. (Ảnh: KEVIN LIM)[/caption]

Trung Quốc kêu gọi xem xét gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay đề xuất các nhà lãnh đạo thế giới xem xét gỡ bỏ các lệnh trừng phạt với Triều Tiên, sau khi Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Kim Jong-un ký một văn bản “toàn diện” hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đưa ra tuyên bố này tại một cuộc họp báo hàng ngày ở Bắc Kinh.

[caption id="attachment_766736" align="alignnone" width="650"]Hội nghị trump Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đi bộ trong hội nghị thượng đỉnh tại khách sạn Capella trên đảo Sentosa ở Singapore ngày 12/6/2018. (Ảnh: Anthony Wallace/Reuters)[/caption]

Hoa Kỳ dừng tập trận Mỹ-Hàn nhưng giữ nguyên các lệnh trừng phạt

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Ba cho biết Hoa Kỳ đã dừng các bài tập quân sự tốn kém với Hàn Quốc để tạo thuận lợi cho các cuộc đàm phán hạt nhân hóa với Triều Tiên, theo Reuters.

[caption id="attachment_766793" align="alignnone" width="650"]Trump Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong một cuộc họp báo sau cuộc gặp với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại khách sạn Capella trên đảo Sentosa ở Singapore ngày 12/6/2018. (Ảnh: Reuters/Jonathan Ernst)[/caption]

Tổng thống Trump phát biểu tại một cuộc họp báo ở Singapore sau một hội nghị lịch sử với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. "Trong hoàn cảnh chúng ta đang đàm phán... Tôi nghĩ các cuộc tập trận chiến tranh là không thích hợp". 

Tại cuộc họp báo, ông Trump nói Kim Jong-un đã thực hiện một "cam kết vững chắc" cho việc triệt tiêu hoàn toàn vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên nhưng các biện pháp trừng phạt vẫn sẽ có hiệu lực. 

Malaysia mở lại Đại sứ quán tại Triều Tiên

Thủ tướng Mahathir Mohamad cho biết Malaysia sẽ mở lại Đại sứ quán tại Bình Nhưỡng, chấm dứt cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước sau vụ ám sát người anh cùng cha khác mẹ của Kim Jong-un ở Kuala Lumpur hồi năm ngoái, theo Reuters.

"Có, chúng tôi sẽ mở lại đại sứ quán", ông Mahathir nói trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Nikkei Asian Review được công bố hôm thứ Hai trong chuyến đi Nhật Bản.

[caption id="attachment_766764" align="alignnone" width="650"]Malaisia Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tham dự một cuộc họp báo tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Nhật Bản tại Tokyo, Nhật Bản ngày 11/6/2018. (Ảnh: Reuters/Issei Kato)[/caption]

Mối quan hệ gần gũi của Malaysia với Triều Tiên đã bị hạ thấp nghiêm trọng sau khi ông Kim Jong-nam bị ám sát tại sân bay Kuala Lumpur vào tháng 2/2017. Hai người phụ nữ quốc tịch Việt Nam và Indonesia đã đầu độc ông Kim Jong-nam bằng chất độc thần kinh VX, loại độc tố được Liên Hợp Quốc liệt kê là vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Pháp thách thức Bắc Kinh ở Biển Đông

Pháp đang tăng cường sự hiện diện quân sự của mình ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bằng cách cử tàu chiến qua Biển Đông và lên kế hoạch tập trận không quân để chống lại các hoạt động xây dựng của quân đội Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp, Straits Times bình luận trong một bài báo đăng ngày 12/6.

Vào cuối tháng 5, tàu tấn công Dixmude của Pháp và một tàu khu trục đã đi qua quần đảo Trường Sa và xung quanh các rạn san hô mà Trung Quốc đã cải tạo trái phép thành các đảo nhỏ. Hoạt động này nhằm đẩy lùi các yêu sách của Bắc Kinh đòi quyền sở hữu đối với phần lớn Biển Đông vốn giàu tài nguyên.

[caption id="attachment_766871" align="alignnone" width="650"]Pháp Tàu hải quân Pháp Dixmude neo đậu tại một bến tàu ở thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1/6/2018. (Ảnh: AFP)[/caption]

The Wall Street Journal, một chuyên gia thuộc nhóm nghiên cứu của Hudson Institute, nói rằng "một số tàu khu trục và tàu hộ tống của Trung Quốc" đã theo đuôi các tàu của Pháp.

Đại Kỷ Nguyên News

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét