Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Điểm tin thế giới 30/1: Trung Quốc đưa tàu cứu hộ tới Biển Đông; Hoa Kỳ tăng cường hợp tác an ninh với Đài Loan

Điểm tin thế giới 30/1: Trung Quốc đưa tàu cứu hộ tới Biển Đông; Hoa Kỳ tăng cường hợp tác an ninh với Đài Loan http://bit.ly/2HFIXm4

Mục Điểm tin thế giới ngày 30/1 xin gửi tới quý độc giả những tin sau:

Hoa Kỳ sẽ tăng cường hợp tác an ninh với Đài Loan

Mỹ dự kiến sẽ tăng cường hơn nữa hợp tác an ninh với Đài Loan trong một phần của chiến lược lớn nhằm kiểm soát sự mở rộng kinh tế và quân sự và Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, theo SCMP.

Trong một cuộc phỏng vấn tại Đài Loan, Giám đốc Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT), ông Brent Christensen cho biết, ông dự kiến sẽ có những tiến bộ lớn giữa Đài Loan trong 4 lĩnh vực bao gồm cả an ninh trong năm nay, nhằm kỷ niệm 40 năm Đạo luật quan hệ Đài Loan 1979 (Taiwan Relations Act - TRA).

Sau khi chuyển sự công nhận ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh vào năm 1979, cùng năm, Mỹ cam kết với Đài Loan sẽ giúp hòn đảo tự trị duy trì phòng thủ chống lại Trung Quốc đại lục bằng TRA.

[caption id="attachment_1090777" align="aligncenter" width="700"] Giám đốc Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT), ông Brent Christensen. (Ảnh: CNA)[/caption]

Trung Quốc đưa tàu cứu hộ tới Đá Chữ Thập, Biển Đông

Bắc Kinh đã thiết lập một trung tâm cứu hộ hàng hải trên bãi Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef - FCR), một trong những tiền đồn quân sự mà Trung Quốc đã xây dựng trên vùng biển tranh chấp tại Biển Đông, theo Philstar.

Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc đã khai trương một trung tâm cứu hộ để hoạt động cứu hộ tại khu vực phía nam của tuyến đường thủy đang tranh chấp. Vào tháng 7/2018, Trung Quốc đã cử một tàu cứu hộ đến bãi đá Subi. Con tàu này đã bố trí ít nhất 8 nhân viên cứu hộ với thiết bị lặn. Bãi Đá Chữ Thập, đã trở thành căn cứ không quân kiên cố với các cơ sở quân sự, Philstar trích dẫn Tân Hoa Xã.

Trung Quốc có khả năng sử dụng Đá Chữ Thập làm trung tâm tình báo ở Trường Sa, theo báo cáo của một nhóm nghiên cứu thuộc tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI).

[caption id="attachment_1090841" align="aligncenter" width="717"] Xây dựng trên Đá Chữ Thập, một phần của chuỗi đảo Trường Sa ở Biển Đông đang tranh chấp, hình ảnh vệ tinh ngày 9/3/2017. (Ảnh: REUTERS / CSIS/ AMTI)[/caption]

Tổng thống Venezuela mong hòa giải với phe đối lập

Hôm thứ Tư (30/1) Tổng thống Venezuela Maduro nói sẵn sàng đàm phán với phe đối lập với mong đợi hòa giải: "Tôi sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán với phe đối lập vì lợi ích của Venezuela, vì hòa bình và tương lai của nó", hãng tin RIA của Nga trích dẫn.

Ý kiến của ông Maduro được RIA phát sóng giữa bối cảnh cuộc cạnh tranh nắm quyền tại Venezuela đang tăng cường, và chính phủ Maduro đang chuẩn bị một cuộc điều tra có thể dẫn tới việc bắt giữ lãnh đạo phe đối lập - Tổng thống lâm thời Guaido.

Ông Guaido mới đây cũng đã kêu gọi các cuộc biểu tình đường phố mới. Tuần trước, Hoa Kỳ đã công nhận ông Guaido, 35 tuổi, là quyền Tổng thống hợp pháp, trong khi đó Nga tiếp tục chống đỡ cho ông Maduro. 

[caption id="attachment_1090806" align="aligncenter" width="700"] Ông Juan Guaido, Chủ tịch quốc hội Venezuela, Tổng thống lâm thời được Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế công nhận, trong một cuộc biểu tình chống lại chính phủ tổng thống Nicolas Maduro và kỷ niệm 61 năm ngày kết thúc chế độ độc tài Marcos Perez Jimenez tại Caracas, Venezuela vào hôm 23/1/2019. (Ảnh: Reuters)[/caption]

Iran đổ lỗi do Hoa Kỳ nên kinh tế khó khăn nhất trong 40 năm qua

Hôm thứ Tư, tổng thống Iran nói rằng nước này đang phải đối mặt với tình hình kinh tế khó khăn nhất trong 4 thập kỷ, và tại Hoa Kỳ chứ không phải do chính phủ. 

Tổng thống Hassan Rouhani tuyên bố: "Hôm nay đất nước đang đối mặt với áp lực và các lệnh trừng phạt kinh tế lớn nhất trong 40 năm qua", Reuters trích dẫn trong bản tin ngày 30/1/2019.

Tại Iran đã nổ ra những cuộc biểu tình rải rác bởi những người lao động, gồm tài xế xe tải, nông dân và thương nhân, để phản ứng lại những khó khăn kinh tế, đôi khi dẫn đến các cuộc đối đầu với lực lượng an ninh.

Tổng thống Trump năm ngoái đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, và khôi phục các chế tài trừng phạt đối với quốc gia Trung Đông, có hiệu lực từ 5/11/2018.

[caption id="attachment_1090791" align="aligncenter" width="700"] Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu trong một cuộc họp báo tại New York hôm 26/9/2018 (Ảnh: AFP PHOTO / Jim WATSON). Tổng thống Donald Trump trong một cuộc họp với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại New York ( Ảnh: Getty )[/caption]

Giới học giả Úc, New Zealand lo ngại khi tới Trung Quốc

Việc Trung Quốc bắt giữ nhà văn người Úc gốc Hoa Yang Hengjun đầu tháng này làm dấy lên những lo ngại đối với nhiều học giả tại Australia và New Zealand, bởi tình huống cho thấy rằng không an toàn khi tới đại lục công tác, theo SCMP.

Ông Yang, một công dân Úc và một nhà cựu ngoại giao Trung Quốc, người đã chỉ trích Bắc Kinh kiểm duyệt và can thiệp ở nước ngoài - đã bị bắt giữ tại đại lục hôm 19/1. Lý do mà Bắc Kinh đưa ra là bởi nghi ngờ gián điệp. Khi bị bắt tại sân bay Quảng Châu, ông Yang đang đi du lịch cùng gia đình.

Antonia Finnane, giáo sư lịch sử Trung Quốc tại Đại học Melbourne, cho biết việc bắt giam ông Yang có thể cản trở sự hợp tác học thuật giữa hai nước.

Đại Kỷ Nguyên News

[videoplayer link="https://video2.dkn.tv/thang-loi-ban-dau-cua-tong-thong-trump-truoc-trung-quoc-tren-bien-dong_c0a7e423d.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét