Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

Vừa tái đắc cử, tổng thống Venezuela đối mặt với sự hỗn loạn ngày càng tăng

Vừa tái đắc cử, tổng thống Venezuela đối mặt với sự hỗn loạn ngày càng tăng http://bit.ly/2GaQ1ol

Đối với ông Maduro, việc giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống khá dễ dàng khi các ứng cử viên đối lập chính bị cấm, trong khi chính phủ kiểm soát mọi khía cạnh của cuộc bầu cử, bao gồm cả kiểm phiếu, theo Thời báo Phố Wall (WSJ).

Tuy nhiên, theo WSJ, việc cố gắng đưa đất nước Venezuela ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử của đất nước, sẽ rất khó khăn khi Venezuela phải đối mặt với sự cô lập ngày càng tăng từ cộng đồng quốc tế.

Được biết, theo số liệu từ cơ quan bầu cử nhà nước do chính phủ kiểm soát, ông Maduro đã giành được một nhiệm kỳ tổng thống mới 6 năm, trong cuộc bỏ phiếu hôm 20/5, với ‘chiến thắng’ áp đảo, 68% phiếu ủng hộ so với 21% phiếu bầu cho ông Henri Falcón, một cựu thành viên ly khai của phe đối lập, và 11% phiếu cho một cựu mục sư truyền giáo theo đạo Tin lành.

Phản đối kết quả bầu cử, ông Falcón cho rằng cuộc bầu cử là không công bằng, và kêu gọi một cuộc bỏ phiếu mới vào cuối năm nay.

Các nền dân chủ trên khắp thế giới lên án cuộc bầu cử. Hôm thứ 21/5, một ngày sau khi công bố kết quả bầu cử, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã gọi cuộc bỏ phiếu là “giả mạo, không tự do và công bằng”. Ông Pence kêu gọi Venezuela cho phép viện trợ nhân đạo vào nước này, và nói rằng Mỹ sẽ không ngồi yên khi Venezuela sụp đổ.

Nhà Trắng cũng ban hành lệnh một sắc lệnh hành pháp mới, nhằm mở rộng lệnh cấm người Mỹ mua trái phiếu và các khoản nợ công của Venezuela. Sắc lệnh mới nhất này cản trở khả năng bán tài sản nước ngoài của Venezuela, cấm người Mỹ mua bất kỳ khoản nợ nào có nguồn gốc từ Venezuela.

"Sắc lệnh hành pháp này loại bỏ một số lỗ hổng trong luật pháp mà chúng ta đã thấy chính quyền [Venezuela] đang cố gắng khai thác", một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết, nói thêm rằng các nước khác ở Nam Mỹ đã thực hiện các hành động tương tự hôm 21/5, và Mỹ tin rằng điều đó sẽ khiến cho chính phủ của ông Maduro thấy khả năng họ đạt được những doanh số như trước sẽ “bị hạn chế nghiêm trọng".

Sáng sớm ngày 21/5, một liên minh 14 quốc gia từ khắp châu Mỹ thông báo không công nhận kết quả bỏ phiếu. Kêu gọi các tổ chức quốc tế không cung cấp cho Venezuela bất kỳ khoản tín dụng nào, các nước này tuyên bố sẽ triệu hồi đại sứ của họ từ Caracas về nước, để phản đối cuộc bầu cử không công bằng và mờ ám.

Theo WSJ, sự cô lập ngoại giao có thể làm tăng sự phụ thuộc của ông Maduro vào một số quốc gia độc đoán khác, bao gồm Cuba, Trung Quốc, Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, khi tất cả những nước này đều gửi lời chúc mừng đến ông Maduro.

Theo giáo sư Steve Hanke của Đại học Johns Hopkins, một chuyên gia về siêu lạm phát, sau chiến thắng, ông Maduro đã gia nhập hàng ngũ những kẻ độc tài, bao gồm ông Slobodan Milosevic của Nam Tư, và ông Robert Mugabe của Zimbabwe, những người nắm giữ quyền lực trong lúc nền kinh tế hết sức tồi tệ.

Với số lượng cử tri tham gia bỏ phiếu thấp nhất cho tổng thống Venezuela kể từ năm 1950, cuộc bầu cử giúp cho ông Maduro có một chút tính hợp pháp, đặc biệt khi siêu lạm phát làm rỗng nát nền kinh tế, và ước tính có khoảng 5.000 người Venezuela bỏ chạy khỏi đất nước mỗi ngày. Liên Hợp Quốc dự kiến sẽ có tới 1,8 triệu người rời khỏi đất nước tính đến cuối năm, tràn ngập sang các nước Colombia, Brazil và các nước láng giềng khác, tạo ra một cuộc khủng hoảng tị nạn tồi tệ nhất của Nam Mỹ trong thời hiện đại.

Đối với nhiều người Venezuela bình thường, chiến thắng của ông Maduro có nghĩa gần giống như đất nước tiếp tục trượt sâu hơn vào khủng hoảng với rất ít cơ hội vượt qua. Giá cả tăng gần gấp đôi sau một vài tuần, nền kinh tế bị giảm đi gần 50% so với năm 2013, thực phẩm và thuốc ngày càng khan hiếm. Các dịch vụ công cộng như cấp điện, đang bị tê liệt, sản xuất dầu mỏ, cung cấp cho đất nước Venezuela gần như toàn bộ thu nhập ngoại tệ, cũng ở tình trạng như vậy. Các bệnh tật như sởi và sốt rét, đang lan rộng rất nhanh.

[caption id="attachment_727204" align="alignnone" width="1280"]Thực phẩm và thuốc ngày càng khan hiếm ở Venezuela. Người dân Venezuela xếp hàng tại Maracaibo ngày 2/5. Thực phẩm và thuốc ngày càng khan hiếm ở Venezuela. Người dân Venezuela xếp hàng đợi xe buýt tại Maracaibo ngày 2/5. (Ảnh: Getty Image)[/caption]

Nhiều người Venezuela thức dậy vào ngày 21/5 với một cảm giác sợ hãi, lo lắng mọi thứ xấu như bây giờ có thể tồi tệ hơn nữa.

"Tôi cảm thấy như đang khóc, tôi cảm thấy chán nản, tôi cảm thấy tức giận”, bà Adriana Luna, 35 tuổi, một nhân viên xã hội ở ngoại ô Caracas, người đã tuân theo lời kêu gọi của liên minh đối lập chính tẩy chay cuộc bỏ phiếu, cho biết, và nói thêm: "Bạn cảm thấy như bạn không còn sống, giống như bạn bị ung thư giai đoạn cuối".

Cùng với ba người anh và một em gái của mình, bà Luna hiện cũng tham gia cuộc di cư ngày càng gia tăng của người Venezuela. Họ dự định đến Colombia hoặc Ecuador, để kiếm đủ tiền gửi về nhà, giúp cho các thành viên gia đình còn ở lại, có thể tồn tại.

“Đó là cách duy nhất để gia đình sống sót”, bà Luna nói đầy chua xót.

Từng là lái xe buýt và được cố thủ tướng Hugo Chávez theo chủ nghĩa dân túy ủng hộ, Tổng thống Maduro đã đưa ra một vài kế hoạch giải cứu tình trạng sa sút của nền kinh tế, ngoài việc bỏ bớt 3 số 0 trên đồng tiền, một động thái mà các nhà kinh tế cho rằng sẽ không có tác dụng gì để ngăn chặn việc giá cả leo thang. Chính phủ của ông Maduro đổ lỗi tình hình trên là do các lực lượng bên ngoài như MỸ và doanh nghiệp lớn gây ra.

Ông Asdrubal Oliveros, giám đốc công ty tư vấn Ecoanalítica tại Caracas cho rằng: “Kinh tế là ‘gót chân A-sin’ của ông Maduro”.

Venezuela phải đối mặt với khoản thanh toán nợ 6 tỷ USD trong nửa cuối năm nay. Nắm giữ khoảng gần 3 tỷ USD trái phiếu chính phủ quá hạn, các nhà đầu tư đang nhắm mục tiêu vào các tài sản của Venezuela, như các chuyến hàng chở dầu, để đòi bồi thường.

Thí dụ, công ty năng lượng khổng lồ ConocoPhillips đã bắt đầu thu giữ dầu thô của Venezuela ở vùng biển Caribbean, để bù lại 2 tỷ đô la mà một tòa trọng tài đã quyết định cho công ty đối với những tài sản mà Venezuela đã quốc hữu hóa vào năm 2007.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC báo cáo rằng, Venezuela, nằm trên khu vực dự trữ dầu lớn nhất thế giới, có sản lượng khai thác dầu thô trong tháng 4/2018 bị giảm đi đáng kể, chỉ còn 1,4 triệu thùng một ngày, so với sản lượng 2,4 triệu thùng vào 5 năm trước. Theo nhà kinh tế Orlando Ochoa, đó là mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1950, khi đất nước này nổi lên như một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu của hành tinh này.

Việc sản lượng dầu thô giảm sẽ ngăn Venezuela được hưởng lợi từ việc giá dầu tăng.

Theo các nhà kinh tế, tình hình trở nên tồi tệ hơn khi đất nước này chỉ nhận tiền mặt cho khoảng 1/3 sản lượng hiện tại của họ. Phần còn lại Venezuela phải bán với giá thấp hơn cho các nước đồng mình vùng Caribbean như Cuba, để trả nợ cho Trung Quốc và Nga, và cung cấp cho thị trường trong nước, nơi mà các sản phầm xăng dầu hầu như miễn phí.

Ông Javier Corrales, một chuyên gia Venezuela tại đại học Amherst College cho rằng: "Những thách thức này có nghĩa chính quyền sẽ không bao giờ ổn định hoặc được củng cố. Những thách thức đối với chính quyền là quá to lớn”.

Tuy nhiên, theo WSJ, không có dấu hiệu biểu tình vào hôm 21/5 sau cuộc bầu cử. Nhiều nhà hoạt động chống chính phủ đã quá mệt mỏi sau khi các cuộc biểu tình trong các năm 2014 và 2017, đã dẫn đến những cuộc đàn áp tàn nhẫn của chính phủ.

Trong khi đó, phe đối lập đã rạn nứt dường như đang đặt hy vọng vào sự can thiệp bên ngoài hoặc một cuộc đảo chính quân sự, mà theo các nhà phân tích thì cả 2 tình huống này là khó xảy ra. Mặc dù sự bất mãn ngày càng gia tăng trong các lực lượng vũ trang, chính phủ đã phát hiện và làm vô hiệu một số âm mưu gần đây.

"Ông ấy có quyền lực, ông ấy kiểm soát tất cả các tổ chức lớn và quan trọng”, ông Michael Shifter, chủ tịch Tổ chức Đối thoại Liên Mỹ (Inter-American Dialogue), một viện nghiên cứu chính sách tại Washington, cho biết.

"Không có dấu hiệu của bất kỳ sự rạn nứt nghiêm trọng nào trong giới cầm quyền và quân đội, có thể đe dọa sự tiếp tục thống trị của ông ấy”, ông Shifter nhận xét.

Theo ông Shifter, phe đối lập "không có nhiều cơ hội để thay đổi tình hình".

Cho rằng quyết định tẩy chay cuộc bầu cử, đã không làm được bất cứ điều gì để tăng vị thế cho phe đối lập, ông Shifter nhận định: “Trò chơi thực sự ở [trong tay] ông Maduro, phe phái cầm quyền và những tổ chức quan trọng mà họ kiểm soát. Ngay khi nền kinh tế trở nên tồi tệ, đất nước Venezuela vẫn có thể ‘sản xuất ì ạch’ với 1,5 triệu thùng dầu mỗi ngày. Đó là một bi kịch và thảm họa, nhưng nó không có nghĩa là sự chấm dứt của chế độ".

Phạm Duy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét