ĐCSTQ cải trang thành các tổ chức cây nhà lá vườn sử dụng chính công dân nước sở tại nhằm thao túng quốc gia sở tại.
Cho đến gần đây, ở Anh Quốc, Trung Quốc vẫn được coi là một cơ hội kinh doanh và là một nguồn cung cấp hàng hóa giá rẻ và được chào đón. Nhưng nay, ngày càng có nhiều nhận thức rằng ĐCSTQ đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng, không chỉ đối với các giá trị của Vương quốc Anh mà còn đối với an ninh quốc gia nước Anh, theo The Epoch Times.
Trong khi hàng loạt tin tức gần đây về việc công ty viễn thông Huawei của Trung Quốc tham gia vào mạng 5G của Vương quốc Anh mới thu hút sự chú ý đáng kể của giới truyền thông nước này, thì các hoạt động gây ảnh hưởng của ĐCSTQ ở Anh Quốc đã bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước.
Như đã được trình bày chi tiết trong cuốn sách “Bàn tay ẩn giấu: Vạch trần cách Đảng Cộng sản Trung Quốc đang định hình lại thế giới” của Clive Hamilton và Mareike Ohlberg, tổ chức gọi là Câu lạc bộ Nhóm 48 đã phát triển mục tiêu thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Anh Quốc và ĐCSTQ trong thời kỳ đầu những năm 1950. Mạng lưới CLB này hiện tự hào vì có các chính trị gia nổi tiếng của Anh trong hàng ngũ của mình, cũng như các hạng tinh tú khác trong giới kinh doanh và văn hóa.
Một nhóm có ảnh hưởng khác là Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương ĐCSTQ, bộ phận này báo cáo trực tiếp với Ủy ban Trung ương ĐCSTQ. Tác giả Hamilton nói với The Epoch Times, rằng: “Mười năm hoặc 15 năm trước đơn vị này có chút tù túng, nhưng bây giờ họ trở nên bao quát hơn, có quyền thế hơn rất nhiều trong chính phủ”, và “Ban Công tác Mặt trận Thống nhất là cơ quan chóp bu của bộ máy gây ảnh hưởng rộng lớn này trên khắp thế giới, cũng như ở chính Trung Quốc".
Đơn vị này điều phối hàng nghìn nhóm để thực hiện các hoạt động gây ảnh hưởng chính trị ở nước ngoài, trấn áp các phong trào bất đồng chính kiến, thu thập thông tin tình báo và tạo điều kiện chuyển giao công nghệ của các nước khác cho Trung Quốc, theo một báo cáo gần đây của Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI).
Theo báo cáo, các sáng kiến về ảnh hưởng chính trị của đơn vị này nhắm vào tầng lớp tinh hoa nước ngoài, bao gồm các chính trị gia và giám đốc điều hành doanh nghiệp, và thường hoạt động bí mật. Các cộng đồng người Hoa ở nước ngoài cũng là mục tiêu chính, với việc ĐCSTQ tìm cách kết nạp và kiểm soát các nhóm cộng đồng, hiệp hội kinh doanh, và các phương tiện truyền thông Hoa ngữ.
Công việc của Mặt trận Thống nhất ở nước ngoài chung quy là một kiểu "xuất khẩu hệ thống chính trị của ĐCSTQ”. Nỗ lực này của nó là để “xói mòn sự gắn kết xã hội, làm trầm trọng thêm căng thẳng chủng tộc, ảnh hưởng đến chính trị, làm tổn hại đến tính chính trực của các phương tiện truyền thông, tạo điều kiện cho hoạt động gián điệp và tăng cường chuyển giao công nghệ mà không bị giám sát”, báo cáo nêu rõ.
Một trong những cơ chế được Mặt trận Thống nhất sử dụng là “các nhóm hữu nghị Trung Quốc”, là các tổ chức công dân được thành lập với vẻ bề ngoài là để thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc nhưng thực chất đây là bình phong cho ĐCSTQ, một báo cáo của Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược (CSBA), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, cho biết.
Các nhóm này thường cải trang, giả dạng thành các tổ chức "cây nhà lá vườn" do chính công dân của nước sở tại điều hành – thường là thành phần ưu tú lôi kéo được từ giới chính trị và cộng đồng doanh nghiệp của Châu Âu, CSBA cho biết. Những người ưu tú được kết nạp này đã "lặp lại một cách không suy nghĩ các luận điểm của ĐCSTQ, làm chệch hướng những câu chuyện có hại cho hình ảnh của Bắc Kinh, tổ chức các sự kiện công khai để trưng "tính ưu việt" của đảng, thúc đẩy thương mại và đầu tư, khuyến khích chuyển giao công nghệ và lên tiếng ủng hộ các chính sách nhằm tạo thuận lợi cho Trung Quốc", báo cáo nêu.
"Ý niệm về tình bạn có ý nghĩa đặc biệt đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng nó không như cách chúng ta nghĩ về tình bạn ở phương Tây", tác giả Hamilton nói.
"Bất kỳ tổ chức nào có tên tình bạn, tình hữu nghị (friendship) hoặc người bạn (friend), bạn biết đấy, khắc đáng ngờ", ông nói.
Ban Tuyên giáo Trung ương của ĐCSTQ cũng tích cực tham gia vào các hoạt động gây ảnh hưởng ở nước ngoài. Gần như tất cả các phương tiện truyền thông Hoa ngữ ở Vương quốc Anh đều nằm dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ, và thậm chí một số hãng truyền thông ở Anh cũng chịu ảnh hưởng của ĐCSTQ.
Trong hơn một thập kỷ, tờ Daily Telegraph đã đăng một phụ trang mang tên "China Watch" (nghĩa là quan sát Trung Quốc) trên các tờ báo và trang web của mình. Mục này được tài trợ bởi China Daily, một tờ báo chính thức của ĐCSTQ, và có đầy đủ các bài viết tuyên truyền ca ngợi vị thế của Trung Quốc trên thế giới. Tờ Daily Telegraph chỉ ngừng xuất bản phụ trương phải trả phí này vào tháng 4/2020 trước những lời chỉ trích và giám sát ngày càng tăng đối với các hoạt động gây ảnh hưởng của ĐCSTQ ở Anh, theo The Guardian.
Ban Tuyên giáo Trung ương ĐCSTQ cũng tài trợ cho các Viện Khổng Tử, nơi đã bị cáo buộc quảng bá các tuyên truyền của ĐCSTQ trong khuôn viên các trường đại học ở Anh với vỏ bọc quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc. Có hàng nghìn Viện Khổng Tử kiểu như vậy trên khắp thế giới, bao gồm khoảng 30 viện tại các trường đại học và hơn 100 "lớp học Khổng Tử" ở các trường phổ thông ở Vương quốc Anh.
Cung cấp các khoản tài trợ và quỹ nghiên cứu là cách khác mà ĐCSTQ tác động ảnh hưởng đến các tổ chức của Vương quốc Anh. Các tổ chức nghệ thuật cũng bị lũng đoạn theo cái lối ấy.
"Một trong những điều khiến tôi bị sốc nhất trong quá trình này là cách thức mà trong đó Đảng Cộng sản Trung Quốc – vốn tai tiếng vì sự đàn áp thô bạo của nó đối với bất kỳ khuynh hướng văn hóa nào chệch ra khỏi dòng chính từ văn hóa Đỏ ở Trung Quốc – đã được phép gây ảnh hưởng đến các tổ chức văn hóa lớn ở phương Tây, để ra mệnh lệnh một cách hiệu quả cho các chương trình và kiểm duyệt các buổi biểu diễn nhất định", Hamilton nói.
Nước Anh cũng là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch virus Vũ Hán. Một báo cáo công bố vào tháng Ba cho hay, Bắc Kinh còn khai thác đại dịch virus này để thúc đẩy các mục tiêu kinh tế và lấp đầy các tham vọng rộng lớn hơn của mình. Trong đoạn thời gian đại dịch, ĐCSTQ đã gửi một loạt các chuyên gia y tế và vật tư gồm khẩu trang và mặt nạ phòng độc đến các quốc gia khác đang có nhu cầu cấp bách nhằm để cải thiện hình ảnh đã xuống cấp của mình, nhưng các thiết bị Bắc Kinh cung cấp thường bị lỗi, khiến các quốc gia "nổi đóa" và không có lựa chọn nào khác ngoài việc từ chối những sản phẩm không đạt chất lượng.
Nước Anh cũng đã chi trả 20 triệu đô la để mua các dụng cụ xét nghiệm kháng thể COVID-19 từ hai công ty Trung Quốc, nhưng sau đó họ nhận thấy rằng chúng hoạt động không chính xác và kém chất lượng, theo tin tức hồi tháng 4. Tờ The Hill cho hay, chính phủ Anh thậm chí còn phải cố gắng đàm phán với Trung Quốc để tìm cách lấy lại ít nhất một phần số tiền mà họ đã bỏ ra.
Theo The Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét