Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2020

Sau 40 tuổi, học được 3 kiểu lười này thì tràn đầy phúc phận

Sau 40 tuổi, học được 3 kiểu lười này thì tràn đầy phúc phận https://ift.tt/30cBVfl

Lười biếng đôi khi cũng có giá trị riêng của nó. Khi bạn hiểu được những điều này, cuộc sống của bạn sẽ trở nên tươi đẹp và thanh thản.

Trên đời có hai loại lười: một loại là tay chân không hoạt động, một loại là thái độ sống an nhiên tự tại. Người không biết “lười” coi trái tim mình như một lọ thuốc nhuộm lớn chứa đầy những so đo tính toán, nghi ngờ, lo lắng, hối hận tiếc nuối… Những điều thị phi đúng sai trong đó đều là tự mình chuốc lấy, những người sống nhẹ nhàng, tự tại không phải là không có chuyện buồn phiền chỉ là họ lười để cho tâm phiền ý loạn mà thôi.

Người lười có phúc của người lười, học cách “lười biếng”, để sống vui vẻ thong dong.

Trình độ khác biệt, lười tranh luận

Trong “Kinh Thánh” có câu “Đồng ý với người phản đối bạn càng sớm càng tốt”. Đối mặt với sự nghi ngờ và khiêu khích của người xấu, phản ứng đầu tiên của chúng ta chính là bất mãn, tức giận và muốn ăn miếng trả miếng. Điều này đã trở thành một dạng phản xạ có điều kiện của chúng ta. Trên thực tế, phản ứng này chỉ thêm đúng ý đối phương, họ sớm đã chuẩn bị sẵn sự chống trả mạnh mẽ hơn. Nếu chúng ta lười tranh luận, không để tâm đến họ thì những công kích của họ sẽ giống như đổ sông đổ biển, họ sẽ chẳng thu được gì ngoài thất vọng.

Có một vị thiền sư Phật pháp cao thâm gặp phải một kẻ vô lại. Thiền sư hỏi hắn: “Nếu ngươi cho người khác một món đồ mà người ta không cần, vậy thì món đồ đó là của ai?”. Tên vô lại dương dương tự đắc nói: “Tất nhiên vẫn là của tôi rồi”. Thiền sư lại hỏi hắn: “Vậy những lời lúc nãy ngươi mắng ta, ta không nhận thì giờ nó là của ai?”.

Tên lưu manh mặt đầy tức giận nhưng lại không thể phản bác. Người thiện lương nhất giống như nước, bởi vì nước không cần đánh trả, cũng không phải tranh giành mà cũng có thể hóa giải mọi tranh chấp. Người có phúc thật sự, cũng giống như nước không có tính hiếu thắng, cũng lười tranh luận với những người không cùng trình độ, nên thoát khỏi phiền não và được thanh tịnh dài lâu.

Ảnh: Shutterstock

Thông minh lanh lợi quá mệt mỏi, lười so đo tính toán

Có người nói: “Hạnh phúc của một người không nằm ở việc người đó có nhiều bao nhiêu mà nằm ở anh ta bớt so đo tính toán ít bao nhiêu”. Người thông minh lanh lợi bất cứ khi nào cũng không quên tính toán, trông có vẻ lúc nào cũng chiếm ưu thế, nhưng kỳ thực lại thiệt thòi đủ đường.

Người quá khôn ngoan cũng là một bất hạnh, các kiểu “phản pháo” sẽ theo nhau mà đến: không ai là ngu ngốc; bạn có bao nhiêu khôn ngoan, đối phương cũng có bấy nhiêu tính toán; bạn có bao nhiêu trù tính, đối phương cũng có bấy nhiêu phòng bị.

Lòng người không thể chịu được sự nghi hoặc, một khi trong lòng đã có ý đồ không tốt, bạn tất yếu chỉ có thể đổi lại tình cảm giả dối mà thôi. Người lười so đo tính toán, nhìn có vẻ phải trả giá rất nhiều, nhưng trong lòng lại không hề quan tâm đến mất mát nhỏ nhoi đó. Khi để người khác chiếm được lợi đồng thời cũng khiến nhiều người đó phải mang ơn.

Trên đời này mọi món nợ đều có thể trả được trừ món nợ nhân tình, bởi lẽ ân tình trong đó có trả thế nào cũng không thể dứt. Do đó, những người rộng lượng thường lười so đo được mất nhưng lại có nhân duyên tốt, bên cạnh không thiếu những người bạn sẵn sàng xả thân giúp đỡ. Có câu: “Có lòng chăm hoa hoa không nở, vô tình cắm liễu liễu lại xanh”, cố cưỡng cầu sẽ không có kết quả tốt, thuận theo tự nhiên mới là phúc; đừng chỉ chăm chăm vào chút lợi ích ít ỏi, thứ quý giá nhất chính là lòng người, là nội tâm thản nhiên của chính mình.

Tự mua dây buộc mình, lười tức giận

Có người nói: “Con người ta khi đến tuổi trung niên, nếu không có độ cao thì nhìn đâu cũng ra vấn đề; nếu không có khuôn mẫu thì tất cả những điều nhìn thấy đều là tầm thường vặt vãnh”.

Càng những người tầm thường, thì người và việc nhìn không thuận mắt càng nhiều, dù là chuyện nhỏ cũng có thể khiến bản thân tức giận. Ngược lại, chính vì chỉ trông thấy những chuyện tầm thường vặt vãnh, nên khi bị những chuyện nhỏ nhặt của cuộc sống bao vây mới càng cảm thấy bình thường. Không hiểu được nhân quả này, chỉ khiến cho những cảm xúc tiêu cực không ngừng quấy nhiễu cuộc sống của bạn.

Đúng như nhà tâm lý học Benn đã nói: “Mỗi đòn tấn công từ trong tức giận của chúng ta cuối cùng sẽ rơi vào chính lên người chúng ta”. Khi một người trong trạng thái tức giận, tất cả lý trí sẽ nhường chỗ cho sự giận dữ, những lời nói ra trong lúc tức giận đều là khẩu thị tâm phi; mọi việc làm ra trong lúc tức giận chỉ để vui sướng hả hê. Mà hậu quả lộn xộn phía sau mới thực sự khó xử lý.

Trong bức tranh chữ treo ở thư phòng của Lâm Tắc Từ chỉ có hai chữ: chế nộ (kiềm chế cơn giận). Tức giận không thể giải quyết vấn đề, nó chỉ khiến cho vấn đề trở nên phức tạp hơn, đồng thời khiến chúng ta phạm phải càng nhiều sai lầm hơn. Cảm xúc và hành vi của con người đồng nhất với nhau, khi đang tức giận đỉnh điểm không thể nói ra những lời nhẹ nhàng, những việc làm ra cũng chẳng thể đáng tin.

Chỉ có loại bỏ tâm hỏa mới không có suy nghĩ trách móc người khác; chỉ có bình tĩnh như mặt nước mới không có cái nhìn phiến diện về thế giới.

Jean-Jacques Rousseau từng nói: “Những xót xa, lo lắng và đau khổ của chúng ta đều do chính chúng ta gây ra.” Những người chuyện gì cũng chấp nhặt thật quá mệt mỏi, những người nghĩ quá nhiều thật quá buồn khổ, những người việc gì cũng so đo tính toán sẽ chỉ cả ngày oán trời trách người. Suy cho cùng, những người “siêng năng” quá mức dễ dàng bị dày vò bởi những việc nhỏ nhặt. Tất cả đều là những bất hạnh có thể tránh được, chỉ cần bạn lười một chút, bớt tính toán một chút, hờ hững thêm một chút; điềm tĩnh không làm gì chính là thong dong tự tại chốn nhân gian.

Theo Cmoney
Quỳnh Chi biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét