Còn người chồng có thể sẽ được "gửi đi học"... ở cái gọi là "trại giáo dục".
Qelbinur Sidik, một người dân tộc Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và cũng là một trong số ít người Duy Ngô Nhĩ trốn thoát khỏi Tân Cương, gần đây đã tiết lộ với truyền thông rằng cô đã chứng kiến chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa người Hán và vào ăn ở trong nhà của người Duy Ngô Nhĩ để giám sát.
Mặc dù hiện cô đã trốn sang được châu Âu, nhưng vẫn còn rất nhiều người Duy Ngô Nhĩ phải đối mặt với số phận cùng cực ở Tân Cương.
Theo Bitter Winter, cách đây vài tháng, Sidik đã lấy cớ "ra nước ngoài chữa bệnh" để có được hộ chiếu một cách thuận lợi đến châu Âu, với điều kiện chồng cô phải ở lại Trung Quốc. Cô cho biết, cô đã phải chịu quá nhiều thống khổ, cô không muốn quay trở lại Trung Quốc.
Cô tiết lộ rằng, một trong những chiến lược của chính quyền ĐCSTQ là "ghép đôi và trở thành người thân", cưỡng ép ghép đôi 1 triệu cán bộ ĐCSTQ, sắp xếp họ sống trong gia đình của người Duy Ngô Nhĩ, và những gia đình này phải coi họ như "người thân" của mình. Ban đầu, họ sắp xếp cứ sống chung ba tháng thì ăn chung 1 tuần, sau đó tiến thêm một bước, cứ sống chung 1 tháng thì ăn chung 1 tuần. Nếu phản kháng, sẽ bị coi là lật đổ chính quyền.
Sống chung trong căn nhà của Sidik là ông chủ 56 tuổi của chồng cô. Ông chủ có một đứa con. Thời gian đầu mới sống chung, thì cả hai vợ chồng ông chủ sẽ cùng đến nhà của Sidik, nhưng sau đó, vợ của ông chủ vì không muốn tăng thêm gánh nặng cho Sidik nên bà không đến nữa.
"Không ngờ đây là sự khởi đầu của cơn ác mộng", Sidik nói. Sếp của chồng luôn muốn leo lên giường của cô và dùng các loại ngôn từ gợi dục. Sidik từ chối hết lần này đến lần khác, cô đã cãi nhau với chồng vài lần, cô chỉ trích chồng đã không đứng ra bảo vệ cô, mỗi khi "người thân" của họ hỏi chuyện gì đã xảy ra, Sidik chỉ biết viện ra những lý do để đối đáp lại "người thân".
Khi chồng của Sidik ra ngoài, "người thân" kia sẽ trở nên vô cùng quá đáng, thừa lúc cô đang nấu cơm mà đến "quấy rầy".
Theo kế hoạch "kết đôi và nhận người thân", các loại quấy rối tình dục và cưỡng hiếp ở Tân Cương từ lâu đã trở nên phổ biến, và việc một người đàn ông đột nhiên mất tích không có gì đáng ngạc nhiên. Khi những người hàng xóm bàn tán về việc con trai hoặc người đàn ông của gia đình nào đó đã biến mất, hàng xóm chỉ có thể nói đùa rằng, "anh ấy đi học rồi". Một cách gián tiếp, Sidik một lần nữa chứng thực sự tồn tại của "trại giáo dục Tân Cương".
Mặc dù hiện nay Sidik đã trốn sang Châu Âu, nhưng cũng không có được sự đảm bảo tuyệt đối, cô mới xin được visa 6 tháng. Trong thời gian sau khi Sidik đến châu Âu được 1 tháng, cô bắt đầu nhận được các câu hỏi từ cảnh sát Trung Quốc: "Khi nào thì cô quay trở về? Thời gian cô đến đó vẫn chưa đủ dài hay sao?"
Vào tháng 2 năm nay, cô được thông báo rằng, nếu ngày 1/3 cô không trở về, thì cô sẽ không được nhận tiền lương hỗ trợ nữa. Trong thời gian đó, chồng cô liên tục gọi điện, nói rằng chính quyền đang hỏi về nơi ở của cô, đến tháng 5, chồng Sidik thậm chí còn nói với cô rằng anh đã ly hôn với cô.
Trong hai tuần đầu, cô ấy còn nhận được cuộc gọi từ Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình, họ hỏi cô ấy về chi tiết của dụng cụ tránh thai trong tử cung và liệu cô ấy đã tháo dụng cụ tránh thai trong tử cung chưa. Cô biết nếu nói ra sự thật, bác sĩ tháo dụng cụ tránh thai trong tử cung nhất định sẽ bị đưa đến "trại giáo dục Tân Cương". Vì thế cô luôn nói qua loa mấy vấn đề này, nếu nói thật sẽ "tránh không khỏi bọn họ".
Theo một cuộc điều tra của AP, chiến dịch của ĐCSTQ trong 4 năm qua ở phía tây Tân Cương đang dẫn đến cái mà một số chuyên gia gọi là một hình thức “diệt chủng nhân khẩu học”. Các cuộc phỏng vấn và dữ liệu cho thấy, chính quyền thường xuyên bắt phụ nữ thiểu số đi khám thai và buộc đặt dụng cụ triệt sản và thậm chí phá thai.
Gulnar Omirzakh, một người Kazakhstan gốc Hoa vì sinh con thứ ba mà bị chính phủ yêu cầu đặt vòng tránh thai. Hai năm sau, vào tháng 1/2018, 4 quan chức trong quân đội ngụy trang đến gõ cửa nhà, bắt giữ cô và cho cô ba ngày để nộp phạt 2.685 USD vì có nhiều hơn hai con. Omirzakh đã nói: "Họ muốn tiêu diệt chúng tôi với tư cách là một dân tộc".
Tỷ lệ sinh ở các vùng Hotan và Kashgar là nơi sinh sống chủ yếu của người Duy Ngô Nhĩ đã giảm hơn 60% từ năm 2015 đến năm 2018, theo thống kê của chính phủ. Trên toàn khu vực Tân Cương, tỷ lệ sinh tiếp tục giảm mạnh gần 24% chỉ trong năm ngoái.
Sidik cho biết, nhiều phụ nữ Duy Ngô Nhĩ hiện nay đang phải đối mặt với những tổn thương đau đớn, cô cho biết mình sẽ sẵn sàng đứng ra và lên tiếng. Cô nói, cô đang viết một cuốn sách, cố gắng vạch trần những gì ĐCSTQ đã làm với những người ở Tân Cương và công khai với thế giới.
Kể từ năm 2017, người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và những người Hồi giáo thiểu số khác đã bị ĐCSTQ đàn áp, họ bị đưa vào một cơ sở kiểu trại tập trung. Theo thông tin trong trại tập trung được tiết lộ, những người ở trong đó đã bị tra tấn, tấn công tình dục và các hành vi ngược đãi khác, theo Soundofhope.
Hôm thứ Năm (24/9), Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) cho biết: Mặc dù chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng, nhiều người Duy Ngô Nhĩ đã được thả ra, nhưng số lượng trại tập trung không chỉ nhiều hơn so với ước tính trước đây khoảng 40% mà còn đang ngày càng mở rộng hơn, theo Aljazeera.
PROJECT LAUNCH📢
Today ASPI launches 'The Xinjiang Data Project' mapping Xinjiang’s detention system with 380 sites of suspected re-education camps, detention centres and prisons that have been built or expanded since 2017. View the interactive map ➡️ https://t.co/iykruAT4PP pic.twitter.com/xpNphYlhwI
— ASPI (@ASPI_org) September 24, 2020
ASPI cho biết, có 380 trại tập trung ở Tân Cương, mức độ an ninh được chia thành 4 cấp. Từ tháng 7/2019 đến tháng 7/2020, có ít nhất 61 trại tập trung được xây dựng và mở rộng, bao gồm ít nhất 14 cơ sở vẫn đang được xây dựng trong năm 2020. Báo cáo của ASPI dựa trên các hình ảnh vệ tinh, tài liệu của ĐCSTQ, lời khai của nhân chứng, tin tức của phương tiện truyền thông và tài liệu đấu thầu xây dựng của chính phủ Trung Quốc những năm qua.
Trước đó, ngày 17/9, bài báo tại vị trí nổi bật trên trang nhất của "Đài phát thanh quốc tế Pháp" viết rằng, ĐCSTQ đã có một bước nhảy vọt mới bằng cách kiểm soát một cách có hệ thống và khiến người Duy Ngô Nhĩ phải tuân theo. Chính quyền ĐCSTQ đã cử cán bộ người Hán đến sống trong nhà của người Duy Ngô Nhĩ để theo dõi mọi hành tung của họ.
Theo đó, ĐCSTQ cử cán bộ đến sống trong nhà của những người thiểu số Hồi giáo mỗi tháng ở 1 tuần để nằm vùng, giám sát họ.
Chính quyền ĐCSTQ đã phái những người này giống như gián điệp đến nhà của người Duy Ngô Nhĩ, họ không chỉ ăn uống và sống trong nhà của người Duy Ngô Nhĩ, mà thậm chí họ còn ngủ trong phòng ngủ của một số cặp vợ chồng người Duy Ngô Nhĩ.
Phụ nữ Duy Ngô Nhĩ phải sống trong hoảng loạn và sợ hãi, họ lo lắng về việc bị quấy rối tình dục hoặc bị hãm hiếp bởi những người Hán sống trong nhà của họ.
Joanne Smith Finley, một học giả tại Đại học Newcastle ở Vương quốc Anh, nói với Associated Press: "Chính quyền Trung Quốc đang cố gắng phá hủy nơi trú ẩn an toàn duy nhất của người Duy Ngô Nhĩ, nơi họ có thể sở hữu thân phận thực sự của mình".
"Mỗi khi hồi tưởng lại phải chụp ảnh cùng với 'người thân' đó, tôi luôn cảm thấy buồn nôn. Hãy nghĩ xem, nếu như kẻ thù trở thành mẹ của bạn, theo dõi từng bước di chuyển của bạn, bạn sẽ cảm thấy thế nào?", một người Duy Ngô Nhĩ nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét