Ernst Haeckel là một nhà sinh học người Đức sống cùng thời với Darwin, và là tác giả của nhiều thuật ngữ sinh học nổi tiếng. Trong phần lớn sự nghiệp của mình, Haeckel giữ vị trí giáo sư ngành Giải phẫu so sánh tại trường Đại học Jena, Đức. “Học thuyết về sự lặp lại hình thái” (còn gọi là "Định luật phát sinh sinh vật") được xây dựng dựa trên các hình vẽ phôi của Haeckel có ý nghĩa rất quan trọng đối với thuyết tiến hóa của Darwin. Haeckel là người đã giúp Darwin và các tác phẩm của ông trở nên nổi tiếng trên khắp nước Đức.
[caption id="attachment_66234" align="aligncenter" width="330"] Earnst Haeckel. (Ảnh: metafysica.nl)[/caption]
Quý độc giả lưu ý:Loạt bài về thuyết tiến hóa trên Đại Kỷ Nguyên được phân thành 2 mục chính sau:
Quý độc giả có thể bookmark, ghi lại đường link hai mục trên để tiện theo dõi loạt bài này một cách có hệ thống. Các bài mới sẽ được thêm vào hai mục trên. Trân trọng thông báo. |
Từ những hình vẽ phôi giả...
Năm 1868, Ernst Haeckel xuất bản cuốn Lịch sử sáng tạo tự nhiên (Natürliche Schöpfungsgeschichte), trong đó tuyên bố rằng ông đã tiến hành so sánh phôi người, phôi khỉ và phôi chó. Trong các hình do ông vẽ, các phôi gần như giống hệt nhau. Trên cơ sở các hình vẽ đó, Haeckel tuyên bố rằng các giống loài có một nguồn gốc (tổ tiên) chung.
Nhưng sự thực hoàn toàn khác hẳn. Ernst Haeckel thực ra chỉ vẽ hình của một phôi thai duy nhất, rồi dựa vào đó làm ra hình phôi người, phôi khỉ, và phôi chó. Ông đã thêm vào mỗi hình một chút thay đổi. Nói cách khác, đây là một vụ lừa đảo.
Loạt hình trên là các hình vẽ của Haeckel, loạt hình dưới là ảnh chụp trên thực tế, ở giai đoạn phát triển sơ kỳ của phôi cá, kỳ giông, rùa, gà, thỏ, và người. Tuy vụ lừa đảo này đã bị phát hiện từ hơn trăm năm trước, nhưng hiện nay nó vẫn được trình bày trong các sách giáo khoa ở nhiều cấp học tại nhiều nước trên toàn thế giới. (Ảnh: harun yahya)
Những hình vẽ phôi giả của Haeckel: Hàng thứ nhất là giai đoạn sơ kỳ, hàng thứ hai là giai đoạn giữa, hàng thứ ba là giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát triển của phôi. Theo Haeckel, phôi các loài động vật có xương sống khác nhau đều rất giống nhau ở giai đoạn sơ kỳ và chỉ dần dần trở nên khác biệt khi lớn lên, vì thế chúng phải có một nguồn gốc chung. Hình vẽ này có mặt hầu như trong mọi cuốn sách giáo khoa sinh học từ cấp trung học đến cấp đại học ở rất nhiều nước trên thế giới… (Ảnh: harun yahya)
…Còn đây là hình chụp các phôi trong thực tế: Hàng thứ nhất là giai đoạn sơ kỳ, hàng thứ hai là giai đoạn giữa, hàng thứ ba là giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát triển của phôi. Có thể thấy các phôi thực sự vô cùng khác biệt, ở tất cả các giai đoạn phát triển của chúng. Ảnh do nhà phôi học Richardson (một người theo trường phái tiến hóa) cung cấp. Nhấp chuột trái vào ảnh để phóng lớn. (Ảnh: harun yahya)
Trên thực tế, vụ bê bối này đã bị không ít người phát giác, ngay cả trước khi Darwin viết cuốn “Nguồn gốc loài người" (The Descent of Man), tức là trước năm 1871.
“Trò lừa đảo của Haeckel đã quá rõ ràng và quá lớn đến nỗi ông đã bị cáo buộc bởi 5 vị giáo sư khác nhau và bị phán có tội bởi tòa án trường Đại học Jena.”
- Hank Hanegraaff, trong “Điều mà những người theo trường phái tiến hóa không muốn bạn biết”, nhà xuất bản W Publishing Group, 2003, trang 70
Haeckel đã làm giả những hình vẽ đó để ủng hộ thuyết tiến hóa của Darwin. Khi hành vi của ông bị phát giác, lý do duy nhất Haeckel đưa ra để biện hộ cho bản thân là: những người theo trường phái tiến hóa khác cũng cần phải bị xử tội giống ông.
“Sau lời thú tội ‘giả mạo’ đáng hổ thẹn này, tôi tự thấy bản thân đáng bị kết tội và tiêu hủy, nếu tôi không có được sự an ủi khi nhìn thấy bên cạnh hàng trăm đồng bị cáo cùng đứng trước vành móng ngựa, trong đó có nhiều nhà quan sát đáng tin cậy nhất và nhiều nhà sinh vật học được kính trọng nhất. Hầu hết các biểu đồ trong sách giáo khoa sinh học, luận án và tạp chí tốt nhất sẽ phải gánh chịu cùng một tội danh ‘giả mạo’ với mức độ tương đương, bởi tất cả chúng đều không chính xác, và không ít thì nhiều đã bị làm giả, giản lược và ngụy tạo” (Theo cuốn sách “Cái cổ của con hươu cao cổ: Chỗ sai của Darwin”, của Francis Hitching, nhà xuất bản Ticknor and Fields, New York, năm 1982, trang 204)
Để giúp lý thuyết của Darwin đứng vững, những người ủng hộ ông cần phải tuyên bố các bản vẽ của Haeckel thực sự là “bằng chứng của sự tiến hóa”. Bài viết trên tạp chí khoa học Science tiếp tục thảo luận về cách những lời thú tội của Haeckel đã được che đậy ngay từ đầu thế kỷ 20, và làm thế nào các hình vẽ giả mạo này bắt đầu được đưa vào trong các sách giáo khoa, như một “chân lý” khoa học.
“Lời thú tội của Haeckel đã biến mất sau khi những hình vẽ của ông được sử dụng trong một cuốn sách in năm 1901 có tựa đề: “Darwin và hậu Darwin” và đã được phát hành rộng rãi trong tuyển tập các tư liệu sinh học bằng tiếng Anh” (Elizabeth Pennisi, bài viết “Những cái phôi của Haeckel: Tái phát hiện trò gian lận” trên tạp chí Science, ngày 5/9/1997)
[ads1]
... Cho đến "Định luật phát sinh sinh vật" bịa đặt
Sau khi biên bản ghi chép lời thú tội của Haeckel biến mất, Darwin và những nhà sinh học ủng hộ ông vẫn tiếp tục coi các hình vẽ của Haeckel như một nguồn dẫn chứng tham khảo. Và chính vì vậy trong những năm sau đó Haeckel đã tiếp tục ngụy tạo hàng loạt các hình ảnh minh họa so sánh phôi.
Ông ta vẽ sát cạnh nhau hình phôi của cá, kỳ giông, rùa, gà, thỏ và phôi người. Các phôi đó được vẽ hết sức giống nhau và chỉ dần dần cho thấy sự khác biệt trong các giai đoạn sau của quá trình phát triển. Đặc biệt, sự tương đồng giữa phôi người và phôi cá quả là rất ấn tượng, đến mức người ta có thể nhìn thấy cái “mang” trong hình vẽ phôi người, giống như ở hình vẽ phôi cá. Từ đó, Haeckel đưa ra “thuyết về sự lặp lại hình thái” (còn gọi là "định luật phát sinh sinh vật"), với nội dung cơ bản là: trong quá trình phát triển của phôi, tất cả các giống loài đều lặp đi lặp lại “lịch sử tiến hóa”. Lấy ví dụ, ông ta nói phôi thai con người trong tử cung của người mẹ, đầu tiên có khe mang giống như cá, và trong những tuần tiếp theo sẽ giống như bò sát, rồi giống thú, rồi cuối cùng mới “tiến hóa” thành người.
Bây giờ người ta đã biết rằng “những cái mang” xuất hiện trong giai đoạn đầu của phôi thai người, trên thực tế là ống tai giữa, tuyến cận giáp, và tuyến ức đang hình thành. Phần phôi thai trông giống “túi lòng đỏ trứng” là nơi sản xuất máu cho trẻ sơ sinh. Cái “đuôi” trên thực tế là xương sống, và nó trông giống như một cái đuôi chỉ vì nó được hình thành trước khi đôi chân xuất hiện.
Các hình vẽ phôi giả của Haeckel vẫn được in trong rất nhiều đầu sách giáo khoa nhiều cấp học trên thế giới, bao gồm cả ở Việt Nam. (Ảnh: Sinh học lớp 12, trang 105, ấn bản 2015)
Giáo sư bác sỹ Erich Blechschmidt là Giám đốc Viện Giải phẫu học trường Đại học Göttingen, Đức. Ông từng đưa ra kết luận thẳng thắn:
"Cái gọi là định luật phát sinh sinh vật là sai. Không yếu tố 'nhưng' hoặc 'nếu' nào có thể giảm nhẹ bớt thực tế này". Ông nói thêm rằng câu chuyện hoang đường về 'giai đoạn có mang' này "không hề đúng hay đúng ở một góc độ nào khác... Mà nó hoàn toàn sai". (Tham khảo: Giáo sư bác sỹ Erich Blechschmidt, "Khởi nguồn của Sự sống nhân loại", Springer-Verlag, New York, 1977, trang 32).
Sinh học lớp 12 nâng cao, trang 131. Cái gọi là “định luật phát sinh sinh vật” đã được chứng minh là sai từ những năm 1920 sau một cuộc điều tra học thuật nghiêm túc. Người ta đã chính thức loại bỏ nội dung này kể từ thời điểm đó. Tuy nhiên đến những năm 1950 nó vẫn còn xuất hiện trong nhiều đầu sách giáo khoa trên khắp thế giới.
Quan điểm này của bác sỹ Erich Blechschmidt đã được nhiều nhà phôi học chính thống thừa nhận. Một cuộc tìm kiếm với từ khóa "khe mang" trên các kho dữ liệu liên quan đã cho ra 21 triệu kết quả, phân bổ trong 78 tài liệu. Không có tài liệu nào trong đó nói rằng phôi người có "khe mang". Tuyệt đại đa số các tài liệu đều chỉ thảo luận về sự phát triển của mang, hay các cuộc nghiên cứu về mang của các loài động vật sống ở biển.
Ngoài ra, giáo sư Blechschmidt đã viết rằng tất cả các cơ quan và cấu trúc từng được nghiên cứu ở phôi người hóa ra đều có chức năng nào đó trong một số giai đoạn phát triển nào đó của phôi. Không hề tồn tại dù chỉ một cơ quan dạng chuyển tiếp, lại giống, hoặc thoái hóa ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của phôi. (Tham khảo: Giáo sư bác sỹ Erich Blechschmidt, "Khởi đầu của Sự sống con người", Springer-Verlag, New York, 1977, trang 32 và Giáo sư bác sỹ Erich Blechschmidt và giáo sư tiến sỹ Raymond F. Gasser, "Sinh động học và Sinh động lực học của sự dị biệt hóa ở người; Các nguyên tắc và ứng dụng", Charles C. Thomas, Springfield, 1978, trang 125).
Giáo sư bác sỹ Erich Blechschmidt. Ông là một chuyên gia nổi tiếng về phôi học, nổi tiếng thế giới với bộ sưu tập phôi mang tên mình
Giáo sư tiến sỹ Raymond F. Gasser là một nhà khoa học nổi bật người Mỹ. Ông là nhà sinh học tế bào đồng thời là chuyên gia về phôi học
“Cái gọi là khe mang ở phôi người không có liên hệ gì đến mang, và phôi người không hề trải qua một giai đoạn sinh trưởng giống cá hay bất kỳ giai đoạn tiến hóa nào khác. Sự phát triển của phôi người cho thấy một tiến trình vững chắc hướng về một cơ thể người hoàn chỉnh với đầy đủ chức năng. Trong quá trình phát triển này phôi người sẽ không hấp thụ khí oxy từ nước giống như cá thông qua mang (bởi vì phôi người đã được cung cấp đầy đủ oxy thông qua dây rốn). Trên thực tế, những cái “khe mang” đó thậm chí không phải là khe [mà là các nếp gấp]”. (Bác sỹ Tommy Mitchell và bác sỹ Elizabeth Mitchell)
Ngay cả các nhà khoa học thuộc phái tiến hóa cũng phải thừa nhận rằng Haeckel đã lừa đảo. Năm 1976, nhà phôi học, sinh học và giải phẫu học người Anh, tiến sỹ William W. Ballard đã viết rằng “chỉ có nhờ các thủ đoạn ngữ nghĩa và cách chọn lọc bằng chứng mang đầy tính chủ quan”, bằng cách “bẻ cong những thực tế của tự nhiên”, thì người ta mới có thể lý luận rằng những giai đoạn đầu tiên của các động vật có xương sống là “tương đồng hơn so với các cá thể trưởng thành”.
Thực ra, giới khoa học đã biết Haeckel lừa đảo từ lâu, ngay cả những người theo phái tiến hóa cũng phải công nhận điều đó.
“Đây là một trong những vụ lừa đảo khoa học tồi tệ nhất. Thật sửng sốt khi phát hiện ra rằng một nhân vật từng được coi là một nhà khoa học vĩ đại lại chủ động lừa đảo. Điều đó làm tôi cảm thấy bức xúc… Điều ông ta [Haeckel] đã làm là lấy một cái phôi người rồi sao chép nó, giả vờ như kỳ giông, lợn và tất cả những loài động vật khác đều trông giống nhau ở cùng một giai đoạn sinh trưởng. Chúng không hề tương đồng… Những hình vẽ đó là ngụy tạo’. (Nigel Hawkes, The Times (London), ngày 11/8/1997, trang 14)
Giáo sư nổi tiếng Keith S. Thomson bày tỏ sự vui mừng khi thấy vụ lừa đảo của Haeckel được phơi bày:
“Chắc chắn định luật phát sinh sinh vật này đã chết hoàn toàn. Cuối cùng nó đã bị loại trừ khỏi các sách giáo khoa sinh học vào thập niên 50. Nó đã là một chủ đề của một cuộc điều tra học thuật nghiêm túc, [và kết quả là] nó đã bị tuyệt chủng” vào những năm 20 của thế kỷ trước. (Keith S. Thomson – giáo sư danh dự trường Đại học Oxford, “Khái lược về sự phát triển và sự Tiến hóa", tạp chí American Scientist, tập 76, tháng 5&6/1988, trang 273)
Thế nhưng có vẻ Thomson đã quá lạc quan. Thực tế là, nhiều hình vẽ giả của Haeckel vẫn được giảng dạy trong các trường học, và được người ta xem như một “chân lý khoa học”…
Vụ lừa đảo xuyên thế kỷ: 150 năm
Vào tháng 3/2000, một người theo trường phái tiến hóa kiêm nhà cổ sinh vật học Stephen Jay Gould từ Đại học Harvard tuyên bố rằng từ lâu ông đã biết đây là trò gian lận. TS Gould nói rằng đây là một thảm họa trong khoa học khi các hình vẽ của Haeckel vẫn tiếp tục được sử dụng:
“Tôi nghĩ chúng ta có quyền cảm thấy kinh ngạc và xấu hổ vì hành vi tái sử dụng cái lý thuyết này một cách mất lý trí trong suốt cả thế kỷ, dẫn đến tình trạng các hình vẽ đó vẫn tồn tại dai dẳng trong một số lượng lớn, nếu không phải là đại đa số, các sách giáo khoa hiện đại”. (Stephen Jay Gould, "Thật tồi tệ!", Natural History, tháng 3/2000, trang 42)
[caption id="attachment_66242" align="aligncenter" width="600"] (Ảnh trong cuốn "Sinh học phân tử của tế bào" của Bruce Alberts)[/caption]
Giáo sư Gavin de Beer, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Vương quốc Anh, đã miêu tả cảm nghĩ của mình như sau:
“Hiếm khi có một sự quả quyết nào tương tự như cái ‘thuyết lặp lại hình thái’ của Haeckel: nông cạn, gọn gàng, hợp lý, được chấp nhận một cách rộng rãi mà không bị kiểm chứng kỹ càng. Nó đã gây rất nhiều tác hại cho khoa học”. (Hank Hanegraaff, “Điều mà những người theo trường phái tiến hóa không muốn bạn biết”. Nhà xuất bản W Publishing Group, năm 2003, trang 70)
Nhà sinh học phân tử thuộc Đại học California, tiến sỹ Jonathan Wells nhận xét:
Các hình vẽ phôi của Haeckel dường như là bằng chứng mạnh mẽ cho lý thuyết của Darwin, đến mức người ta có thể tìm thấy một phiên bản nào đó của chúng trong hầu hết các sách giáo khoa hiện đại về chủ đề tiến hóa. Tuy nhiên, các nhà sinh học đã biết việc Haeckel làm giả các hình vẽ của ông ta trong hơn một thế kỷ; phôi của các loài động vật có xương sống chưa từng giống như các hình vẽ của ông ta. Ngoài ra, cái giai đoạn Haeckel gán nhãn là “đầu tiên” trên thực tế lại là giai đoạn phát triển giữa chừng; có sự khác biệt to lớn giữa các phôi ngay từ trước cái giai đoạn đó. Mặc dù chúng ta có thể không bao giờ biết được điều này khi đọc các sách giáo khoa sinh học, nhưng cái 'bằng chứng mạnh mẽ nhất của Darwin' này chính là một ví dụ điển hình cho thấy các bằng chứng có thể bị xuyên tạc để trở nên phù hợp với một lý thuyết như thế nào”. (Tiến sỹ Sinh học phân tử Jonathan Wells, “Những biểu tượng của thuyết tiến hóa”, Nhà xuất bản Regnery Publishing, trang 82, 83)
[caption id="attachment_66243" align="aligncenter" width="389"] Tiến sỹ Jonathan Wells là tiến sỹ ngành Sinh học tế bào và ngành Sinh học phân tử. Ông là thành viên của nhiều Hiệp hội Khoa học và có nhiều bài viết trên các tạp chí học thuật (Ảnh: jonathanwells.org)[/caption]
Tại sao những hình vẽ giả mạo của Haeckel vẫn có thể tiếp tục lừa dối rất nhiều người, dù đã được phơi bày ra công chúng từ gần 150 năm trước? Thế giới khoa học đã xác nhận vụ bê bối của Haeckel, nhưng rất nhiều người vẫn giữ thái độ im lặng một cách kỳ lạ, đặc biệt là những người theo phái tiến hóa? Họ rủ nhau im lặng suốt 150 năm như vậy vì mục đích gì? Đây là những câu hỏi khiến chúng ta phải suy ngẫm.
Mặc dù “thuyết lặp lại hình thái” của Haeckel đã chính thức bị loại bỏ khỏi các sách giáo khoa, nhưng một lượng nhỏ các sách giáo khoa trên thế giới vẫn rao giảng nó. Các hình vẽ phôi bịa đặt của Haeckel – vốn là nền tảng của học thuyết đó – thì thậm chí vẫn tiếp tục được xuất bản đại trà.
"Phải chăng những người theo phái tiến hóa đã và đang lợi dụng hệ thống giáo dục toàn cầu để bảo vệ học thuyết con cưng của họ bằng mọi giá?" Người ta buộc phải nghĩ như vậy sau khi chứng kiến nhiều vụ bê bối tiến hóa bị phanh phui. Trường hợp của Haeckel chỉ là một trong số nhiều vụ lừa đảo tương tự. Đứng trước thực tế này, tiến sỹ Pierre-Paul Grasse, nguyên chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Pháp từng bình luận:
“Ngày nay bổn phận của chúng ta là tiêu diệt sự hoang đường của thuyết tiến hóa, vốn bị xem như là một hiện tượng đơn giản, đã được hiểu thấu, đã được giải thích xong rồi… Sự lừa dối đôi lúc là vô tình, nhưng không phải luôn như vậy, vì một số người, do khuynh hướng bè phái của bản thân, đã chủ động phớt lờ thực tế và từ chối thừa nhận những thiếu sót và sai lầm trong các quan điểm của họ”. - Tiến sĩ Pierre-Paul Grasse, "Sự tiến hóa của các sinh vật sống", Academic Press, New York, 1977, trang 8
[caption id="attachment_66244" align="aligncenter" width="300"] Nguyên chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, tiến sỹ Pierre-Paul Grasse. (Ảnh: Wikipedia)[/caption]
Tiến sỹ vật lý và toán học Wolfgang Smith. (Ảnh: Wolfgang Smith)
Ngày càng có nhiều tiến sỹ khoa học, các nhà bác học, các viện sỹ viện hàn lâm khoa học và các nhà khoa học đạt giải Nobel… không còn tin vào thuyết tiến hóa. Đây là điều tất yếu, bởi tri thức khoa học của thế kỷ 21 đã phơi bày những sai lầm trong các quan điểm khoa học sơ khai của thời Darwin thế kỷ 19.
“Ngày càng có nhiều nhà khoa học đáng kính đang rời bỏ phái tiến hóa… hơn nữa, trong đa số các trường hợp, những chuyên gia này từ bỏ thuyết tiến hóa, không phải do niềm tin tôn giáo hay niềm tin vào kinh Thánh, mà dựa trên các nền tảng khoa học nghiêm túc. Trong một số trường hợp, họ đã từ bỏ phái tiến hóa trong tâm trạng đầy ân hận”. - TS Wolfgang Smith, nhà vật lý và toán học, trong “Teilhardism và Tôn giáo mới: Phân tích cẩn thận những lời dạy của Pierre Teilhard de Chardin”, Tan Books & Pub. Inc (Mỹ), 1988, trang 1
Bạch Vân tổng hợp
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét