Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

Điểm tin thế giới sáng 29/9: Bắc Kinh lại tổ chức cùng lúc nhiều cuộc tập trận; Tranh luận: Biden sẽ tấn công Trump bằng hai ‘vũ khí’

Điểm tin thế giới sáng 29/9: Bắc Kinh lại tổ chức cùng lúc nhiều cuộc tập trận; Tranh luận: Biden sẽ tấn công Trump bằng hai ‘vũ khí’ https://ift.tt/2S4mcdO

Sáng nay, thứ Ba (29/9), mục Điểm tin thế giới của DKN xin gửi tới quý độc giả những tin sau:

Bắc Kinh lại tổ chức cùng lúc nhiều cuộc tập trận

Bắc Kinh đã bắt đầu đồng thời tổ chức 5 cuộc tập trận quân sự dọc theo bờ biển Trung Quốc vào thứ Hai (28/9), đây là lần thứ hai trong hai tháng họ thực hiện các cuộc tập trận đồng thời như vậy, theo Reuters.

Hai trong số các cuộc tập trận đang được tổ chức gần quần đảo Hoàng Sa, một cuộc tập trận diễn ra ở Biển Hoa Đông và một cuộc diễn tập quân sự nữa ở Biển Bột Hải, Cục An toàn Hàng hải cho biết trong một thông báo trên trang web của họ.

Ở phần phía nam của biển Hoàng Hải, quân đội Trung Quốc tổ chức một cuộc tập trận bao gồm hoạt động bắn đạn thật từ thứ Hai đến thứ Tư, Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc cho biết trong một thông báo khác.

Reuters cho hay, chính quyền Trung Quốc thường tổ chức các cuộc tập trận quân sự theo định kỳ, nhưng hiếm khi diễn ra nhiều cuộc tập trận cùng một lúc như thế này.

Tranh luận: Biden sẽ tấn công Trump bằng hai 'vũ khí'

Tổng thống Trump và đối thủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng Joe Biden sẽ có cuộc tranh luận đầu tiên vào tối thứ Ba (29/9, giờ Mỹ). Theo AP, cuộc tranh luận này sẽ cung cấp một nền tảng lớn để ông Trump và ông Biden vạch ra tầm nhìn hoàn toàn khác nhau của họ về một quốc gia đang đối mặt với nhiều vấn đề.

AP dự đoán, vấn đề về đại dịch viêm phổi Vũ Hán có thể sẽ là chủ để chính trong cuộc tranh luận. "Nếu Biden không thể buộc tội ông Trump về tất cả những gì tổng thống Mỹ đã làm, thì (đó) sẽ là thất bại lớn", Steve Schmidt, trợ lý chiến dịch cấp cao trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2008 của Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain và cũng là người thường xuyên chỉ trích ông Trump, nhận định.

Ngoài ra, những cáo buộc về trốn thuế của ông Trump hay việc ông chủ Nhà Trắng đương nhiệm đề cử ứng viên thẩm phán tối cao cũng có thể là một chủ điểm để ông Biden tấn công đối thủ.

Bốn năm trước, nhiều người nhìn nhận rằng Đảng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton đã chiếm ưu thế trước ông Trump trong ba cuộc tranh luận, nhưng rốt cuộc cựu đệ nhất phu nhân đã thua trong cuộc bỏ phiếu vào tháng 11. Vào năm 2012, Mitt Romney đã đè bẹp Barack Obama trong lần tranh luận đầu tiên nhưng lại yếu thế trong các trận tái đấu.

Thủ tướng Đức đã tới thăm ông Navalny ở bệnh viện

Reuters đưa tin, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có chuyến thăm ông Alexei Navalny tại bệnh viện Berlin nơi vị chính trị gia đối lập Nga đang được điều trị vì bị đầu độc, vụ việc mà Phó Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm thứ Hai (29/9) gọi là "một cuộc tấn công giết người".

“Đó là một chuyến thăm ông Navalny trong bệnh viện với tính chất cá nhân”, phát ngôn viên của bà Merkel, Steffen Seibert, nói trong một cuộc họp báo thường kỳ, đồng thời từ chối tiết lộ chi tiết nội dung và thời lượng cuộc gặp.

Trong khi đó, ông Navalny viết trên Twitter rằng đó là "một cuộc gặp gỡ và trò chuyện riêng tư với gia đình". Ông nói thêm: "Tôi rất biết ơn Thủ tướng Merkel đã đến thăm tôi trong bệnh viện".

Theo Reuters, bình luận của ông Scholz và tin tức về chuyến thăm ông Navalny của Thủ tướng Merkel có thể sẽ gây khó chịu cho Moscow, lực lượng đã bác bỏ kết luận của các chuyên gia Đức, Pháp và Thụy Điển rằng ông Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok ở Nga vào tháng trước.

Úc, Nhật lo ngại sự hiện diện của Trung Quốc trong RCEP

Úc và Nhật đang tham gia vào cuộc họp trực tuyến với sự tham dự của 15 quốc gia thuộc châu Á - Thái Bình Dương để hướng tới một Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Tuy nhiên, Nikkei sáng thứ Ba (29/9) cho hay Úc và Nhật bên cạnh những hi vọng thì đều tỏ ra lo ngại với một hiệp ước có sự hiện diện của Trung Quốc.

Một quan chức tại Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, cơ quan giám sát các cuộc đàm phán RCEP, cho biết: “Chúng tôi cần đảm bảo rằng [thỏa thuận cuối cùng] không giống như thể Nhật Bản đang tham gia vào một sáng kiến do Trung Quốc dẫn đầu".

Sự bất an của Úc có thể còn gay gắt hơn, do mối quan hệ của nước này với Trung Quốc đã nhanh chóng xấu đi. Căng thẳng về cáo buộc can thiệp chính trị của Bắc Kinh, vấn đề 5G và các vấn đề khác đã đưa mối quan hệ Trung-Úc đến điểm tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.

Khi RCEP lần đầu tiên được công bố tại hội nghị cấp cao ASEAN năm 2012, nó bao gồm một cường quốc mới nổi khác: Ấn Độ. Nhóm được xây dựng như một không gian hợp tác bao gồm hơn 3,5 tỷ người và khoảng một phần ba GDP toàn cầu, vượt qua Liên minh Châu Âu và Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ. Năm 2016, Ngân hàng Phát triển Châu Á ước tính RCEP sẽ tạo ra lợi ích thu nhập toàn cầu trị giá 260 tỷ USD.

Mỹ tái khẳng định mục tiêu phi hạt nhân hóa Triều Tiên

Mỹ và Hàn Quốc vẫn cam kết thúc đẩy nỗ lực phi hạt nhân hóa và thiết lập hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên thông qua đối thoại với Bắc Hàn, phái viên hạt nhân hàng đầu của Washington cho biết hôm thứ Hai (28/9), theo Yonhap.

"Hoa Kỳ và Hàn Quốc tiếp tục cam kết hoàn toàn về ngoại giao như một cách để đạt được hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên, tiến tới phi hạt nhân hóa, mang lại tương lai tươi sáng hơn cho tất cả người dân Triều Tiên và đem lại mối quan hệ bình thường hóa giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên ", Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun nói với các phóng viên.

Phát biểu của ông được đưa ra ngay sau khi ông và người đồng cấp Hàn Quốc, Lee Do-hoon, có cuộc thảo luận. Nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã đánh giá cao một "ý tưởng sáng tạo" mà ông Lee đề cập trong cuộc họp.

"Nhưng chúng tôi không thể tự mình làm điều đó. Mỹ và Hàn Quốc không thể tự mình làm được. Chúng tôi cần CHDCND Triều Tiên tham gia và chúng tôi vẫn cởi mở thảo luận với họ khi họ đã sẵn sàng", ông nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét