Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

Đức Phật dạy: Hoa sen không ở chỗ đất cao mà mọc nơi bùn lầy thấp kém

Đức Phật dạy: Hoa sen không ở chỗ đất cao mà mọc nơi bùn lầy thấp kém https://ift.tt/344pq6Q

Cuộc đời luôn đan xen giữa thuận cảnh và nghịch cảnh, thuận cảnh tất nhiên sẽ là bàn đạp giúp người ta thành công, nghịch cảnh cũng có thể kích thích tâm chí, mà trở thành "nghịch tăng thượng duyên". Nghịch tăng thượng duyên nghĩa là gặp phải những nghịch cảnh không thuận lợi có thể giúp con người bộc phát những tiềm năng bên trong từ đó vượt qua những khó khăn trước mặt mà đạt đến thành công vậy.

Vì vậy khi chúng ta gặp phải trắc trở, cũng phải dũng cảm tiến về phía trước, cất cánh tung bay.

Cuộc đời ngày một đi xuống đều là nấc thang để bước lên cao hơn

Ngày nay chúng ta luôn cảm thán rằng: “Thế tục đi xuống, lòng người gian trá”. Tuy nhiên đây lại chính là điều kiện tốt để chúng ta rèn luyện tâm chí, cũng là nấc thang để nhân cách của con người đi đến sự trưởng thành thực sự.

Đức Phật nói: "Hoa sen không mọc ở nơi đất cao, nơi bùn lầy ẩm ướt mới mọc ra hoa ấy".

Mọi chuyện trên đời nếu không trải qua sự phấn đấu không ngừng trong hoàn cảnh khó khăn tột cùng, thì không thể nào tận hưởng được niềm vui của bước ngoặt đi đến thành công tốt đẹp. Cuộc đời càng suy tàn thì càng phải có hành động thiết thực, mong muốn đi lên để đạt đến thành tựu to lớn.

Mọi sóng gió đường đời đều là cảnh giới luyện tâm

Đường đời có khi bằng phẳng không khúc khuỷu quanh co, khi thì gập ghềnh gian nan, lúc này chúng ta cần phải “đối cảnh luyện tâm, đối nhân luyện tính”, mượn tất cả mọi loại hoàn cảnh của bát khổ (tám mối khổ của đời người) để mở ra cơ hội lớn và tác dụng lớn cho tương lai. Đương nhiên, điều kiện đầu tiên là phải thản nhiên mà cam tâm tình nguyện chấp nhận mỗi một nhân duyên trong cuộc đời.

Chỉ có chèo thuyền ngược hướng gió, mượn cơ hội này để rèn luyện tâm tính, mới có thể mở rộng trí tuệ, thăng hoa và làm phong phú cuộc đời của chúng ta.

Ảnh: Shutterstock

Tình người ấm áp hay lạnh nhạt đều là đức tính của sự nhẫn nhịn

Tuần phủ Trương Bá Hành của nhà Thanh cả đời thanh minh liêm chính, cũng vì vậy mà cả đời cô lập. Ông chịu đủ mọi sự lạnh nhạt trên quan trường, bị các đồng liêu xa lánh. Tuy biết là thanh quan khó làm, cũng không bị cuốn trôi theo dòng nước,  cuối cùng để lại cho mình một tiếng thơm “thiên hạ đệ nhất thanh quan”.

Các mùa trong năm cũng có phân biệt xuân hạ thu đông, thì tình cảm trong đời sao lại không có nóng lạnh đậm nhạt chứ. Một người có trí tuệ, khi đối mặt với sự lạnh nhạt của người đời, không những không chút lo sợ, ngược lại còn nhân cơ hội đó mà nuôi dưỡng đức tính nhẫn nhịn, rèn luyện ý chí kiên cường của bản thân.

Thế sự điên đảo đều là cơ sở để tu hành

Thế sự khó tránh khỏi đảo lộn nhân thành quả, đổi trắng thay đen, nếu như cứ ôm giữ quan niệm chán ghét cuộc đời thì chỉ khiến con người gục ngã và đi xuống, mất đi ý chí cầu tiến. Nếu như dùng tâm thái tích cực: “người tốt là thầy của mọi việc ác, kẻ ác là cơ sở của mọi việc thiện” để đối mặt với thế sự điên đảo, thì mới có thể nuôi dưỡng tâm từ bi và tâm bình của chúng ta.

Hoa mai cũng vì chịu được lạnh giá mới tỏa ngát hương thơm, chim ưng phải vượt qua được mưa bão mới có thể làm chủ bầu trời, vôi không trải qua quá trình nung ở nhiệt độ cao thì làm sao ra được màu trắng tinh?

Tổ sư thiền tông chẳng phải cũng nói rằng: “Nóng đi đến chỗ nóng, lạnh đi đến chỗ lạnh”. Thân và tâm phải trải qua một quá trình rèn luyện khắc nghiệt thì mới có thể thành tựu được trí tuệ trân quý.

Theo Cmoney
Châu Yến biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét