Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2020

Mỹ trừng phạt nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc SMIC

Mỹ trừng phạt nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc SMIC https://ift.tt/3j97eyX

Gã khổng lồ công nghệ do Bắc Kinh hậu thuẫn phủ nhận cáo buộc của Washington rằng có mối liên kết với quân đội đại lục.

Mỹ đã áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc SMIC, tuyên bố rằng tồn tại “rủi ro không thể chấp nhận được” thiết bị cung cấp cho SMIC có thể được dùng cho mục đích quân sự của Bắc Kinh, theo Reuters.

Các nhà cung cấp linh kiện nhất định cho SMIC giờ đây sẽ phải xin giấy phép xuất khẩu cá nhân, theo một lá thư từ Bộ Thương mại Mỹ đề ngày thứ Sáu mà Reuters thu thập được.

Các công ty Hoa Kỳ bao gồm Lam Research, KLA Corp và Applied Materials, chuyên cung cấp thiết bị sản xuất chip, hiện có thể cần phải xin giấy phép để bán một số hàng hóa nhất định cho SMIC.

SMIC, nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất của Trung Quốc, là trọng tâm tham vọng của Bắc Kinh trong việc xây dựng một ngành công nghiệp bán dẫn trong nước có tính cạnh tranh và giảm sự phụ thuộc của nước này vào các nhà cung cấp nước ngoài, theo Nikkei Asian Review.

Trước đó SMIC đã đang đẩy nhanh nỗ lực xây dựng dây chuyền sản xuất bên ngoài nước Mỹ sử dụng công nghệ sản xuất chip 40 nanomet, và đang tìm cách xây dựng dây chuyền sản xuất 28 nanomet cao cấp hơn trong ba năm tới. SMIC hiện chủ yếu phụ thuộc rất lớn vào linh kiện chip của Mỹ trong các hoạt động sản xuất hàng ngày. Việc mất quyền tiếp cận các nhà cung ứng Mỹ có thể khiến năng lực công nghệ của công ty này bị lùi lại 10 năm.

Washington đã thắt chặt các quy tắc kiểm soát xuất khẩu của mình đối với Huawei, tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc, bằng cách yêu cầu tất cả các nhà cung cấp toàn cầu phải xin giấy phép trước khi cung hàng cho Huawei nếu việc phát triển hoặc sản xuất của họ bao hàm bất kỳ công nghệ nào của Mỹ. 

Ngoài Huawei và các tổ chức liên kết của nó, chính phủ Mỹ cho đến nay đã đưa khoảng 70 công ty, tổ chức và trường đại học Trung Quốc vào danh sách đen - Danh sách thực thể - để hạn chế việc tiếp cận công nghệ Mỹ, theo thống kê của Asian Nikkei Review. Tính riêng trong năm ngoái, bên cạnh Huawei, có đến hơn 40 công ty Trung Quốc đã bị đưa vào danh sách thực thể.

Hồi tháng 8, Bộ Thương mại Mỹ đã lấy ý kiến ​​công chúng về việc có nên thắt chặt hơn nữa các quy tắc kiểm soát xuất khẩu liên quan đến các thiết bị sản xuất chip và các công nghệ nhạy cảm khác, chẳng hạn như laser hay không.

Phản hồi trước sự việc, SMIC cho biết họ chưa nhận được bất kỳ thông báo chính thức nào về các hạn chế và phủ nhận việc có dính líu với quân đội Trung Quốc, theo Reuters. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét