Hàng năm cứ đến dịp Trung thu, nhà nhà đều bày biện mâm ngũ quả, mua đèn hoa và đặc biệt không thể thiếu chiếc bánh Trung thu trên bàn thờ tổ tiên. Ngày Tết Đoàn Viên ăn bánh Trung thu đã trở thành nét ẩm thực đặc sắc trong văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam và các nước châu Á khác. Thế nhưng, chiếc bánh Trung thu có nguồn gốc như thế nào thì không phải ai cũng biết.
Bánh Trung thu bắt nguồn từ Trung Quốc sau đó được truyền sang Việt Nam và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt. Sử sách Trung Quốc đã có nhiều ghi chép về phong tục ăn bánh Trung thu vào ngày rằm tháng 8.
Bánh Trung thu có lịch sử 3000 năm ở Trung Quốc. Theo sử sách Trung Quốc, bánh Trung thu tiền thân là bánh Taishi đã xuất hiện từ thời nhà Thương và nhà Chu (thế kỷ 17 TCN - 256 TCN) ở các tỉnh Giang Tô và Chiết Giang. Vào thời điểm đó, món bánh này được làm để tưởng nhớ Wenzhong, người đã phát minh ra loại bánh mỏng ở rìa và dày ở giữa. Taishi chính là nguồn gốc bánh trung thu Trung Quốc.
Bánh trung thu thời nhà Hán (202 TCN - 220 sau CN)
Nguồn gốc bánh trung thu được kể rằng, vào thời nhà Hán, Trương Khiên - một sứ giả được phái đi miền Tây Trung Quốc để ngoại giao, đã giới thiệu hạt vừng và quả óc chó từ phía Tây. Sau đó, người ta dùng hai thứ nguyên liệu này để làm nhân của bánh trung thu, mà ngày đó được gọi là bánh hạt dẻ, hay còn là bánh Hu.
Bánh trung thu thời nhà Đường (618 - 907 sau CN)
Hoàng đế nhà Đường - Li Shimin ra lệnh cho tướng quân Lý Tịnh dẫn quân đi chinh phục Turk, một quốc gia ở phía bắc. Vào ngày 15/8 âm lịch, Lý Tịnh chiến thắng trở về. Vua Li Shimin mở tiệc ăn mừng chiến thắng của Lý Tịnh và quân đội
Lúc này, có một thương nhân từ Tây Tạng đến và tặng một số bánh hình tròn cho Li Shimin để chúc mừng chiến thắng. Hoàng đế đã rất vui khi nhận được món quà này và giới thiệu những chiếc bánh tròn mà sứ giả Tây Tạng cho thần dân của mình. Sau đó, những chiếc bánh tròn trở nên phổ biến trên khắp đất nước.
Về sau, Dương Ngọc Hoàn hay còn gọi là Dương Quý Phi sau này là Lý Long Cơ đã đặt tên cho chiếc bánh tròn mà sứ giả Tây Tạng năm nào tiến cống là "bánh trung thu" (Nguyệt bánh). Không biết từ bao giờ, mọi người ăn bánh Trung thu vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm.
Bánh trung thu trước thời nhà Tống (960 - 1279 sau Công Nguyên)
Thông tin về nguồn gốc bánh trung thu lần đầu tiên được tìm thấy trong một cuốn sách của triều đại Nam Tống (1127 - 1279 sau Công Nguyên).
Vào thời Bắc Tống (960 - 1127 sau Công Nguyên), bánh trung thu được gọi là “bánh cung đình”, đã rất phổ biến không chỉ trong cung đình mà còn ở cả dân gian. Chiếc bánh lúc này đã mang ý nghĩa thể hiện những lời chúc tốt đẹp về sự sum họp của gia đình, và cũng là nỗi nhớ bạn bè sâu sắc.
Bánh trung thu giúp hoàng đế nhà Minh lật đổ triều đại nhà Nguyên (1271 - 1368 sau Công Nguyên)
Vào cuối triều đại nhà Nguyên, khi người dân không thể chịu được sự cai trị tàn nhẫn của triều đình. Chu Nguyên Chương - người sáng lập nhà Minh đã thống nhất các lực lượng khác nhau để chuẩn bị cho cuộc nổi dậy.
Thế nhưng, thật khó để thực hiện việc liên hệ quân sự một cách bí mật. Lúc này, một người bạn của Chu Nguyên Chương là Lưu Bá Ôn, đã nảy ra ý tưởng đưa dòng chữ "Cuộc nổi dậy vào đêm 15 tháng 8 âm lịch" vào bánh trung thu và gửi chúng cho các lực lượng kháng chiến khác.
Nhờ cách truyền tin độc đáo này, các lực lượng từ khắp nơi tập hợp đông đảo vào ngày khởi nghĩa và lật đổ thành công triều đình nhà Nguyên. Sau thắng lợi, Chu Nguyên Chương đã tặng bánh trung thu cho mọi người làm quà. Tương truyền rằng từ đó phong tục ăn bánh trung thu vào rằm tháng tám được hình thành và duy trì cho đến tận bây giờ.
Bánh trung thu phổ biến từ thời nhà Minh (1368 -1644 sau Công Nguyên)
Trong sử sách Trung Quốc có một ghi chép chi tiết về bánh trung thu từ thời nhà Minh: “Tết Trung thu là vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, và mọi người tổ chức sum họp gia đình bằng cách ăn bánh trung thu”. Điều này cho thấy việc ăn bánh trung thu trong ngày Tết Trung thu đã trở nên phổ biến trong dân gian từ thời đại này.
Phong trào làm bánh trung thu trong triều đại nhà Thanh (1644 - 1911 sau Công Nguyên)
Theo lịch sử, phong tục ăn bánh trung thu vào Tết Đoàn Viên đã trở nên vô cùng phổ biến vào thời nhà Thanh. Từ thời điểm này, sử sách Trung Quốc đã có nhiều ghi chép lịch sử hơn về bánh trung thu.
Khi đó, thay vì dùng bánh trung thu từ phương xa mang về, người dân đã bắt đầu tự làm. Nhiều sách còn ghi lại quá trình làm bánh trung thu bằng bột, các loại hạt, đường và mỡ lợn,..
Ngày nay, bánh trung thu đã có nhiều biến tấu với các loại nhân bánh đa dạng nhưng ý nghĩa và hình ảnh của chiếc bánh dẻo, bánh nướng vào ngày Tết Đoàn Viên vẫn được người dân giữ gìn và lưu truyền qua các thế hệ.
Theo dulichvietnam
Video xem thêm: Tại sao “Đại Đạo” lại dễ bị người đời chê cười
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/tai-sao-dai-dao-lai-de-bi-nguoi-doi-che-cuoi-so-911_8142bcb63.html"]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét