Trong tháng này, bạn đang tiếp tục giai đoạn thứ 3 của việc cho bé ăn. Thật vậy, từ 6 – 9 tháng, nếu việc đa dạng hóa thực phẩm được bạn thiết lập tốt, bé sẽ đón nhận giờ ăn với niềm vui và sự mong đợi. Bạn hãy tiếp tục tìm hiểu thêm các bữa ăn cho bé với bác sĩ nhi khoa Alain Bocquet và Sylvie Hubinois từ Afpa nhé!
Lúc 8 tháng tuổi, bé nặng trung bình 8,2 kg. Bé ăn đủ 4 bữa và có thể đã nhai bánh mì vụn bằng nướu răng của mình (bởi vì bé chỉ có từ 2 đến 6 chiếc răng trong thời điểm này). Đã đến lúc bé bắt đầu cách ăn từng miếng nhỏ và sẽ thấy thích thú nếu được tự ăn các thức ăn đó bằng các ngón tay của mình.
1. Thực phẩm mà bạn có thể cho bé ăn trong tháng này
- Phô mai
- Hải sản nấu chín
- Các loại hạt (quả hạch, đậu phộng, v.v)
- Dầu ăn
- Ngũ cốc giai đoạn 2 (vị cacao nếu bé thích)
2. Bốn bữa ăn của bé
[caption id="attachment_1068701" align="aligncenter" width="473"] Ba mẹ có thể quan sát trẻ cầm nắm thức ăn và ăn thử. (Ảnh: InfoKids)[/caption]
- Bữa sáng: Một chai ngũ cốc (giai đoạn 2 có chứa gluten) được hòa trong sữa công thức (giai đoạn 2). Để thay đổi hương vị, bạn có thể lựa chọn các loại ngũ cốc vị ca cao.
- Bữa trưa: Khoảng 200g rau nghiền trộn một muỗng cà phê dầu với thịt (hải sản hoặc cá hấp hoặc một phần tư quả trứng), không thêm muối. Protein động vật không vượt quá 10 g mỗi ngày. Cho bé thêm món tráng miệng bằng một loại trái cây nghiền hoặc pho mát.
- Bữa ăn xế (khoảng 16 giờ): Một loại sữa đặc biệt dành cho trẻ em, trái cây chín nghiền nát (chuối, bơ, v.v.) không cần thêm đường và 1 cái bánh quy.
- Bữa tối: Một chai sữa 210 ml dành cho trẻ sơ sinh với ngũ cốc (giai đoạn 2) và thêm có thể thêm rau cho bé. Nếu bạn vẫn đang cho con bú, hãy thay bữa ăn bằng lần bú.
3. Thực phẩm hạn chế hoặc tránh
[caption id="attachment_1068718" align="aligncenter" width="550"] Đặc biệt thận trọng khi dùng mật ong cho trẻ giai đoạn này. (Ảnh: Pixabay)[/caption]
- Một số loại cá có chứa hàm lượng PCB (hóa chất nhân tạo) hoặc kim loại nặng. Không cho bé ăn cá nhiều hơn hai lần một tuần. Nên cho bé ăn các loại cá béo.
- Không nên cho trẻ ăn thịt nguội hoặc nội tạng.
- Một thực phẩm khác nên tránh trong năm đầu tiên: Đó là mật ong. Mật ong có thể gây ngộ độc botulism - độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum. Trường hợp này ít xảy ra nhưng nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Tuy nhiên, trong một số món tráng miệng dành cho trẻ sơ sinh có chứa mật ong thì mật ong đã được xử lý để loại bỏ nguy cơ này.
- Lúc 8 tháng tuổi, bé vẫn phải được cho ăn từng loại thức ăn khác nhau để khám phá. Đợi cho đến tháng sau cho bé thử hỗn hợp trái cây đầu tiên, hoặc các loại rau củ nghiền hoặc khoai tây nghiền và không nên cho bé uống nước ép trái cây (vì loại nước ép này chứa rất nhiều đường).
- Bạn không nên cho bé ăn các loại hạt mà không xay (đậu lăng, đậu khô, đậu xanh) trước 18 tháng tuổi.
4. Bạn sẽ chọn loại sữa nào cho bé?
“Ngày nay, các loại sữa đặt biệt dành cho trẻ em tuân theo quy định sản xuất sữa cho trẻ dưới 3 tuổi (không màu, không có chất tạo ngọt...) nhưng thành phần của sữa không còn phù hợp với trẻ đang uống sữa công thức giai đoạn 2. Vài loại sữa thậm chí không có sắt, hoặc các axit béo thiết yếu”, các chuyên gia cho biết.
Chúng ta cũng phải chú ý đến các sản phẩm sữa gây nhầm lẫn, không tuân thủ các quy định về thực phẩm cho trẻ dưới 3 tuổi. Do đó việc đọc nhãn, đọc các thông tin về sữa là rất quan trọng, bạn đừng tin vào bao bì đầy màu sắc và một số thương hiệu. "Cha mẹ được thuyết phục rằng đó là một sản phẩm dành cho bé, nhưng nó không phải là trường hợp như vậy...”, các chuyên gia nhận xét.
Theo Doctissimo Bebes
Hồng Phúc biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét