Trong nhiều tư liệu lịch sử cổ đại chúng ta có thể tìm thấy những câu chuyện miêu tả ảnh hưởng của hai hiện tượng trăng tròn và siêu trăng lên con người chúng ta. Thông thường những người này xuất hiện các biểu hiện bất thường bao gồm tự sát, bạo hành hoặc mộng du. Cũng có trường hợp phàn nàn về việc bị mất ngủ gần đêm trăng tròn.
Thuyết Mặt Trăng, hay hiệu ứng Mặt Trăng, cho rằng có một mối liên hệ giữa các giai đoạn của Mặt Trăng với hành vi của con người. Vậy liệu hiện nay có bằng chứng khoa học nào có thể làm sáng tỏ tác động của hiện tượng trăng tròn và siêu trăng lên sức khỏe con người?
Người Tây phương có cách nói “Đêm nay chắc có trăng tròn” (There must be a full moon out there/ tonight) dùng để ám chỉ những sự kiện kỳ dị về đêm.
Từ “lunacy” (điên rồ, mất trí); hay “lunatic” (điên loạn, tâm thần) bắt nguồn từ “Luna”, hay “mặt trăng” trong tiếng la-tinh. Người ta tin rằng chúng ta thường có những hành vi bất thường vào đêm trăng tròn.
[caption id="attachment_208398" align="aligncenter" width="675"] (Ảnh: wallpaperup)[/caption]
Thời Trung Cổ, ở Châu Âu thịnh hành niềm tin vào “hiệu ứng mất trí đêm trăng tròn”, hay còn được gọi là “hiệu ứng Transylvania”, khi con người biến hình thành người sói hoặc ma cà rồng vào thời điểm trăng tròn.
Ngày nay, nhiều nhà khoa học bác bỏ thuyết về hiệu ứng đêm trăng tròn, cho rằng không có mối liên hệ nào giữa các giai đoạn cụ thể của mặt trăng - vốn kéo dài trong khoảng 29,5 ngày - đối với hành vi con người hay các sinh vật sống khác.
Nhưng có người phản đối thì tất cũng có người ủng hộ. Cũng có các nhà khoa học tuyên bố tìm thấy bằng chứng cho thấy trăng tròn có thể “kích hoạt” các hành vi bất thường, đồng thời tác động đến sức khỏe con người và những loài sinh vật sống khác
Tác động của trăng tròn đối với con người và thiên nhiên
Giới khoa học biết rằng Mặt trăng đôi lúc có thể tác động đến trạng thái tâm lý của con người, nó cũng quyết định tốc độ sinh trưởng, sự tuần hoàn của thực vật, và hành vi của động vật. Ngoài ra, tác động này thường được nhìn nhận có tầm quan trọng ngang Mặt Trời; thậm chí một số nhà nghiên cứu cho rằng nếu thiếu Mặt Trăng, sự sống của con người và giới tự nhiên là điều không thể.
Hiện tượng trăng tròn cũng tác động đến sự lưu chuyển của nước trong cơ thể sinh vật. Trong khoảng thời gian này các hoạt động trong tự nhiên tăng tốc mau lẹ, cho tới khi đạt cực hạn. Đó là lý do tại sao một số người trải nghiệm chứng rối loạn giấc ngủ và hiếu động thái quá. Trong thời gian này chúng ta cũng dễ trở nên cáu kỉnh và xuất hiện các cơn đau đầu.
Có thể nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất vào thời điểm này là những người bệnh tâm thần, do họ dễ kích động khi bị khiêu khích, thậm chí có thể trở nên liều lĩnh và nóng giận mất kiểm soát. Do đó trong rất nhiều ngôn ngữ, từ dùng để chỉ những người điên (ví như “lunatic” trong tiếng Anh, hay “lunático” trong tiếng Tây Ban Nha) đều bắt nguồn từ từ “Luna” - tức Mặt trăng.
[caption id="attachment_208392" align="aligncenter" width="675"] (Ảnh: robot.co.jp)[/caption]
Các nhà khoa học từ Đại học Yale (Mỹ) từng nghiên cứu hiện tượng này đã nhận thấy một chiều hướng gia tăng các vụ án, đặc biệt là các vụ bạo hành tình dục, trong đêm trăng tròn. Một số thống kê còn cho thấy những vụ tai nạn giao thông, đau tim, trộm cướp, sát nhân hoặc có ý đồ tự tử... gia tăng vào đêm trăng tròn.
Trăng tròn gây rối loạn giấc ngủ
Lấy ví dụ, các nhà khoa học tuyên bố đã tìm thấy bằng chứng đầu tiên cho thấy trăng tròn có thể “quấy nhiễu” giấc ngủ của bạn.
Trong một cuộc thí nghiệm, các nhà khoa học nghiên cứu 33 tình nguyện viên, chia làm 2 nhóm tuổi, khi đang ngủ. Hoạt động não bộ của họ được giám sát khi đang ngủ, bên cạnh chuyển động của mắt và sự bài tiết hóc-môn.
Số liệu thu được cho thấy, vào đêm trăng tròn, hoạt động não bộ liên hệ với giấc ngủ sâu ghi nhận sụt giảm 30%.
Ngoài ra, họ cũng cần 5 phút lâu hơn để chìm vào giấc ngủ, và ngủ ít hơn bình thường khoảng 20 phút.
[caption id="attachment_208391" align="aligncenter" width="650"] Trăng tròn có thể gây mất ngủ. (Ảnh: Telegrafi)[/caption]
“Chu kỳ mặt trăng dường như có thể tác động đến giấc ngủ con người, ngay cả khi người đó không ngắm trăng hoặc không biết rõ mặt trăng hiện đang ở giai đoạn nào”, theo Tiến sĩ Christian Cajochen từ Bệnh viện Tâm thần thuộc Đại học Basel (Thụy Sĩ).
Trong một nghiên cứu khác được tiến hành bởi một nhóm các nhà khoa học từ Viện nghiên cứu Eastern Ontario, 5812 đứa trẻ từ tổng cộng 5 châu lục đã được quan sát để xem liệu có bất kỳ sự thay đổi nào trong thói quen ngủ hay trong sinh hoạt hằng ngày do ảnh hưởng của trăng tròn hay không. Kết quả cho thấy chỉ có 1% số người ghi nhận trạng thái ngủ khác biệt trong đêm trăng tròn.
Trăng tròn có thể làm gia tăng tỷ lệ sinh
Các nhà nghiên cứu cũng phân tích ảnh hưởng của lực hút mặt trăng lên tỷ lệ sinh ở Kyoto, Nhật Bản. Trong nghiên cứu, họ nhận thấy có nhiều ca sinh hơn khi Mặt Trăng gần Trái Đất nhất; khi đó lực hút của Mặt Trăng lên Trái Đất là mạnh nhất.
Để kiểm chứng giả thuyết này, các nhà nghiên cứu đã xem xét 1007 ca sinh nở nối tiếp, không dùng biện pháp giục sinh (kích đẻ) trong giai đoạn từ tháng 1/1966 đến tháng 12/2000 tại thành phố Kyoto, Nhật Bản. Họ nhận thấy có nhiều ca sinh đẻ hơn khi Mặt Trăng gần Trái Đất nhất; lúc đó lực hút của Mặt Trăng lên Trái Đất là mạnh nhất.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học kết luận “có sự gia tăng đáng kể số ca sinh đẻ, khi lực hút của Mặt Trăng lên Trái Đất nhỏ hơn 31,5 N”. Kết quả nghiên cứu này cho thấy lực hút của Mặt Trăng có ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh đẻ”.
Dựa vào điều này, bệnh viện có thể phân công đội ngũ sản khoa, hộ sinh túc trực trong bệnh viện nhiều hơn khi gần đến thời điểm trăng tròn.
Tồn tại mối liên hệ giữa trăng tròn và biểu hiện bất thường của động vật?
Trong cuốn sách “Moonstruck: How lunar cycles affect life (tạm dịch: Gàn dở - Các giai đoạn của mặt trăng ảnh hưởng đến sự sống như thế nào)”, giáo sư danh dự Ernest Naylor thảo luận khả năng các sinh vật bị ảnh hưởng gián tiếp, và trong một số trường hợp trực tiếp, bởi chu kỳ Mặt trăng.
Tập tính sinh sản của một số loài động vật biển bị chi phối bởi một đồng hồ sinh học “Mặt Trăng” nội tại, đến mức các mô thức hoạt động hàng ngày, hàng tháng của thủy triều do Mặt trăng gây ra được ghi khắc vào gen của chúng. Tuy nhiên, thật thú vị khi các tập tính liên quan đến Mặt trăng cũng được ghi nhận trên các loài động vật trên cạn và trong nước ngọt, vốn sinh sống cách xa ảnh hưởng của thủy triều.
[caption id="attachment_208390" align="aligncenter" width="675"] Ảnh: Dubois County Herald[/caption]
“Nhiều loài sinh vật biển khác được quan sát như cua, rận biển, giun và muỗi biển cũng biểu hiện các mô thức hành vi liên quan đến mặt trăng và thủy triều, ngay cả khi được đặt trong bể nước phòng thí nghiệm, cách xa khỏi ảnh hưởng của Mặt trăng và thủy triều”.
“Một số loài động vật trên cạn, không chịu ảnh hưởng của thủy triều biển, cũng cho thấy những hành vi liên quan đến mặt trăng, qua đó xác định mối liên hệ [giữa mặt trăng và các sinh vật] có thể là trực tiếp, chứ không phải luôn là gián tiếp thông qua tác động của thủy triều mặt trăng”, G.S Naylor cho hay.
Giáo sư Naylor đưa ra một câu hỏi thú vị:
Nếu các gen Mặt trăng hiện diện ở các loài động vật khác [không chỉ ở động vật biển], vậy có khả năng nó cũng tồn tại trong con người?
Thạch Khánh (theo Message to eagle)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét