Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Nghi ngờ về ‘khả năng’ tên lửa Trung Quốc có thể chống hạm Mỹ

Nghi ngờ về ‘khả năng’ tên lửa Trung Quốc có thể chống hạm Mỹ http://bit.ly/2FXw8Sb

Các chuyên gia đặt ra nghi ngờ về khả năng thật sự của tên lửa có biệt danh "sát thủ Guam" - mà từ lâu Trung Quốc tuyên bố nó có thể tiếp cận các căn cứ quân sự Mỹ tại Thái Bình Dương cũng như khả năng chống hạm.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã phát tán những thông tin về khả năng của tên lửa "sát thủ Guam" - nhằm phản hồi với một bản tin mà kênh CNN đưa ra trước đó với nghi ngờ về khả năng tấn công của tên lửa này đối với những con tàu đang di chuyển trên biển -  như Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố, theo Abc17news.

Một đoạn video ngắn được sản xuất khéo léo về công nghệ tên lửa tối tân lần đầu tiên được phát sóng trên truyền hình Trung Quốc hôm thứ Năm tuần trước, dẫn tới hôm thứ Hai (28/1), một loạt các tin tức truyền thông Trung Quốc ủng hộ các tuyên bố trong video rằng các tên lửa này có thể tấn công tàu sân bay.

Đoạn video được phát sóng trên truyền hình Trung Quốc, sau nhiều lần Hoa Kỳ đã cử các tàu chiến tới Biển Đông, cũng như Anh đã cử chiến hạm và dự tính thiết lập căn cứ quân sự tại khu vực này.

Cũng vào 28/1, Australia tuyên bố sẵn sàng tham gia tập trận cùng các nước khác nhằm gửi đi thông điệp đó là một vùng biển quốc tế, tự do hàng hải. 

Trước đó, Indonesia cũng đã lập tiền đồn quân sự trên Biển Đông ‘trông chừng’ Trung Quốc, còn Nhật Bản đã cân nhắc và quyết định hợp tác với Pháp, Canada trong một nỗ lực tăng cường phòng thủ bởi cân nhắc về những động thái hàng hải của Bắc Kinh.

[caption id="attachment_1083661" align="aligncenter" width="700"] Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ thông báo về cuộc tập trận với Hải quân Hoàng gia Anh ở Biển Đông.[/caption]

Truyền thông dường như là một công cụ của Bắc Kinh trong kế hoạch tạo ra những chiến dịch tuyên truyền nhằm gây ấn tượng với người xem trong nước, đồng thời nhấn mạnh sức mạnh quân sự của Trung Quốc trên trường quốc tế, theo nhận định của Abc17news.

Các chuyên gia nói rằng bản video được phát hành hôm thứ Năm, cho thấy cảnh quay tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 được phóng ra từ một vị trí không tiết lộ, gần như là không rõ ở đâu, và đoạn video cho khán giả truyền hình xem, không cho thấy tên lửa này bắn trúng mục tiêu dù đó là mục tiêu động hay là mục tiêu tĩnh nào, theo chuyên gia quân sự Carl Schuster cho biết với kênh CNN.

Các nhà phân tích đã đặt ra các mối đe dọa về một phương tiện vũ trang do Trung Quốc từ lâu tuyên bố, tên lửa "Sát thủ đảo Guam", có thể nhắm vào các căn cứ quân sự trọng yếu của Mỹ trên đảo Thái Bình Dương, cũng có thể nhắm vào các mục tiêu là những tàu chiến trên các cửa ngõ đại dương.

Các nhà phân tích Mỹ đã cho là khả năng của tên lửa DF-26 có thể chạm tới mục tiêu 5.471 km với đầu đạn hạt nhân hoặc đạn thông thường.

Nhưng, việc bắn trúng mục tiêu động trên biển sẽ đòi hỏi các quy trình và chiến thuật mà Trung Quốc chưa cho thấy, theo ông Schuster, cựu giám đốc vận hành tại Trung tâm tình báo Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ (US Pacific Command's Joint Intelligence Center).

Nhà phân tích Andrew Tate, của chuyên trang quân sự Jane's Defence Weekly, nói rằng, để chứng minh được khả năng chống hạm của DF-26, thì cần nhiều thử nghiệm hơn.

Thành Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét