Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2019

Ngôi đền cổ đại 900 năm tuổi với hình chạm khắc kính viễn vọng hiện đại, lịch sử phải chăng đã sai?

Ngôi đền cổ đại 900 năm tuổi với hình chạm khắc kính viễn vọng hiện đại, lịch sử phải chăng đã sai? http://bit.ly/2Ar7a9F

Bức chạm tại đền thờ Ấn Độ cổ đại miêu tả kính viễn vọng, hệ thống phóng tên lửa, từ hàng trăm thậm chí hàng nghìn nghìn năm trước khi chúng được chính thức phát minh trong lịch sử cận đại.

Nhà khảo cổ học nghiệp dư Praveen Mohan vừa khám phá ra một trong những bằng chứng đáng kinh ngạc nhất chứng tỏ nền văn minh cổ đại đã biết sử dụng các công nghệ tiên tiến, tinh vi. Trong ảnh, chúng ta có thể nhìn thấy hình chạm khắc một người đàn ông đang cầm trên tay một ống kính viễn vọng! Đây là hình chạm khắc tại đền thờ Hoysaleswara ở Ấn Độ và nó có khả năng “đảo lộn” nền lịch sử như chúng ta đã biết.

Đây chắc chắn là một chiếc kính viễn vọng bởi vì nét chạm khắc cho thấy anh ta đang cầm vật thể này trong tư thế một mắt nhắm một mắt mở, chính là cách thức quan sát phổ biến qua ống kính viễn vọng. Và chúng ta cũng có thể thấy ống kính viễn vọng đang được hướng lên trên.

[caption id="attachment_387070" align="aligncenter" width="360"]Ngôi đền cổ đại 900 năm tuổi với hình chạm khắc kính viễn vọng hiện đại, lịch sử phải chăng đã sai? Hình chạm khắc một người đàn ông đang cầm kính viễn vọng tại đền Hoysaleswara, Ấn Độ. Ảnh: Praveen Mohan[/caption]

Điều này quả thật vô cùng chấn động bởi tất cả các chuyên gia đều đồng tình rằng ngôi đền này được xây vào khoảng năm 1120 sau Công nguyên (SCN), tức vào khoảng 900 năm trước. Tuy nhiên, các cuốn sách lịch sử lại bảo chúng ta rằng kính viễn vọng được phát minh ra sau đó rất lâu - vào năm 1608 bởi một người tên là Hans Lippershey, tức cách thời điểm hiện tại chỉ 400 năm. Vậy làm thế nào một kính viễn vọng lại có thể được chạm khắc trong một ngôi đền 900 năm tuổi, tức 500 năm trước khi nó được chính thức phát minh?

Đây là một bằng chứng rất thuyết phục cho thấy nền văn minh cổ đại của Ấn Độ đã biết sử dụng công nghệ tiên tiến. Mỗi kính viễn vọng cần ít nhất 2 ống kính. Nếu họ sử dụng kính viễn vọng, họ cũng sẽ phải biết chế tạo ống kính, mà muốn làm vậy thì phải biết đến công nghệ sản xuất thủy tinh, công nghệ mài và một loạt các công cụ liên quan khác. Và nếu họ biết cách chế tạo kính viễn vọng từ cách đây 900 năm, họ chắc chắn cũng phải biết sử dụng các loại máy móc khác.

Có cách nào khác để giải thích hình chạm khắc một ống kính viễn vọng từ 500 năm trước khi nó được “chính thức phát minh ra”? Mà đây không phải là một trường hợp cá biệt đơn lẻ, bởi rất nhiều công trình Ấn Độ cổ đại đều khắc họa chính xác các máy móc tiên tiến, hiện đại? Một ví dụ điển hình là công trình đáng kinh ngạc ở Mahabalipuram, được xây dựng cách đây 1300 năm, đã khắc họa mô hình chính xác của một tên lửa nhiều tầng.

[caption id="attachment_387067" align="aligncenter" width="500"]Ngôi đền cổ đại 900 năm tuổi với hình chạm khắc kính viễn vọng hiện đại, lịch sử phải chăng đã sai? Hình chạm khắc một tên lửa nhiều tầng tại quần thể kiến trúc Mahabalipuram, Ấn Độ. Ảnh: Praveen Mohan[/caption] [caption id="attachment_387065" align="aligncenter" width="660"]Ngôi đền cổ đại 900 năm tuổi với hình chạm khắc kính viễn vọng hiện đại, lịch sử phải chăng đã sai? Một tên lửa nhiều tầng hiện đại trên bệ phóng. Ảnh: purch[/caption]

Tại sao chúng ta lại thấy một sự tương đồng đến kỳ lạ giữa các công trình chạm khắc cổ đại từ hàng ngàn năm trước với những thiết bị hiện đại ngày nay?

Mà bí ẩn của bức chạm khắc kính viễn vọng không chỉ dừng lại ở đây. Hãy lùi lại một chút để có được một cái nhìn toàn cảnh. Bức chạm người đàn ông dùng kính viễn vọng là một bộ phận của một bức chạm lớn hơn, miêu tả một trận chiến thời cổ đại giữa hai nhóm người. Hãy nhìn vào cách họ cầm khiên và vũ khí, cũng như thế chân rất ngay ngắn và đồng đều của họ. Họ đang dàn một thế trận rất ngay ngắn, có tính kỷ luật cao. Đây dường như là một trận chiến rất căng thẳng.

[caption id="attachment_387066" align="aligncenter" width="647"]Ngôi đền cổ đại 900 năm tuổi với hình chạm khắc kính viễn vọng hiện đại, lịch sử phải chăng đã sai? Hình chạm khắc một trận chiến thời cổ đại. Hình chạm tại đền Hoysaleswara, Ấn Độ. Ảnh: Praveen Mohan[/caption]

Đến đây, không ít người đặt câu hỏi, nếu toàn cảnh bố cục là một trận chiến, thì cớ gì phải viện đến kính viễn vọng, một công cụ để thuần túy quan sát các hành tinh và các ngôi sao trên bầu trời?

Câu trả lời nằm ở bức hình dưới, phía bên phải.

[caption id="attachment_387064" align="aligncenter" width="500"]Ngôi đền cổ đại 900 năm tuổi với hình chạm khắc kính viễn vọng hiện đại, lịch sử phải chăng đã sai? Ảnh: Praveen Mohan[/caption]

Bức trên là một chi tiết trong bức chạm tổng, khắc họa hai chiến binh trên chiến tuyến cùng vị thủ lĩnh trên chiếc xe ngựa. Hình chạm có phần không rõ nét, do bị tàn phá qua thời gian. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, bạn sẽ vẫn để ý thấy trên tay vị thủ lĩnh cầm một cái ống trông khá giống loại thiết bị dùng để phóng nhiều tên lửa vào không trung. Ngày nay, loại công nghệ này được gọi là hệ thống phóng đa tên lửa, có khả năng khai hỏa rất nhiều tên lửa cùng lúc. Và nếu bạn quan sát kỹ, bạn sẽ nhận thấy vật thể được chạm trông y hệt tên lửa ngày nay.

[caption id="attachment_387068" align="aligncenter" width="679"]Ngôi đền cổ đại 900 năm tuổi với hình chạm khắc kính viễn vọng hiện đại, lịch sử phải chăng đã sai? Ảnh: Praveen Mohan[/caption]

Theo văn bản Ấn Độ cổ đại, loại vũ khí được chạm trong hình được gọi là Astras. Theo rất nhiều chuyên gia, astras có nghĩa là mũi tên. Tuy nhiên, thật khó để cho rằng đây là mũi tên, bởi những astras này quá dày, trong khi mũi tên thì lại mỏng và dài, nếu muốn có thể di chuyển được khoảng cách xa. Ngoài ra, hình chạm astras này không có phần đầu sắc nhọn giống mũi tên, mà khá tròn trịa, tương tự tên lửa hiện đại.

[caption id="attachment_387066" align="aligncenter" width="704"]Ngôi đền cổ đại 900 năm tuổi với hình chạm khắc kính viễn vọng hiện đại, lịch sử phải chăng đã sai? Hình chạm khắc một trận chiến thời cổ đại. Hình chạm tại đền Hoysaleswara, Ấn Độ. Ảnh: Praveen Mohan[/caption]

Bên phải những hình chạm tên lửa là đội quân đối địch. Trong bức chạm tổng, không có khoảng cách giữa hai đội quân, bởi khoảng cách đó đã bị cắt bỏ, rút gọn, bởi không có đủ không gian và diện tích để thể hiện khoảng cách đó. Nói cách khác, không gian chiến trận là rất mở, rất rộng, nhưng không được thể hiện tương ứng ở đây. Khi chúng ta nhận thức được yếu tố không gian chiến trận mở rộng này, cũng như phạm vi tác động của vũ khí, chúng ta sẽ hiểu được tại sao kính viễn vọng lại được sử dụng ở đây. Trong tất cả các loại vũ khí được sử dụng, họ có viện đến tên lửa và tiến hành các cuộc không chiến. Do đó, một chiếc kính viễn vọng là cần thiết để quan sát từ xa, nhằm xem xem có bất kỳ astras (tên lửa) nào được quân địch khai hỏa hay không.

Tất nhiên, công dụng chính của kính viễn vọng vẫn là nghiên cứu thiên văn, quan sát bầu trời. Và hẳn người Ấn Độ cổ đại đã dùng nó vào mục đích này. Trên thực tế, nhiều văn bản Ấn Độ cổ đại đã cho thấy một vốn hiểu biết đáng kinh ngạc về thiên văn học. Những cuốn sách này đã đưa ra rất nhiều chi tiết cụ thể về các hành tinh và ngôi sao khác nhau, làm bối rối nhiều chuyên gia hiện đại bởi họ chưa thể lý giải được bằng cách nào những người cổ đại có thể biết được những điều này.

Tuy nhiên, có một vấn đề khá nổi cộm. Đó là, bạn có thể lật qua rất nhiều trang sách về lịch sử kính viễn vọng nhưng sẽ không tìm thấy bất cứ điều gì liên quan đến Ấn Độ. Trên trang Wikipedia, có cả một danh sách dài dằng dặc các thông tin chi tiết, cụ thể về lịch sử kính viễn vọng, nhưng không có một thông tin nào đề cập đến bức chạm khắc ở đền thờ Ấn Độ nơi đây. Tại sao vậy? Trên thực tế, chi tiết “kính viễn vọng” trên bức chạm này rất trực quan và dễ hiểu, đến nỗi một người thăm viếng chùa bình thường cũng có thể vô tình phát hiện ra. Do đó, hẳn là cũng đã có rất nhiều nhà sử học và nhà khảo cổ học khác cũng đã phát hiện ra bản khắc này. Trên thực tế, các nhà khảo cổ học của chính phủ đã ghi chép lại rất chi tiết về từng bản chạm khắc trong những ngôi đền cổ đại này. Nhưng họ không công bố chúng ra.

Tại sao họ không nói với công chúng rằng kính viễn vọng đã được sử dụng ở Ấn Độ sớm hơn rất nhiều so với cột mốc năm 1608 - thời điểm mà kính viễn vọng được cho là đã chính thức ra đời? Nếu họ làm vậy, thì họ sẽ phải đồng tình rằng Ấn Độ cổ đại có một nền công nghệ tiên tiến từ cách đây rất lâu, trong quá khứ viễn cổ. Nếu họ đồng ý kính viễn vọng đã được sử dụng trong thời cổ đại, họ cũng sẽ phải đồng ý rằng các thiết bị và máy móc khác cũng từng được sử dụng. Nói ngắn gọn, họ sẽ phải viết lại, cải biến, chỉnh sửa lại “các sách lịch sử chính thống”. Nó sẽ tạo nên một cuộc cách mạng về nhận thức, một sự chuyển biến to lớn trong nhận thức của chúng ta về lịch sử viễn cổ của nhân loại. Đó sẽ không phải là một quá trình dễ dàng. Do đó, các học giả chủ lưu (học giả dòng chính, hay chính thống) đã chọn cách phớt lờ những bức chạm khắc này, để tránh cho chúng ra biết được lịch sử chân thực của thế giới xưa.

Một câu nói của hoàng đế Pháp Napoleon rất thích hợp để miêu tả tình trạng này. Ông từng nói:

Lịch sử là một bộ những sự lừa dối đã được thông đồng.

Ngôi đền cổ đại 900 năm tuổi với hình chạm khắc kính viễn vọng hiện đại, lịch sử phải chăng đã sai?

Các chuyên gia đang cố che giấu thông tin này, bởi nó đã hé lộ một điểm sai lệch nghiêm trọng trong nhận thức về lịch cổ đại. Có thể một số luận điểm khác được đưa ra trong bài cần thêm một số bằng chứng bổ sung, nhưng một điều chắc chắn là, kính viễn vọng không phải chỉ mới được phát minh ra cách đây vỏn vẹn 400 năm như khoa học hiện đại vẫn nói, mà nó trở ngược lại một thời quá khứ xa xưa, mà có thể rất xa xưa, trong lịch sử nhân loại.

Quý Khải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét