Ngư dân trên đầm Cầu Hai (huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế) liên tục bắt được những con chim to lớn khác thường. Có con nặng tới 10 kg, chiều dài từ mỏ đến chân 1,5 m, trên mình chim gắn theo thiết bị lạ có dòng chữ Latin.
Người dân xã Lộc Trì (huyện Phú Lộc) cho biết, ngư dân trong xã và thị trấn Phú Lộc ở ven đầm phá nước lợ Cầu Hai liên tục bắt được những con chim lạ với hình thể cao lớn khác thường. Đặc biệt, trên mình chim gắn theo thiết bị lạ có dòng chữ Latin viết hoa HQXS nghi là máy định vị (GPS).
[caption id="attachment_1077280" align="alignnone" width="660"] Chim quý bị người dân bắt trong những ngày đầu tháng 1. (Ảnh: FB)[/caption]
Báo Tiền Phong dẫn mô tả của người dân, những con chim này có mỏ, cổ và đôi cánh rất dài, thân cao. Đặc biệt, dưới mỏ và cổ là một túi chứa thức ăn màu vàng khác với những loài chim nước thường thấy.
Chim có màu lông phần đầu, cổ, bụng là trắng, cánh và đuôi màu nâu. Chân chim có màng bơi như chân vịt. Tổng chiều dài từ mỏ xuống chân hơn 1,5 m. Trọng lượng có con gần 10kg. Loài chim này khi xuống đầm phá Cầu Hai tìm cá, tôm thì vướng lưới và bị ngư dân bắt được.
[caption id="attachment_1077284" align="alignnone" width="665"] Chim có mỏ dài, trên thân gắn thiết bị định vị. (Ảnh: FB)[/caption]
Ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên – Huế thông tin với Zing, chim lạ do người dân huyện Phú Lộc bắt được là loài Bồ nông chân xám.
[caption id="attachment_1077285" align="alignnone" width="665"] Khi đứng, chiều cao chim vượt chiếc xe đạp. (Ảnh: FB)[/caption]
Đây là loài quý hiếm có tên trong Sách Đỏ UICN các loài cần bảo vệ; tên khoa học Pelecanus philippensis, thuộc họ Pelecanidae. Loài này phân bố ở Nam Á từ nam Pakistan qua Ấn Độ đến Indonesia. Hiện, số lượng loài này đã bị giảm sút nghiêm trọng.
[caption id="attachment_1077287" align="alignnone" width="665"] Người dân được vận động thả chim về tự nhiên. (Ảnh: FB)[/caption]
Sau khi xác định đây là loài chim quý hiếm, cơ quan chức năng TT-Huế đã vận động người dân thả chim Bồ nông về môi trường tự nhiên và có biện pháp bảo vệ loài này khi đi vào vùng đánh bắt cá của ngư dân ven đầm phá Cầu Hai.
Vân Trường (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét