Thứ Ba, 8 tháng 1, 2019

Những chủ đề đại biểu trong nghệ thuật hội họa và điêu khắc Trung Hoa truyền thống

Những chủ đề đại biểu trong nghệ thuật hội họa và điêu khắc Trung Hoa truyền thống http://bit.ly/2FicoYr

Không quá đặt trọng tâm vào sự chính xác vật lý bề ngoài đơn thuần, các họa sĩ cổ đại đặt trọng điểm vào biểu hiện ý và nội hàm của chủ thể, đó là "sinh khí" mà người nghệ sĩ truyền tải vào bức tranh. Và chỉ khi người họa sĩ đạt được tiêu chuẩn cao về đạo đức thì bức tranh của người đó mới có thể đạt đến trình độ nghệ thuật cao. 

Trong lịch sử Trung Quốc, tất cả các họa sĩ vĩ đại đều nghiêm khắc tuân theo tiêu chuẩn cao về đạo đức và vì vậy, tác phẩm nghệ thuật của họ phản ánh nhân cách cao đẹp của họ. Dưới đây là những chủ đề thường được các họa gia Trung Quốc thời xưa thể hiện:

Những đứa trẻ nô đùa

[caption id="attachment_1076506" align="alignnone" width="600"] Trẻ em chơi đùa trong khu vườn trong cung, cuối thời Nguyên (1271 - 1368) đến đầu thời Minh (1368 - 1644). Mua lại, Quà tặng của Quỹ Dillon, 1987. (Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan)[/caption]

Ở Trung Quốc cổ đại, tất cả các gia đình, dù là quyền quý, quan chức học giả hay thường dân, đều muốn có nhiều con cháu. Một gia đình có nhiều con cháu thường được coi là điều tiên quyết cho sự thịnh vượng. Đó cũng là một chủ đề lớn để các họa gia Trung Hoa xưa thể hiện.

Trong các bức họa về trẻ em chơi đùa thường mô tả sự hồn nhiên, vô tư của trẻ con khi chúng tham gia các hoạt động như bắn cung, chèo thuyền, nuôi chim ưng, câu cá, cưỡi ngựa, thả diều, chơi nhạc cụ hoặc đọc sách. Hàng chục cậu bé đang vui chơi trong bức tranh này. Đầy màu sắc và được chế tác tinh xảo, tấm thảm nhà Thanh này có khả năng được treo trên tường của một gia đình quyền quý.

[caption id="attachment_1076507" align="alignnone" width="600"] Tấm thảm lụa lớn này mô tả hàng chục trẻ em vui chơi, tham gia bắn cung, chèo thuyền, luyện chim ưng, câu cá, cưỡi ngựa và các hoạt động giải trí khác. Thời Thanh (1644 - 1911), thế kỷ 17. (Ảnh: Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan)[/caption]

Cao cao trên bầu trời là một đôi phượng hoàng, tượng trưng cho đại cát và huy hoàng. Trong số những đám mây tốt lành kia là một cậu bé cưỡi trên một con kỳ lân, một linh thú trong truyền thuyết Trung Quốc với đặc điểm có sừng, bụng màu vàng, lưng nhiều màu, móng như móng ngựa, với thân thể giống một con nai và đuôi giống đuôi bò. Kỳ lân tiêu biểu cho lòng nhân từ, chính nghĩa và nó cũng là điềm báo về sự chào đời hoặc tạ thế của một thánh nhân hoặc một vị hoàng đế xuất chúng.

Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, trẻ em là biểu tượng của sự thuần khiết và bản chất nguyên sơ nhất của con người. Chính vì vậy, cuốn kinh thư cổ của Đạo giáo là “Đạo đức kinh” luôn tôn vinh những phẩm chất của trẻ nhỏ, cũng bởi vậy mà những người tu luyện của Đạo gia luôn tìm cách "phản bổn quy chân" quay trở về bản tính thuần khiết vốn có của thời thơ ấu.

[caption id="attachment_1076541" align="alignnone" width="600"] Tấm thảm cuộn treo tả vị thần trường thọ (Thọ Lão) và một tiên đồng bất tử đang dâng một đĩa đào, một biểu tượng của sự trường thọ. Trong nghệ thuật Trung Hoa, trẻ em thường được đứng cạnh những vị tiên. Thời Thanh (1644 - 1911), thế kỷ 19. (Ảnh: Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan)[/caption]

Lối sống của cổ nhân

[caption id="attachment_1076509" align="alignnone" width="600"] Những người phụ nữ thể hiện sự quan tâm của họ với một chàng thư sinh trẻ, có lẽ là văn nhân tài năng Phan An (247 - 300), bằng cách ném trái cây vào chàng ta. Những cảnh như vậy thường được thấy trong nghệ thuật trang trí. Thạch cao, thời Khang Hy (1662 - 1722) nhà Thanh, đầu thế kỷ 18. Bequest of John D. Rockefeller Jr., 1960. (Ảnh: Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan)[/caption]

Lối sống của người xưa được mô tả trong nghệ thuật Trung Hoa rất thanh lịch và tinh tế. Người xưa thường có sở thích chiêm ngưỡng những bông hoa vào mùa xuân, ngắm mặt trăng vào mùa thu, thưởng trà, đi dạo trong các khu vườn và sử dụng Tứ nghệ (cầm, kỳ, thi, họa) để tu thân dưỡng tính. Những cảnh tượng như vậy phản ánh đạo đức của người xưa, mang nội hàm tìm kiếm sự viên mãn lâu dài thay vì những hưởng thụ ngắn ngủi. Thay vì thúc đẩy cuộc sống trở nên nhộn nhịp, cổ nhân chú trọng vào sự tĩnh chỉ và thanh tĩnh.

[caption id="attachment_1076513" align="alignnone" width="600"] Chiếc đĩa vẽ học giả bên một ao sen, thời Vạn Lịch (1573 - 1620) thuộc thời Minh. Rogers Fund, 1923. (Ảnh: Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan)[/caption]

Hình ảnh trên là một chiếc đĩa sứ mô tả một văn nhân điềm đạm đang ngồi dưới gốc cây ngắm cảnh, trong khi một cậu bé đi theo ông đang hái hoa sen từ cái ao gần đó.

Cảnh tượng đó khiến chúng ta nhớ đến viên quan học giả thời nhà Tống - Chu Đôn Di (1017 - 1073), người đã viết bài phú nổi tiếng về tình yêu với hoa sen. Trong đó ông viết: “Ta chỉ thích hoa sen, một loài hoa mọc lên từ chốn bùn lầy nước đọng nhưng không hề bị nhiễm bẩn... Hoa sen là loài hoa quân tử”. Thuật ngữ “quân tử” là để chỉ một hình mẫu đạo đức lý tưởng theo nhân sinh quan của Nho giáo. Hoa sen tượng trưng cho sự tinh khiết và đức hạnh, nhắc nhở con người nên tránh khỏi bị ô nhiễm bởi những thứ dơ bẩn bên ngoài.

Yếu tố thần thánh trong nghệ thuật

Nghệ thuật truyền thống Trung Hoa đa số đều mô tả về các vị Thần, Phật và Đạo, thể hiện sự kính trọng của người xưa với các vị Thần.

[caption id="attachment_1076514" align="alignnone" width="600"] Cảnh Đức Phật qua đời và nhập niết bàn. Các môn đệ của Ngài đều chìm trong nỗi buồn sâu thẳm. Tác giả Qiao Bin, thời kỳ Hoằng Trị (1488 - 1505) nhà Minh, năm 1503. (Ảnh: Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan)[/caption]

Hình ảnh trên là một bộ đồ gốm về Đức Phật nhập niết bàn, vây quanh bởi tám đệ tử của ông trong nỗi buồn tiếc sâu sắc. Khuôn mặt Đức Phật tròn và đầy đặn, với biểu cảm thanh thản. Rất ít bức tượng bằng đất nung nhiều màu như vậy còn tồn tại từ thời nhà Minh (1368 - 1644), và gần như không thể tìm thấy ở đâu khác một bộ tượng đầy đủ như thế này.

[caption id="attachment_1076543" align="alignnone" width="600"] Nhà triết học Đạo gia cổ đại Lão Tử là tác giả của kinh thư "Đạo đức kinh”; tác phẩm của Chen Yanqing, thời Minh (1368–1644), năm 1438. (Ảnh: Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan)[/caption]

Bức tượng trên là một tác phẩm điêu khắc bằng đồng đầu thời Minh, khắc họa nhà hiền triết của Đạo gia Trung Quốc cổ đại Lão Tử, đang lặng lẽ thiền định với thần thái bình hòa và trang nghiêm trên khuôn mặt.

[caption id="attachment_1076529" align="alignnone" width="600"] Mô tả tám vị bất tử, là các vị tiên của Đạo gia, đứng trên bờ sông đang chờ đợi vị tiên trường thọ xuất hiện (Thọ Lão), cưỡi trên một con sếu. Chiếc khay có hình tượng đạo sĩ, thời Minh (1368 - 1644), thế kỷ 16. (Ảnh: Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan)[/caption]

Bức tranh mô tả tám vị bất tử (Bát Tiên) cũng là những nhân vật Đạo gia nổi tiếng thường được miêu tả trong văn nghệ. Một chiếc khay được chế tác tinh xảo, mô tả bát Tiên đang đợi vị tiên trường thọ (ông Thọ) bay đến, cưỡi trên lưng một con sếu. Tám vị Tiên có các pháp khí riêng của bản thân, như sáo, trượng, kiếm, hoa và bầu rượu. Trên nền bức tranh, cây thông, sếu, cây đào, cũng như mây và sương mù đều là những biểu tượng của sự trường thọ.

Những tác phẩm kể trên phản ánh phong tục và tín ngưỡng truyền thống của con người thời đó, những người luôn coi trọng sự thuần khiết, đức tin và đạo đức. Trong các phương tiện truyền tải nghệ thuật khác nhau, từ tranh vẽ đến đồ tạo tác bằng ngọc bích, người xưa đều thấm nhuần tinh thần mộ đạo, tu luyện bản thân và theo đuổi trí tuệ cao thâm.

Theo Irene Luo 

Hòa Bình biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét