Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Những đường băng và mô hình máy bay cổ đại ở Peru hé lộ điều gì cho con người hiện đại?

Những đường băng và mô hình máy bay cổ đại ở Peru hé lộ điều gì cho con người hiện đại? http://bit.ly/2ASfxv9

Cao nguyên Nazca nổi tiếng ở Peru, Nam Mỹ không chỉ có những hình vẽ khổng lồ mà còn có những dải “đường băng” đầy bí ẩn, mà khi kết hợp với thông tin từ những món đồ tạo tác cổ đại khác, có thể đưa chúng ta tới một giả thuyết khó tin nhưng hoàn toàn có thể xảy ra.

Tiếp theo phần 1: Những hình vẽ khổng lồ bí ẩn trên cao nguyên Nazca, ai là tác giả?

Những đường băng trên cao nguyên Nazca

Nazca là một cao nguyên khô cằn, rộng hơn 130 km2, nằm giữa hai thị trấn NazcaPalpa ở Pampas de Jumana, miền nam Peru.

Cao nguyên Nazca nổi tiếng với các hình vẽ khổng lồ mà chỉ có thể được quan sát từ trên cao.

Các hình vẽ khổng lồ mô tả động vật trên cao nguyên Nazca (ảnh: ancient-origins.net)

Biểu đồ một số hình vẽ trên cao nguyên Nazca.

Những hình vẽ khổng lồ này mô tả các loài động vật, thực vật, các khối hình học v.v… đều mang trong mình những bí ẩn của riêng chúng. Tuy nhiên, trong bài này, chúng ta sẽ đề cập đến một hình vẽ dù có phần đơn điệu nhưng có thể hé mở một sự thật kinh ngạc - những đường thẳng dài, bằng phẳng, có cái vuông góc chính xác với nhau.

Khu vực Palpa trong sa mạc Nazca cho thấy các kiến tạo núi bấy lâu nay vẫn bị các nhà khảo cổ học lờ đi, ém nhẹm. Các chỏm núi bị san bằng trông như một dường băng ở sân bay.

Khó có thể nói rằng các hình vẽ này là do tự nhiên tạo ra. Các đường thẳng kia làm chúng ta liên tưởng đến những đường băng để các vật thể bay cất/hạ cánh.

Những đường thẳng vuông góc chính xác với nhau, khá giống với các làn bay.(ảnh: ancient-origins.net)

Ngoài ra, có đường băng chạy đến một gò đất cao. Đường băng này được thiết kế hoàn hảo với bề mặt phẳng và nhẵn, không có bất cứ vật cản nào khiến người ta có cảm giác đường băng này được thiết kế cho các tàu lượn không có động cơ.

(ảnh qua taringa.net)

(ảnh qua moskisvet.com)

Nếu các đường thẳng này là những đường băng, vậy phải chăng người Nazca đã từng sử dụng các vật thể bay để di chuyển trong quá khứ?…

Những hiện vật khảo cổ kỳ lạ ở Columbia

Cho đến nay, vẫn không tìm được bằng chứng về các vật thể bay của người Nazca cổ đại, tuy nhiên, cách không xa Nazca ở Peru, tại các cánh rừng ở Columbia, nơi tọa lạc của nền văn minh Quimbaya, người ta đã phát hiện một mô hình máy bay cổ đại. Mô hình này được làm bằng vàng và có hình dáng giống với một chiếc máy bay hiện đại. Nó được thiết kế khí động học với cánh đối xứng, đuôi thẳng đứng và thậm chí là một bộ phận cân bằng nằm ngang. Trông nó rất giống với với một máy bay chiến đấu.

Ảnh chụp cận cảnh một mô hình máy bay cổ đại ở Columbia (ảnh qua Youtube)

Không chỉ có vậy, người ta đã phá hiện ra rất nhiều mô hình vật thể bay cổ đại khác từ khu vực này. Chúng đều có kích thước khoảng từ 5 đến 7cm, bằng vàng. Rất nhiều trong số chúng có hình dáng rất giống với các máy bay hiện đại ngày nay, trong khi đó một số khác lại mô tả hình dáng của các loài chim, thằn lằn, lưỡng cư, côn trùng trong khu vực. Đặc biệt hơn, chúng đều có thiết kế khí động học rất chính xác.

Bộ sưu tập các mô hình các sinh vật có cánh ở Columbia.

Chúng đều có cánh, bánh lái và bộ cân bằng, thể hiện tính khí động học chính xác như các máy bay hiện nay

Bộ sưu tập các máy bay thời kỳ hiện đại

Kiểm chứng các mô hình máy bay

Năm 1994, kỹ sư hàng không Đức Peter Belting và Conrad Lubbers đã tạo ra các mô hình điều khiển vô tuyến cỡ lớn với hình dáng giống hệt các hiện vật ở Columbia. Họ đã thí nghiệm và kết quả cho thấy các mô hình này đều có thể bay được với các động cơ cánh quạt điện đơn giản và động cơ phản lực.

Hai kỹ sư hàng không Đức Peter Belting và Conrad Lubbers với các mô hình điều khiển vô tuyến của các hiện vật được tìm thấy ở Quimbaya (ảnh qua flyer.co.uk)

Những điều này minh chứng rằng các mô hình bằng vàng ở Quimbaya, Columbia thực sự mô phỏng các vật thể bay một cách chính xác.

Vậy, ai thực sự là chủ nhân của những đường băng và mô hình máy bay này?

Các mô hình máy bay bằng vàng được tìm thấy ở Quimbaya, Columbia có thể khiến người ta nghĩ rằng chúng được tạo ra bởi nền văn minh Quimbaya – nền văn mình đã xuất hiện ở thế kỷ 1 TCN và phát triển rực rỡ trong giai đoạn thế kỷ 4 - 7 SCN. Tuy nhiên, cũng khó có thể chứng minh rằng các mô hình máy bay này là do người Quimbaya tạo ra, vì nếu người Quimbaya đã sở hữu trình độ hàng không cao cách đây hơn 14 thế kỷ, văn tự tại các nơi khác trên thế giới không thể không ghi lại sự xuất hiện của họ.

Sẽ hợp lý hơn nếu đặt ra giả thuyết rằng những đường băng chính xác và các vật thể bay kia đã được tạo ra bởi một hoặc các nền văn minh tiền sử khác của nhân loại – những nền văn minh đã từng tồn tại trước khi người Nazca và Quimbaya xây dựng nền văn minh của họ.

Peru là một đất nước với rất nhiều bí ẩn về các nền văn minh cổ đại. Nó có di chỉ Saksaywaman với các tảng cự thạch nặng tới 150 tấn, đan xen và khóa vào nhau một cách thần kỳ. Nó còn sở hữu những hòn đá ‘thư viện bách khoa’ cổ đại với nhiều hình vẽ mô tả cảnh sinh hoạt, phẫu thuật, thậm chí cả cảnh quan sát thiên văn bằng kính viễn vọng

Thêm vào đó, cao nguyên Nazca vốn là một công trình lớn của thế giới cổ đại, nằm trên đường thẳng nối giữa kim tự tháp Giza, đảo Phục Sinh, quần thể đền đài Angkor Wat… Nếu con người thời đó sở hữu công nghệ hàng không, thì việc xây dựng các cột mốc ở quy mô toàn cầu cũng không phải là bất khả. Có thể thấy thế giới cổ đại vào 1 thời kỳ nào đó đã rất sôi động chứ không phải cảnh ăn lông ở lỗ như trong sách giáo khoa vẫn đang ghi nhận.

Điều này cũng tương tự với việc ngày càng có nhiều phát hiện mới chứng minh sự tồn tại của nhiều nền văn minh tiền sử với trình độ phát triển rất cao, có trước nền văn minh 5.000 năm của chúng ta hiện nay. Nhiều người tin rằng các nền văn minh tiền sử này đã gặp phải các đại thảm họa và bị hủy diệt hoàn toàn, nhưng họ cũng để lại cho chúng ta rất nhiều di chỉ khảo cổ chứng minh về sự tồn tại của họ trong quá khứ xa xưa.

“Welcome” – “Chào mừng”. Trên một sườn núi ở Nazca, hình vẽ khổng lồ này thể hiện một người đang đứng trong tư thế giơ tay chào. Nó có một cái tên rất hợp do người bản xứ đặt cho, là “El Astronauta”

Quý Khải

Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét