Ngày 8/1, TAND thành phố Hòa Bình sẽ mở lại phiên sơ thẩm công khai xét xử 7 người trong sự cố y khoa khiến 9 bệnh nhân tử vong.
Theo quyết định số 113/2018/QĐXXST-HS ngày 24/12/2018 của TAND TP Hòa Bình, đúng 8h sáng nay (8/1), bị cáo Hoàng Công Lương (bác sĩ BVĐK tỉnh Hòa Bình) cùng 6 bị cáo khác trong vụ án "chạy thận tử vong" xảy ra tại BVĐK tỉnh Hòa Bình sẽ được tòa án này đưa ra xét xử sơ thẩm công khai.
Hội đồng xét xử (HĐXX) phiên tòa nói trên gồm: Thẩm phán – Chủ tòa phiên tòa Nghiêm Hoài Anh; Thẩm phán Đặng Minh Khoa; Thẩm phán dự khuyết Nguyễn Thị Nguyệt; các Hội thẩm nhân dân gồm: ông Phạm Quốc Trung, bà Phạm Thị Nga, ông Trần Viết Tỵ; Hội thẩm nhân dân dự khuyết là bà Ngô Thị Như Hoa,…Đại diện VKSND TP Hòa Bình: Kiểm sát viên Bùi Thị Thu Hằng và Đào Thị Hồng Điệp.
[caption id="attachment_1077124" align="alignnone" width="500"] Bác sỹ Hoàng Công Lương khi làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Hoà Bình. (Ảnh: VnExpress)[/caption]
Hoàng Công Lương, Bùi Mạnh Quốc hầu toà với cáo buộc phạm tội Vô ý làm chết người theo khoản 2 điều 98 Bộ luật hình sự 1999 với khung hình phạt từ ba đến 10 năm tù, Báo VnExpress đưa tin.
Trương Quý Dương (nguyên giám đốc Bệnh viện), Hoàng Đình Khiếu (nguyên phó giám đốc bệnh viện), Trần Văn Thắng (nguyên trưởng phòng vật tư), Trần Văn Sơn (cán bộ Phòng vật tư) cùng Đỗ Anh Tuấn (Giám đốc Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn) hầu toà về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 2 điều 285 Bộ luật hình sự 1999 với khung hình phạt từ ba đến 12 năm tù.
Tuy nhiên, ngày 7/1, chị Đinh Thị Thư (vợ bác sĩ Hoàng Công Lương) cho biết, gia đình đã có đơn gửi TAND TP Hòa Bình xét xử vắng mặt đối với bị cáo 32 tuổi do anh này đang nằm viện điều trị, theo báo Pháp Luật Plus.
Trước đó, ngày 3/1, Tổng hội Y học Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan tố tụng tỉnh Hoà Bình, cho rằng nguyên nhân sự cố là do tồn dư hoá chất HF trong nước chạy thận nhân tạo sau sửa chữa hệ thống RO. "Việc sửa chữa hệ thống do người khác thực hiện vậy Lương có mắc tội Vô ý làm chết người hay không?", Tổng hội đặt nêu quan điểm.
Tổng hội Y học Việt Nam đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét vào ngày xảy ra sự cố, máy móc hoạt động bình thường và đồng hồ đo dẫn điện hệ thống RO trong giới hạn an toàn, vì thế "không ai có thể thấy trước hậu quả chết người xảy ra".
Vụ án từng được xét xử lần đầu vào giữa năm 2018 với ba bị cáo song sau khoảng 20 ngày làm việc, TAND thành phố Hòa Bình tuyên trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung. Sau hơn 6 tháng, thêm bốn người bị truy tố.
Thanh Thanh (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét