Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Thực vật cũng nhận biết được ‘anh chị em ruột’ của chúng

Thực vật cũng nhận biết được ‘anh chị em ruột’ của chúng http://bit.ly/2TXGQLs

Không hề hư cấu khi nói rằng các cây là anh chị em ruột – sinh trưởng từ các hạt giống của cùng một cây – có thể nhận ra nhau và đối xử với nhau tốt hơn là các cây không có quan hệ họ hàng, hay “những kẻ lạ mặt”. Hiện tượng nhận ra họ hàng ở thực vật này đã được nhận thấy trong các nghiên cứu khoa học.

Trong một nghiên cứu từ năm 2007, Tiến sĩ Susan Dudley, thuộc trường Đại học McMaster ở Canada, đã cho thấy sự cạnh tranh giữa thực vật với nhau. Theo phát hiện của bà, khi một cái cây buộc phải chia sẻ một chiếc bình với các cái cây cùng loài khác, nó trở nên cạnh tranh một cách dữ dội và tăng cường phát triển bộ rễ. Tuy nhiên, khi hàng xóm của nó là một cái cây anh chị em ruột – tức là một cái cây từ cùng một cây mẹ – chúng không cạnh tranh với nhau.

[caption id="attachment_1083957" align="alignnone" width="640"]Thực vật cũng nhận biết được ‘anh chị em ruột’ của chúng Khi các cây là anh chị em ruột lớn lên ở cạnh nhau, lá của chúng thường chạm và đan xen (hòa hợp) với nhau, trong khi các cây xa lạ thì mọc thẳng lên và tránh chạm vào cây khác. (Ảnh: sxc.hu)[/caption]

Trong một nghiên cứu khác được đăng trong Tạp chí Thực vật học Hoa Kỳ , Tiến sĩ Dudley và Tiến sĩ Guillermo Murphy, cũng thuộc trường Đại học McMaster, đã phát hiện ra rằng khi các cái cây hàng xóm là họ hàng, loài Impatiens pallida có xu hướng phát triển dài thân và tăng cường phân nhánh để có thể lấy được nhiều ánh sáng hơn mà không che mất những người họ hàng ở bên cạnh. Nhưng khi hàng xóm của chúng là những kẻ lạ mặt, chúng có xu hướng chuyển nhiều tài nguyên hơn từ bộ rễ lên lá, và sinh ra nhiều lá lớn hơn để có thể tận hưởng nguồn ánh sáng hữu hạn, đồng thời tác động tiêu cực đến những cây hàng xóm bằng cách che khuất chúng.

Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Delaware đã phát hiện ra rằng những cái cây lạ được trồng bên cạnh nhau thường mọc thấp hơn vì rất nhiều năng lượng của chúng được đưa xuống để phát triển bộ rễ. Mặt khác, các cây anh chị em ruột không cạnh tranh lẫn nhau, và bộ rễ của chúng thường nông hơn nhiều. Thêm vào đó, khi các cây anh chị em ruột mọc cạnh nhau, lá của chúng thường chạm và đan xen hòa hợp với nhau, nhưng các cây lạ mặt khác thì mọc thẳng lên và tránh chạm vào nhau.

“Có thể là khi các cây họ hàng được trồng cùng nhau, chúng có thể cân bằng việc hấp thu chất dinh dưỡng và không tham lam”, Tiến sĩ Harsh Bais, tác giả chính của nghiên cứu này nói trong một thông cáo báo chí. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc nhận ra họ hàng là có thể nhờ các tín hiệu hóa học mà rễ cây tiết ra.

[caption id="attachment_1083959" align="alignnone" width="640"]Thực vật cũng nhận biết được ‘anh chị em ruột’ của chúng Ảnh: authorSTREAM[/caption]

Vào tháng 6 năm 2009, Tiến sĩ Richard Karban thuộc trường Đại học Davis California đã công bố nghiên cứu của ông, trong đó chỉ ra rằng các cây ngải đắng (một giống cây ở Mỹ) không chỉ nhận ra “các cây sinh sản vô tính” của chúng – các cành giâm có gene di truyền giống hệt nhau được trồng ở bên cạnh – chúng thậm chí có thể thông báo nguy hiểm cho “những người anh em của chúng”.

Khi các cây ngải đắn g bị động vật ăn cỏ làm tổn hại, chúng phát ra các tín hiệu dễ bay hơi để cảnh báo cho đồng loại của mình về nguy hiểm sắp xảy ra. Các nhà nghiên cứu đã kẹp chặt vào một cái cây, và phát hiện các cành giâm có gene di truyền giống hệt trong vòng bán kính 60 cm của cây đó đã tự làm cho mình trở nên ít chất dinh dưỡng hơn đối với các loài động vật ăn cỏ, sau khi tiếp nhận được các hóa chất được tiết ra từ cái cây hàng xóm bị kẹp.

[caption id="attachment_1083958" align="alignnone" width="640"]Thực vật cũng nhận biết được ‘anh chị em ruột’ của chúng Thực vật liệu có phải những loài sinh vật vô tri vô giác. Ảnh: Wired[/caption]

Video 1:

Các cây lạ mặt tranh giành không gian mọc rễ

Video quay chậm thời gian dưới cho thấy hai cái cây không liên quan cạnh tranh với nhau để tranh giành tài nguyên bằng cách phát triển bộ rễ nhanh nhất có thể. So với các cây anh chị em, những cái cây lạ mặt phát triển những bộ rễ dài hơn, hệ thống rễ đan xen với nhau nhiều hơn. Video của TS Harsh Bais, Đại học Delware.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/cac-cay-la-mat-tranh-gianh-khong-gian-moc-re_eb2a19ddf.html"]

Video 2:

Các cây anh chị em tránh xung đột

Video quay chậm thời gian dưới cho thấy cách hai cái cây anh chị em tránh xung đột với nhau và không tranh giành không gian mọc rễ. So với những cái cây lạ, những cây anh chị em mọc rễ ngắn hơn, thưa hơn và chúng không chạm vào nhau. Video của TS Harsh Bais, Đại học Delware.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/cac-cay-anh-chi-em-tranh-xung-dot-video_8774c27e5.html"]

Thực vật không có bộ não như con người, nên dường như chúng không có khả năng tư duy hay suy nghĩ. Thực vật cũng không có các giác quan, nên dường như chúng không thể cảm nhận được môi trường xung quanh. Chúng dường như là những sinh vật vô tri vô giác.

Nhưng những kết quả từ các nghiên cứu trên lại cho thấy điều ngược lại. Chúng biết suy nghĩ và có thể cảm nhận được thế giới xung quanh. Vậy rốt cục thì tư duy của chúng bắt nguồn từ đâu, khi chúng không có bộ não, và chúng cảm thụ môi trường xung quanh bằng cách nào để đưa ra những quyết định lý tính như vậy, khi chúng không có các giác quan? Suy rộng ra, điều này có ý nghĩa gì đối với con người? Tư duy liệu có thật sự bắt nguồn từ bộ não?

Những kết quả ấn tượng trên, và nhiều nghiên cứu khác tương tự, sẽ khiến chúng ta phải nhìn nhận lại về giới thực vật, và rộng hơn là, về bản chất của sinh mệnh, của sự sống.

Quang Khánh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét