Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

Vụ nam thanh niên mặc áo ba lỗ trên đỉnh Fansipan lạnh 0 độ C: Bác sĩ cảnh báo nguy cơ đột quỵ

Vụ nam thanh niên mặc áo ba lỗ trên đỉnh Fansipan lạnh 0 độ C: Bác sĩ cảnh báo nguy cơ đột quỵ http://bit.ly/2VmGf7I

Liên quan đến hình ảnh nam thanh niên mặc duy nhất một áo ba lỗ đến từ TP. HCM đang "check in" dưới cái lạnh 0 độ C trên đỉnh Fansipan cao 3.143 m giữa mùa đông, các chuyên gia đưa ra cảnh cáo nguy cơ đột quỵ.

Những ngày nghỉ Tết dương lịch vừa qua, cư dân mạng xôn xao về hình ảnh nam thanh niên đến từ TP. HCM "check in" đỉnh Fansipan (tỉnh Lào Cai) cao 3.143 m giữa tiết trời mùa đông trong tình trạng mặc duy nhất một áo ba lỗ, trong khi nhiệt độ tại đây là 0 độ C, nhiều người bàn tán, thậm chí lo ngại cho sức khoẻ của chàng thanh niên "chơi trội" này, theo báo Người Lao Động.

Chiều 2/1, PGS. TS Nguyễn Văn Chi, Phó Trưởng khoa Cấp cứu (BV Bạch Mai) đã chia sẻ góc nhìn y học về trường hợp nam thanh niên Sài Gòn mặc áo ba lỗ “check in” đỉnh Fansipan trong khi mọi người xung quanh co ro trong những chiếc áo siêu ấm.

PGS-TS Nguyễn Văn Chi cho biết, về lý thuyết sẽ có nguy cơ sức khoẻ với những người gặp lạnh đột ngột. "Với mỗi người, ngưỡng chịu đựng giá lạnh rất khác nhau. Thậm chí ở Úc, có những người còn tham gia cuộc thi bơi qua băng giá lạnh nhưng họ chịu đựng được có lẽ do đã được tập luyện. Với người lần đầu trải nghiệm thì thật sự có nhiều nguy cơ. Nguy cơ lớn nhất là hạ nhiệt độ cơ thể. Bình thường thân nhiệt con người khoảng 37 độ, nếu hạ xuống dưới 35 độ là bắt đầu bệnh nhân rối loạn ý thức, dẫn theo nhiều hậu quả" - báo Infonet dẫn lời PGS Chi nói.

Tuy nhiên, với mỗi người, ngưỡng chịu đựng giá lạnh rất khác nhau. Nhiều nước có những chương trình, lễ hội thử thách sức chịu đựng của con người trong giá rét. Ví dụ như ở Úc có chương trình tắm ngày lạnh nhất, tắm trên băng… Có thể nói giới hạn chịu đựng con người rất khác nhau.

Tuy nhiên, những người lần đầu trải nghiệm nhiệt độ như thế có nhiều nguy cơ: hạ thân nhiệt. Bình thường nhiệt độ cơ thể người là 37 độ, nếu thân nhiệt xuống dưới 35 có thể rơi vào rối loạn ý thức, hôn mê, dẫn theo nhiều hậu quả.

Cảnh báo những nguy cơ đối với sức khoẻ của những trường hợp thử sức trong thời tiết giá lạnh như cởi trần hay ăn mặc phong phanh trong giá lạnh 0 độ C, bác sĩ Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai, cho biết với người bình thường, khi bệnh nhân bị lạnh, nhiệt độ xuống thấp dẫn đến tình trạng mạch máu ngoại biên co lại dẫn đến việc tưới máu của bệnh nhân rất kém, không thực hiện được.

Điều này dẫn đến nhiều cơ quan xảy ra tình trạng thiếu không khí, thiếu ôxy, chuyển thành tình trạng toan hoá, từ đó đẩy bệnh nhân vào tình trạng nguy hiểm. 

[caption id="attachment_1073858" align="alignnone" width="500"] Bác sĩ khuyến cáo người bình thường không nên thử nghiệm như nam thanh niên vì có nguy cơ bị đột quỵ. (Ảnh: Mạng xã hội)[/caption]

Do đó, bác sĩ khuyến cáo người bình thường không nên "thử nghiệm" cảm giác mạnh khi phong phanh áo trong thời tiết giá lạnh khi mà bản thân chưa biết sức chịu đựng, giới hạn bản thân đến đâu.

Đặc biệt, nguy cơ đột quỵ xảy ra trong môi trường thời tiết lạnh, nhưng thời tiết khắc nghiệt, thay đổi nóng - lạnh đột ngột, khả năng đột quỵ còn cao hơn.

Chia sẻ thêm về thời gian tập luyện thể dục, GS Nguyễn Lân Việt, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch (Bệnh viện Bạch Mai) khuyến cáo, nếu trời mưa, rét đậm thì nên tập trong nhà, nếu muốn ra ngoài trời thì phải lưu ý giai đoạn khởi động trước khi tập và làm nguội sau khi tập, quá trình điều hòa để cơ thể ổn định sau đó mới kết thúc bài tập. Không nên tập thể dục ngoài trời trước 6h30 sáng để tránh bị nhiễm lạnh.

Khi đi ra ngoài đường trong thời tiết lạnh thì phải mặc đủ ấm, mặc áo nhiều lớp mỏng để giữ thân nhiệt ổn định, có thể dễ dàng cởi ra lúc nóng, thích hợp thời điểm thời tiết thay đổi. Chú ý giữ ấm đầu, cổ, ngực và bàn chân.

Đồng thời ăn uống đủ chất, bớt rượu bia, ăn nhạt… để tăng sức đề kháng, sinh hoạt điều độ, lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng phải dễ tiêu hóa.

Đặc biệt uống đủ nước để quá trình chuyển hóa, trao đổi chất không bị ngưng trệ. Người già thường bị giảm cảm giác khát nên nhiều khi cơ thể đã thiếu nước nghiêm trọng mà vẫn không có nhu cầu uống.

Thanh Thanh (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét