Thứ Năm, 3 tháng 9, 2020

Căng thẳng Nội Mông gia tăng, đã có xe bọc thép xuất hiện trên đường?

Căng thẳng Nội Mông gia tăng, đã có xe bọc thép xuất hiện trên đường? https://ift.tt/3bkjTfD

Xung đột lần này dẫn tới các cuộc biểu tình chưa từng có ở khu vực Nội Mông, Trung Quốc.

Việc chính quyền Trung Quốc ép dùng hoàn toàn tiếng Trung để dạy học thay cho tiếng Mông Cổ đã gây ra các cuộc phản đối quy mô lớn từ mọi tầng lớp xã hội ở Nội Mông. Khi tình hình leo thang, nhiều người biểu tình đã bị bắt và bỏ tù. Cựu tổng thống Mông Cổ ra tuyên bố kêu gọi người dân Mông Cổ trên thế giới tham gia các hành động trợ giúp, theo NTDTV.

Trong bối cảnh Nội Mông đang diễn ra nhiều hoạt động kháng nghị, cựu Tổng thống Mông Cổ Tsakhia Elbegdorj đã phát hành một video kêu gọi chính phủ Trung Quốc tôn trọng quyền của người bản địa để gìn giữ văn hóa dân tộc Mông Cổ, đồng thời kêu gọi người dân Mông Cổ trên toàn thế giới đoàn kết lại.

Ông Elbegdorj tuyên bố rằng không có ngôn ngữ Mông Cổ, dân tộc Mông Cổ sẽ không tồn tại, và mất ngôn ngữ cũng giống như mất trí óc và bàn tay. Ông ủng hộ mạnh mẽ hành động bảo vệ ngôn ngữ Mông Cổ và kêu gọi người dân Mông Cổ trên khắp thế giới nên tham gia vào hành động đoàn kết dù họ ở đâu.



Bộ Giáo dục của Khu tự trị Nội Mông vào cuối tháng 8 thông báo rằng ba môn lịch sử, đạo đức và pháp quyền trong trường học các cấp phải được dạy bằng ngôn ngữ chuẩn quốc gia (tiếng Trung), đồng thời tuyên bố rằng đây là "loại hình giáo dục song ngữ thứ hai”.

Nhưng động thái này được người Mông Cổ coi là nhằm thực hiện chính sách diệt chủng văn hóa dân tộc của họ, giống như "Holocaust về văn hóa", dẫn tới các cuộc biểu tình của người Mông Cổ trong và ngoài nước.

Đoạn video do Trung tâm Thông tin Nhân quyền Miền Nam Mông Cổ (SMHRIC) có trụ sở tại New York, Mỹ, cho thấy từ trẻ em mẫu giáo đến những trí thức hàng đầu, từ doanh nhân đến một số quan chức chính phủ, hầu hết mọi tầng lớp xã hội đã đoàn kết trong các cuộc biểu tình quy mô lớn chưa từng có.



Video trực tuyến cho thấy cảnh sát địa phương dường như cũng đã tham gia biểu tình.

Nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Tang Baiqiao đã đăng một đoạn video nói rằng có những cảnh sát mặc sắc phục trong đoàn biểu tình. “Tôi đã được chứng kiến điều này vào năm 1989 (ý nói vụ Thảm sát Thiên An Môn – PV). Khi đó, cảnh sát nói rõ với tôi rằng họ đang ủng hộ phong trào sinh viên và nếu bị phát hiện, họ sẽ nói rằng họ ở đây để giữ gìn trật tự”.


Cũng có thông tin cho rằng một số nhân viên cảnh sát đã từ chối hợp tác với chính quyền bắt giữ những người biểu tình.

Tuy nhiên, khi quy mô của các cuộc biểu tình địa phương tiếp tục mở rộng, chính quyền đã mở một chiến dịch trấn áp, điều động một lượng lớn cảnh sát chống bạo động để đánh người biểu tình. Tới nay đã có người thiệt mạng trong phong trào "bất tuân dân sự" này, một học sinh Mông Cổ đã rơi xuống đất tử vong từ trên tầng cao trong một trường trung học cơ sở.




Tối 31/8, Lubei, thủ phủ Zalut Banner, thành phố Tongliao, đã áp đặt lệnh giới nghiêm, cấm các phương tiện và người đi bộ ra đường.

Trên mạng xã hội Twitter có rất nhiều video về các học sinh trường học Mông Cổ ở Hohhot, Ulanhot, Tongliao, Chifeng, Xing’an League và những nơi khác ở Nội Mông, tuần hành và biểu tình.

Cũng có một đoạn video nói rằng một số lượng lớn xe bọc thép đã xuất hiện trên đường phố Nội Mông vào đêm hôm đó. Tuy nhiên, tính xác thực của video vẫn chưa được xác nhận.


Vào cuối tháng 8, SMHRIC tiết lộ rằng hàng trăm nhà hoạt động Mông Cổ đã bị chính quyền bắt giữ hoặc quản thúc tại gia. Một số học sinh và phụ huynh của họ đã bị cảnh sát đánh đập và giam giữ. Một người đã thảo luận về các vấn đề liên quan trong nhóm WeChat và cũng bị cảnh sát bắt giữ.

Người dân địa phương cho biết, nhiều trường học ở Mông Cổ đã ra thông báo khẩn cấp tới phụ huynh, yêu cầu công chức phải cho con em họ đến trường vào ngày 1/9, nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm.

Ủy ban Giáo dục và Thể thao Nội Mông cũng đã có văn bản khẩn nêu rõ, “theo sự triển khai thống nhất của khu tự trị, thành ủy, tất cả con em cán bộ, công nhân viên đang học tại các trường dân tộc phải tới báo danh với nhà trường vào ngày 1/9. Những ai không báo danh sẽ phải đối mặt với các hình thức kỷ luật nghiêm trọng”.

Một người dân ở thành phố Tongliao nói với Epochtimes rằng họ không xuống đường và con họ không đến trường vào ngày hôm đó, Bí thư chi bộ thôn và các giáo viên đã dẫn đầu các nhân viên làm "công tác tư tưởng" từ nhà này sang nhà khác và vận động các em đến lớp.

Theo Lý Vân, NTDTV
Phụng Minh biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét