Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

Cao nhân thời xưa tiên tri chính xác về trận lũ lụt của nhiều năm về sau

Cao nhân thời xưa tiên tri chính xác về trận lũ lụt của nhiều năm về sau https://ift.tt/3jt1fos

Thời xưa có rất nhiều lời tiên tri đều được ghi chép lại. Nhưng mọi người quan tâm nhiều nhất vẫn là những tiên tri có liên quan đến tình hình xã hội hiện nay, ví dụ những tiên tri nổi tiếng như “Thiêu Bính Ca” của Lưu Bá Ôn, “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng hay “Thôi Bối Đồ” của Viên Thiên Cương - Lý Thuần Phong... Và cũng chính vì thế mà một số lời tiên tri không "nổi tiếng" lắm đã không được lưu truyền lại.

Theo “Tuyên Thất Chí” ghi chép: Hình bộ thượng thư Lưu Tuân Cổ vào năm Thái Hòa thứ 4 (830) thời Đường Văn Tông, nắm giữ trong tay đội quân của Đông Thục. Tại địa phương có một người Thục sưu tầm rất nhiều sách. Sau khi Lưu Tuân Cổ đến đây từng mượn mấy trăm cuốn sách của người đó về đọc, tuy nhiên đều không đọc chi tiết từng cuốn.

Vào mùa hè năm sau, Phù Giang bị lũ lớn, nước sông tràn qua bờ đê, làm ngập rất nhiều nhà cửa. Rất nhiều ngày sau, nước lũ mới rút xuống. Những cuốn sách mà Lưu Tuân Cổ đi mượn về cùng với những món đồ cổ mà ông sưu tầm, toàn bộ đều bị nước lũ làm ướt và bẩn hết.

Lưu Tuân Cổ sai người đem đống sách ra vườn phơi nắng. Mấy ngày sau, Lưu Tuân Cổ từ trong đống sách đó phát hiện ra một cuốn “Chu Dịch Chính Nghĩa”, nét bút kỳ diệu, kiểu chữ hơi cổ, chắc chắn không phải là sách của đương đại. Trong trang sách cuối có ghi: “Ngày 11 tháng 3 năm Thượng Nguyên thứ hai, bởi vì đọc “Chu Dịch”, mà viết ra “Chính Nghĩa” này. Từ nay thay đổi danh hiệu thập nhị tam, khi đến niên đại một người tám ngàn khẩu (nhất nhân bát thiên khẩu), sẽ có nước lũ dâng trào, vì vậy mà sách này được mở ra phơi nắng. Hành Dương đạo sĩ Lý Đức Sơ”.

Lưu Tuân Cổ đọc xong đoạn viết này, thở dài hồi lâu. Sau khi kiểm tra và đếm lại, mới biết cuốn sách này là sách sưu tầm của người Thục kia. Vì vậy ông triệu tập thuộc hạ và các quan viên lại, để cùng nhau nghiên cứu câu nói “thay đổi danh hiệu thập nhị tam, khi đến niên đại một người tám ngàn khẩu”. Mọi người cho rằng “một người tám ngàn khẩu” chính là hai chữ “Thái Hòa”, bắt đầu từ Thượng Nguyên, trải qua Bảo Ứng, Quảng Đức, Vĩnh Thái, Đại Lịch, Kiến Trung, Hưng Nguyên, Trinh Nguyên, Vĩnh Trinh, Nguyên Hòa, Trường Khánh, Bảo Lịch đến Thái Hòa, đã thay đổi tổng cộng mười ba (thập tam) niên hiệu, hoàn toàn phù hợp với những gì được ghi trong phần cuối trang sách.

Nhưng không ai biết Lý Đức Sơ là ai. Vì sao vị cao nhân Lý Đức Sơ không nổi tiếng này lại có thể tiên tri được chuyện của sau này? Có lẽ vì có chút liên quan gì đó đến Chu Dịch. Vậy ông có biết những chuyện xảy ra trong thời nay không? Chưa chắc là không biết, chỉ là không dám nói ra mà thôi. Bởi vì có một số chuyện không được phép tiết lộ với mọi người vì người xưa đều hiểu "thiên cơ bất khả lậu". Thật ra những lời tiên tri đều có mục đích, đa phần đều mục đích mong muốn nhắc nhở con người biết tin tưởng Thần và đừng làm việc ác. Thời xưa có bao nhiêu người biết được thiên cơ? Đây cũng là một câu đố không lời giải đáp.

Theo Secret China
Châu Yến biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét