Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020

Điểm tin thế giới sáng 10/9: Ông Vương Nghị chỉ trích Mỹ ‘quấy rối’ Biển Đông; Mỹ chặn thị thực nghiên cứu sinh Trung Quốc

Điểm tin thế giới sáng 10/9: Ông Vương Nghị chỉ trích Mỹ ‘quấy rối’ Biển Đông; Mỹ chặn thị thực nghiên cứu sinh Trung Quốc https://ift.tt/3ihPX6f

Mục Điểm tin thế giới sáng thứ Năm (10/9) của DKN xin gửi tới quý độc giả những tin sau:

Ông Vương Nghị chỉ trích Mỹ 'quấy rối' Biển Đông

Reuters đưa tin, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, hôm thứ Tư (9/9), nói rằng Hoa Kỳ đang can thiệp trực tiếp vào các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải ở Biển Đông vì nhu cầu chính trị của mình.

Ông Vương nói rằng việc này đang trở thành động lực lớn nhất của các hoạt động quân sự hóa trong khu vực.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đưa ra nhận xét này trong một cuộc họp video với các bộ trưởng ngoại giao của các nước tham gia hội nghị cấp cao ASEAN.

“Hòa bình và ổn định là lợi ích chiến lược lớn nhất của Trung Quốc ở Biển Đông. Đó cũng là nguyện vọng chiến lược chung của Trung Quốc và các nước ASEAN”, ông Vương nói trong một tuyên bố đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao.

Ông Vương cũng truyền đi thông điệp rằng chính quyền Trung Quốc sẵn sàng liên lạc và đối thoại với chính phủ Hoa Kỳ để đạt được sự hợp tác trong vấn đề này.

Vào tháng trước, Mỹ đã chế tài 24 công ty Trung Quốc và nhắm mục tiêu các quan chức của nước này liên quan tới việc thúc đẩy các hoạt động xây dựng và quân sự hóa Biển Đông.

Mỹ chặn thị thực nghiên cứu sinh Trung Quốc

Hoa Kỳ đang chặn thị thực của một số nghiên cứu sinh và nhà nghiên cứu người Trung Quốc để ngăn họ đánh cắp các nghiên cứu nhạy cảm, ông Chad Wolf, quan chức hàng đầu của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ cho biết thông tin hôm thứ Tư (9/9), theo Reuters.

Bên cạnh việc cung cấp thông tin này, ông Wolf đã nhắc lại các cáo buộc của chính quyền Trump đối với các hoạt động kinh doanh bất chính và hoạt động gián điệp công nghiệp của chính quyền Trung Quốc, bao gồm việc cố gắng đánh cắp nghiên cứu về virus Vũ Hán của Hoa Kỳ, và nói rằng Bắc Kinh đã và đang lạm dụng thị thực sinh viên để đánh cắp tài sản trí tuệ của người dân Mỹ.

Ông Wolf cho biết thêm rằng Mỹ cũng đang "ngăn cản hàng hóa sản xuất bởi lao động nô lệ vào thị trường của chúng tôi, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng phẩm giá vốn có của mỗi con người".

Hôm 8/9, Reuters đưa tin, các quan chức Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBC) đang chuẩn bị cho việc chặn nhập khẩu các sản phẩm bông và cà chua từ khu vực Tân Cương, Trung Quốc, vì có cáo buộc rằng chúng được sản xuất bởi lao động cưỡng bức. (chi tiết)

Ông Trump bảo vệ cách xử lý Covid của chính phủ Mỹ

Ở một cuộc phỏng vấn được trích dẫn trong cuốn sách mới của nhà báo Bob Woodward, Tổng thống Trump nói rằng hồi tháng Hai ông đã thấy được sự nguy hiểm của virus Vũ Hán và khả năng lây lan của loại virus gây chết người này, tuy nhiên ông không truyền đạt thông tin tới người dân vì không muốn tạo ra sự hoảng sợ, theo Reuters.

"Tôi luôn muốn làm nhẹ nó đi", ông Trump nói với nhà báo Woodward vào ngày 19/3, vài ngày sau khi ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. "Tôi vẫn muốn làm nhẹ nó, bởi vì tôi không muốn tạo ra một sự hoảng loạn".

Trong cuộc trò chuyện đó, ông Trump cũng nói với Woodward về một số "sự thật đáng ngạc nhiên" vừa được tiết lộ về đối tượng tấn công của virus Vũ Hán: "Nó không chỉ là người già, người lớn tuổi, [mà còn nhắm vào] người trẻ tuổi, rất nhiều người trẻ tuổi".

Ông Trump hôm thứ Tư (9/9) đã bảo vệ các biện pháp xử lý đại dịch của chính phủ Mỹ. "Thực tế tôi là một người phục vụ đất nước này. Tôi yêu đất nước của chúng ta và tôi không muốn mọi người sợ hãi", ông Trump nói tại một sự kiện ở Nhà Trắng. "Chúng tôi đã làm tốt khi so sánh với bất kỳ tiêu chuẩn nào".

300 tổ chức nhân quyền kêu gọi giám sát Bắc Kinh

Một liên minh toàn cầu gồm hơn 300 tổ chức nhân quyền, bao gồm Tổ chức Ân xá Quốc tế và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, đang kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) thành lập một cơ quan giám sát để điều tra các vi phạm nhân quyền của chính quyền Trung Quốc, Fox News đưa tin hôm thứ Tư (9/9).

Yêu cầu này được đề cập trong một bức thư ngỏ gửi LHQ, nói rằng tổ chức này cần có một "cơ chế độc lập và công bằng" để điều tra chính quyền Trung Quốc về vấn đề nhân quyền, nhằm gây thêm áp lực lên Bắc Kinh ở các vấn đề như biểu tình ở Hồng Kông và người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các sắc dân khác ở khu vực Tây Tân Cương bị ngược đãi.

“Cộng đồng quốc tế không thể bàng quan và cho phép chính quyền Trung Quốc chà đạp nhân quyền trong và ngoài nước”, Joshua Rosenzweig, người đứng đầu nhóm phụ trách về nhân quyền Trung Quốc của Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói.

Belarus: Nhà hoạt động đối lập tiếp theo bị bắt

Hôm thứ Tư (9/9), lực lượng an ninh Belarus đã bắt giữ ông Maxim Znak, một trong những thành viên cuối cùng của một hội đồng thuộc phe đối lập, đồng thời cố gắng đột nhập vào căn hộ của nhà văn đoạt giải Nobel Svetlana Alexievich, theo The Guardian.

Hiện tại hội đồng gồm 7 thành viên của phe đối lập chỉ còn lại bà Alexievich, người từng đoạt giải Nobel, chưa bị bắt. Tuy nhiên, bà Alexievich cho biết có những người đàn ông lạ mặt đã bấm chuông cửa nhà bà vào khoảng 9 giờ sáng thứ Tư (giờ địa phương).

Bà Alexievich sau đó đã gặp gỡ các quan chức ngoại giao EU và trả lời phỏng vấn các nhà báo. Bà cho biết những người bạn "cùng chí hướng" của bà trong hội đồng giờ đã có 6 người bị bắt. Tuy nhiên, bà nói rằng các chiến thuật tàn bạo của tổng thống Alexander Lukashenko nhằm "bắt cóc những người tốt nhất trong chúng tôi" sẽ không đem lại kết quả gì cho ông ta và phong trào phản đối sẽ vẫn tiếp tục.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét