Người xưa có câu: "Binh tới tướng đỡ, nước tới đất chặn". Thế nhưng đôi khi quan văn cầm binh cũng có thể nhẹ nhàng cản trở quân định hùng mạnh.
Vào thời Minh có một viên quan văn tên là Khổng Dung, người Tô Châu, Giang Nam. Ông là cháu đời thứ 58 của Khổng Tử. Lúc nhỏ ông rất chăm chỉ học hành và là một đứa trẻ trung hậu nhân nghĩa. Khi lớn lên, ông đã thi đậu tiến sĩ và ra làm quan. Trong mấy chục năm ở nơi quan trường, ông không chỉ sống thanh liêm mà còn dũng cảm vì dân mà tạo phúc. Khổng Dung đã lưu lại cho hậu thế một câu chuyện hay: một mình vào hang ổ của quân phản loạn, nhờ tài ăn nói mà nhẹ nhàng dẹp yên.
Năm Thành Hóa đầu tiên của triều vua Minh Hiến Tông (năm 1465), Khổng Dung được bổ nhiệm làm quan tri phủ Cao Châu, Quảng Đông. Vị quan trước đảm nhận chức trách tại quận này đã cho đóng cổng thành vì thấy có dân tạo phản, không cho dân chúng vào thành để tránh nạn binh đao. Hơn nữa vị quan viên này còn sợ có người trà trộn vào thành giết người làm tăng sự phẫn nộ trong dân chúng. Sau khi Khổng Dung tới nhậm chức, ông đã ra lệnh mở các cổng thành để đón dân chúng, thế là mọi người đều lần lượt trở về. Lúc đó, thủ lĩnh của quân phản loạn là Phùng Hiểu trú tại Hóa Châu (địa phận thuộc phủ Cao Châu). Một thủ lĩnh của quân phản loạn khác là Đặng Công Trường trú tại Mao Động. Một hôm, Khổng Dung cưỡi ngựa đem theo hai lính hầu tiến thẳng vào Mao Động.
Đặng Công Trường đột nhiên nghe được thông tin Khổng Dung đã đến, vội vàng triệu tập quân lính mặc áo giáp chuẩn bị sẵn sàng nghênh đón quân địch. Khổng Dung từ từ xuống ngựa, đi vào sảnh đường rồi ngồi xuống. Đặng Công Trường thấy Khổng Dung tiến vào mà tay không mang theo dao và súng. Mới đầu anh ta kinh ngạc không biết ứng phó thế nào. Sau một hồi suy nghĩ, ông đã lệnh cho binh lính cởi bỏ áo giáp hành lễ đón quan tri phủ.
Khổng Dung đã nói với quân phản loạn những lời thấm thía như thế này: "Các ngươi vốn là những người dân lương thiện, chỉ vì phải chịu ăn đói mặc rách mà phản loạn. Quan phủ trước đã dùng binh sát phạt các ngươi. Ta hiện vâng mệnh triều đình đến địa phận này quản hạt, làm quan phụ mẫu của các ngươi. Ta sẽ coi các ngươi như con của ta. Nếu như các ngươi không tin tưởng mà giết chết ta, như thế triều đình sẽ đem quân vây đánh các ngươi rất nhanh và tất cả người ở đây đều không thể sống sót".
Sau khi nghe những gì Khổng Dung phân tích, Đặng Công Trường đã lưỡng lự, còn binh lính thì cảm động rơi lệ. Một lúc sau Khổng Dung nói: "Ta đang đói bụng, các ngươi có thể cho ta bát cơm không?". Thế là Đặng Công Trường đã quỳ xuống dâng rượu và thức ăn cho Khổng Dong. Ăn cơm xong Khổng Dung nói: "Trời cũng tối rồi, ta muốn ngủ đêm lại đây". Đặng Công Trường lại thu xếp chỗ ngủ cho ông. Lúc đi ngủ, ông cởi quan phục và nằm trên giường ngủ ngon lành. Binh lính thuộc quân phản loạn nhìn Khổng Dung ngủ thì vô cùng kinh ngạc và thán phục.
Khổng Dung đã ở lại trại 2 đêm trước khi trở về. Đặng Công Trường còn phái mười mấy binh lính đến tiễn đưa. Khổng Dung chọn trong đó một số binh lính suy nhược và dẫn họ vào thành, đồng thời ông còn sai người mang lương thực và vải vóc để họ mang về. Đặng Công Trường thấy vậy càng thêm cảm kích nên đã lãnh đạo đội quân quy hàng quan phủ.
Khi thấy Đặng Công Trường quy hàng quan phủ, nghĩa quân phản loạn khác do Phùng Hiểu cầm đầu cũng bị cảm hóa mà đầu hàng. Khổng Dung chỉ mang theo một tâm vô cùng chân thành tiến vào sào huyệt của giặc, mới nói mấy câu mà đã diệt được họa chiến tranh. Quả đúng là nhân nghĩa
Theo Secret China
San San biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét