Thứ Năm, 3 tháng 9, 2020

Tiết lộ mới: Phương thức Bắc Kinh kiếm ‘siêu lợi nhuận’ nhờ đại dịch

Tiết lộ mới: Phương thức Bắc Kinh kiếm ‘siêu lợi nhuận’ nhờ đại dịch https://ift.tt/3jGPsDf

Khương Bằng Dũng cho biết một chiếc khẩu trang mua vào giá 6,5 nhân dân tệ, bán ra có lúc tới 139 nhân dân tệ.

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán xảy ra, nhiều quốc gia có dịch bệnh nghiêm trọng đã thiếu hụt nguồn lực y tế và thậm chí xảy ra việc tranh giành mua khẩu trang. Nhiều người nghi vấn, nguồn vật tư y tế đã đi đâu mất? Một nhân vật thuộc thế hệ thứ ba trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) còn được gọi là thế hệ hồng tam, tên Khương Bằng Dũng đã cho biết những vật tư này được Trung Quốc mua với giá rẻ, theo NTDTV.

Kể từ khi bùng phát ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc, chỉ trong vài tháng đại dịch đã lây lan ra toàn cầu. Lúc đầu, các nhà chức trách ĐCSTQ nói rằng "có thể ngăn ngừa và kiểm soát được, và sẽ không lây lan từ người sang người". Vào ngày 18/1, cộng đồng Bách Bộ Đình ở Vũ Hán thậm chí còn tổ chức "Đại tiệc vạn gia" sôi động. Cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, Tân Hoa Xã đưa tin rằng hơn 40.000 gia đình đã tham gia vào một khung cảnh thật ấm cúng.

Trong vòng chưa đầy một tuần sau, Vũ Hán tuyên bố đóng cửa thành phố.

Khương Bằng Dũng thuộc thế hệ thứ ba của ĐCSTQ nói: "ĐCSTQ đã tung rất nhiều tin đồn ra bên ngoài như dịch này không thể lây lan trong thời tiết nắng nóng. Đây là tin đồn của họ. Đối với một số quốc gia ở vùng nhiệt đới nắng nóng như Singapore, Thái Lan, loại virus này không được quan tâm lắm. Ngoài ra, họ (ĐCSTQ) còn công khai rằng nó có liên quan đến chủng tộc, virus này có thể lây lan nhanh hơn ở trong cộng đồng người châu Á, nhưng người da trắng không thể bị nhiễm. Bạn có nhớ rằng đó là vào cuối tháng 1 cho đến tháng 2 không? Vào tháng 2, họ quảng bá rằng người da trắng không mắc bệnh này, đây là thông điệp sai lầm mà họ đưa ra. Tất nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới đã không phủ nhận điều đó”.

Người tự xưng là thế hệ hồng tam Khương Bằng Dũng đã tiết lộ với Epochtimes rằng vào đầu tháng Giêng, dịch bệnh đã lan đến Hàng Châu và Ôn Châu, rồi lan sang Ý và các nước châu Âu khác thông qua Hoa kiều Ôn Châu, và nó không thể kiểm soát được nữa. Một đối tác kinh doanh của ông, ông Hoàng đã ủy quyền cho ông thu thập các nguồn cung vật tư y tế chống dịch ở nước ngoài.

Khương Bằng Dũng cho biết: "Chúng tôi mua được 20.000 khẩu trang Honeywell ở Ấn Độ, sau đó mua tiếp 100.000 khẩu trang 3M 9004 và 200.000 khẩu trang 3M 9000. Chúng tôi đã mua chúng vào thời điểm đó. Sau khi tiếp nhận đơn đặt hàng của Hoàng Trung Nam, chúng tôi đã tiến hành mua khẩu trang. Điều này có nghĩa là chúng tôi đang thực sự làm việc chăm chỉ trên phạm vi toàn cầu để hoàn thành sự giao phó của cơ quan chính phủ”.

Ông Hoàng là đại diện hợp pháp của một công ty ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, tuyên bố sẽ đại diện cho Liên đoàn từ thiện Chiết Giang và chính quyền nhiều nơi để mua vật tư phòng chống dịch. Vào thời điểm đó, ông ta cho biết có hai mục đích để mua vật tư, thứ nhất là cho các cán bộ đảng, chính phủ, quân đội và chức sắc ĐCSTQ, yêu cầu phải là những chiếc khẩu trang N95, có thể cứu mạng họ và thứ hai là bán số dư ra cho người giàu với giá cao.

Khương Bằng Dũng cho biết: "Hàn Quốc có thể sản xuất 10 triệu khẩu trang mỗi ngày, bọn họ mang theo rất nhiều tiền mặt, sử dụng một lượng lớn người Triều Tiên ở Hàn Quốc để mở văn phòng đổi tiền ở đây. Họ thực sự là những ngân hàng ngầm biến tiền Trung quốc thành tiền mặt của Hàn Quốc để mua một số lượng lớn khẩu trang và đặt trước hàng. Vào cuối tháng 1, các nhà máy Hàn Quốc đã được đặt hàng sản xuất khẩu trang đến tận tháng 6 hoặc tháng 7”.

Khương Bằng Dung cũng cho biết lúc đó họ không mua theo giá thị trường mà mua với giá rẻ dưới danh nghĩa quyên góp, cuối cùng bán lại với giá cao trong nước.

"Ví dụ như báo giá khẩu trang N95, chúng tôi kê giá quyên góp là 6,5 nhân dân tệ. Điều này được chứng nhận bởi tờ khai hải quan. Sau đó, sử dụng chính công ty tay trong của chính quyền độc quyền cung cấp cho các bệnh viện và nhà thuốc, giá bán cao nhất có lúc đã lên tới 139 nhân dân tệ, 139 nhân dân tệ mỗi người, bạn thử nghĩ xem lợi nhuận là bao nhiêu”.

Trong một lần trò chuyện, ông Hoàng tiết lộ với Khương Bằng Dũng rằng dù là máy trợ thở, khẩu trang hay quần áo bảo hộ y tế, họ đều bán lại cho phòng chống dịch, và “khách hàng” đứng sau là Hội Chữ thập đỏ địa phương và lãnh đạo chính quyền. Tại Trung Quốc, Bộ Y tế và Hội Chữ thập đỏ đã độc quyền về kênh phân phối và giá cả của khẩu trang và các sản phẩm chống dịch khác, đồng thời bán lại chúng để thu lợi nhuận khổng lồ.

Do hiểu rõ về ĐCSTQ, Khương Bằng Dũng đã đề phòng trước, trong mọi giao dịch, ông ấy đề nghị phải có "giấy tờ" của chính phủ. Nhưng dù vậy, ông vẫn không tránh khỏi những rắc rối.

Khương Bằng Dũng nói rằng ĐCSTQ không chỉ buộc tội ông ở đại lục và chỉ thị cho công an đóng băng tài khoản ngân hàng trong nước của ông; họ còn đóng băng tài khoản của các nhà cung cấp Hàn Quốc, buộc các nhà cung cấp Hàn Quốc phải trình báo vi phạm ở Hàn Quốc, do đó cấm ông Khương rời khỏi Hàn Quốc và thậm chí còn thúc giục chính phủ Hàn Quốc dẫn độ ông về đại lục.

Để tự bảo vệ mình, Khương Bằng Dũng đã chọn cách phơi bày vấn đề và cho thế giới bên ngoài biết rằng ĐCSTQ đang bán lại các sản phẩm chống dịch để kiếm tiền từ thảm họa.

Theo Gu Xiaohua, NTDTV
Phụng Minh biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét