Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

Tìm được 4 trái tim phù hợp trong 10 ngày, ĐCSTQ cung cấp nội tạng theo yêu cầu?

Tìm được 4 trái tim phù hợp trong 10 ngày, ĐCSTQ cung cấp nội tạng theo yêu cầu? https://ift.tt/2R1tRJg

Chỉ trong vòng 10 ngày, các bác sĩ từ Bệnh viện Liên hiệp Vũ Hán, Trung Quốc đã tìm được 4 trái tim phù hợp cho cô Tôn Linh Linh. Trong 9 tháng trước đó, Tôn Linh Linh đã duy trì sự sống của mình bằng thiết bị trợ thở.

Tôn Linh Linh, 24 tuổi, một công dân Trung Quốc, mắc phải một căn bệnh hiếm gặp khi đang thực tập ở Nhật Bản, dẫn đến tổn thương tim không thể phục hồi. Vào giữa tháng 6, đội ngũ y tế đã đưa cô đến Bệnh viện Liên hiệp Vũ Hán ở Trung Quốc trên một chuyến bay thuê riêng. Chỉ trong vòng 10 ngày, các bác sĩ đã tìm được 4 trái tim phù hợp cho cô. Sau ca phẫu thuật kéo dài 7 tiếng, cô Sun đã hồi phục tốt và có thể tự ăn uống, theo Epoch Times.

Hình ảnh cô Tôn đang mỉm cười cùng với ngón tay dơ lên biểu thị sự chiến thắng khi đang trên giường bệnh xuất hiện trên trang nhất của các tờ báo lớn của Trung Quốc. Truyền thông nhà nước đưa tin với tiêu đề ấn tượng như “Cuộc chạy đua sinh tử”. Trong khi đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản gọi cuộc phẫu thuật này là "huyền thoại" và coi đây là sự thể hiện tình hữu nghị và hợp tác Trung - Nhật.

Tuy nhiên hiện nay hệ thống hiến tạng tự nguyện của Trung Quốc vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, do đó các chuyên gia đặt nghi vấn làm cách nào mà Bệnh viện Liên hiệp Vũ Hán có thể tìm được nội tạng phù hợp với cô Tôn nhanh đến vậy? Đây là vấn đề cốt lõi cáo buộc ĐCSTQ đang tham gia vào hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng: giết các tù nhân lương tâm, bán nội tạng của họ để kiếm lời.

Ghép tạng theo nhu cầu

Quá trình cấy ghép tạng của Tôn Linh Linh diễn ra như sau:

Vào ngày 16/6, quả tim phù hợp đầu tiên đã được đưa tới từ Vũ Hán. Tuy nhiên, sau khi các bác sĩ phân tích động mạch vành, họ nhận thấy tình trạng sức khỏe của cô không tương thích nên đã không ghép tim. 

Ba ngày sau, quả tim tương hợp thứ hai đã được tìm thấy ở tỉnh Hồ Nam. Tuy nhiên, khi đó cô Tôn bị sốt cao và ca phẫu thuật bị hoãn lại.

Ngày 25/6, có thêm hai quả tim phù hợp của một người phụ nữ đến từ Vũ Hán và một người đàn ông đến từ Quảng Châu. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, các bác sĩ lựa chọn quả tim thứ hai vì cho rằng chức năng của quả tim này tốt hơn.

Tiến sĩ Torsten Trey, giám đốc điều hành của tổ chức Bác sĩ Chống Thu hoạch nội tạng” (DAFOH) chất vấn: “Câu hỏi đặt ra là 4 trái tim này đến từ đâu?”

Dựa trên dữ liệu mới nhất từ ​​chính phủ Hoa Kỳ vào năm 2018, tại nước này, bệnh nhân chờ ghép tạng thường phải đợi 6 đến 9 tháng để tìm được người hiến tim phù hợp. Theo tỷ lệ này, 4 quả tim phù hợp được tìm thấy cho cùng một bệnh nhân đồng nghĩa với việc có 4 người đã hiến tạng sau khi qua đời tại phòng bệnh chăm sóc tích cực hoặc sau các tai nạn khác.

Đến năm 2020, hơn 156 triệu người Mỹ - tương đương với một nửa dân số Mỹ - đã đồng ý hiến tạng. Ở Trung Quốc, tuy là quốc gia đông dân nhất thế giới nhưng có rất ít người đồng ý hiến tạng sau khi qua đời do tín ngưỡng văn hóa của Trung Quốc là cần giữ cơ thể của một người nguyên vẹn sau khi chết.

Ông Jacob Lavee, giáo sư phẫu thuật và giám đốc khoa cấy ghép tim tại Đại học Tel Aviv, Israel, cho biết trường hợp của cô Tôn là “có thể xảy ra, nhưng rất bất thường, ngay cả ở bất kỳ hệ thống hiến tạng tình nguyện nào đang hoạt động tốt”. Tuy nhiên, ông cho rằng, ở Trung Quốc, "việc một nhóm người hiến tạng như vậy trong vòng vài ngày làm dấy lên nghi ngờ về bản chất của việc hiến tạng".

Tiến sĩ Torsten Trey cho rằng trường hợp của cô Tôn là “không thể giải thích được”. Ông nhận định chắc hẳn phải có một hệ thống buôn bán tạng theo yêu cầu.

Ghép tạng theo nhu cầu

Hệ thống cấy ghép nội tạng của Trung Quốc đã được điều tra kỹ lưỡng trong những năm gần đây. Tháng 6/2019, Tòa án Độc lập có trụ sở tại London kết luận rằng chính quyền Trung Quốc đang nhắm vào các tù nhân lương tâm để lấy nội tạng của họ. Nguồn nội tạng chính là đến từ các học viên Pháp Luân Công

Pháp Luân Công là một pháp môn tu luyện theo trường phái Phật gia dựa trên nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn. Mặc dù đến nay Pháp Luân Công được chào đón tại hơn 100 quốc gia trên thế giới nhưng lại bị chính quyền Trung Quốc bức hại nghiêm trọng trong suốt 2 thập niên qua.

Trong một báo cáo dài 160 trang được công bố vào tháng 3/2020, Tòa án Độc lập đã kết luận rằng “không có bằng chứng cho thấy hoạt động này (thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm) đã dừng lại” và việc thiếu sự giám sát của cộng đồng quốc tế đã khiến “nhiều người chết một cách thảm thương mà lẽ ra không đáng phải như vậy”.

Một bức ảnh tái hiện nạn thu hoạch nội tạng do nhà nước hậu thuẫn của ĐCSTQ từ các học viên Pháp Luân Công còn sống (ảnh: Minh Huệ).

Theo một cuộc điều tra của Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG), trong khi dịch viêm phổi Vũ Hán lây lan khắp Trung Quốc trong nửa đầu năm 2020, ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng của Trung Quốc vẫn hoạt động bình thường và thời gian chờ để được ghép tạng vẫn không có thay đổi đáng kể. Một y tá ở vùng Quảng Tây nói với các nhà điều tra rằng, tuy có lo ngại về dịch virus Vũ Hán nhưng họ sẽ vẫn “phẫu thuật bất cứ khi nào thấy cần”, chỉ là họ “sẽ không quá sốt sắng như thời gian trước đại dịch”.

Kể từ cuối tháng 2, Trung Quốc đã thực hiện ít nhất 6 ca ghép phổi cho bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán, ít nhất 2 ca trong số đó được tiến hành ở Vũ Hán - nơi khởi phát đại dịch và là điểm nóng của ngành cấy ghép tạng Trung Quốc. Tuy nhiên, các bệnh viện Trung Quốc cung cấp rất ít thông tin về nguồn gốc nội tạng.

Ông Ethan Gutmann, tác giả cuốn sách “The Slaughter” (tạm dịch: Đại thảm sát) nói về nạn buôn bán nội tạng bất hợp pháp của Trung Quốc, nhận định trường hợp của cô Tôn là minh chứng cho các vấn đề bất thường liên quan đến ngành cấy ghép tạng của nước này.

Ông còn nhấn mạnh rằng, tương tự như trường hợp của Tôn, các phương tiện truyền thông Trung Quốc còn ca ngợi sự thành công của ca cấy ghép hai lá phổi bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh. “Thông điệp rất rõ ràng: Chúng tôi có nguồn nội tạng. Chúng an toàn. Hãy đến đây. Trung Quốc công khai việc kinh doanh”, ông Gutmann nói với The Epoch Times qua email.

"Bloody Harvest" (Thu hoạch đẫm máu), một cuốn sách khác điều tra các cáo buộc cưỡng bức mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc, kể về một khách du lịch người Đài Loan đến Thượng Hải hai lần trong 8 tháng, đã được cung cấp tới 8 quả thận, cho đến khi tìm được quả thận phù hợp với cơ thể.

Ông Gutmann nhận định, những ca ghép tạng như vậy là dấu hiệu của cho thấy ngành công nghiệp cấy ghép ở Trung Quốc “có một nhóm lớn hoặc ổn định các tù nhân chính trị và tôn giáo đã được phân loại mô để sẵn sàng cho việc cấy ghép”.

Vào tháng 7, đài truyền hình Fuji của Nhật Bản đã hứng làn sóng chỉ trích từ những người ủng hộ nhân quyền khi phát sóng một đoạn tin tức về ca phẫu thuật của cô Tôn. SMG Network, một nhóm vận động của Nhật Bản phản đối du lịch cấy ghép nội tạng, đã viết thư cho đài truyền hình, nói rằng việc quảng bá ngành công nghiệp cấy ghép tạng của Trung Quốc vốn có một lịch sử vi phạm nhân quyền, chẳng khác gì làm tổn hại người xem.

Dữ liệu không nhất quán

Trung Quốc chỉ mới thành lập hệ thống hiến tặng tạng tự nguyện từ năm 2015 và giới chức hứa hẹn chỉ cung cấp nội tạng từ nguồn này. Nhưng các nhà nghiên cứu đã phản bác tuyên bố trên bằng việc chỉ ra sự mâu thuẫn trong hồ sơ của Trung Quốc.

Một nghiên cứu của BMC Medical Ethics được công bố vào tháng 11/2019 cho thấy, dữ liệu hiến tặng nội tạng của Trung Quốc phù hợp "tới mức gần như chính xác như một công thức toán học", từ đó suy luận rằng các nhà chức trách có thể đã làm sai lệch những dữ liệu này.

Một nghiên cứu khác được công bố vào tháng 2 trên Tạp chí Y khoa Anh (BMJ) cho thấy 440 trong số 445 báo cáo y tế của Trung Quốc không nói rõ liệu các cá nhân có đồng ý hiến tặng bộ phận trên cơ thể của họ hay không.

Trong một cuộc điều tra bí mật gần đây của Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công, một bác sĩ quân đội Trung Quốc thừa nhận rằng họ đang tìm nguồn nội tạng “chất lượng cao” từ những người trẻ tuổi và thậm chí còn đề nghị các nhà điều tra có thể xem nguồn nội tạng nếu họ muốn.

“Miễn là anh có đủ dũng khí”, Li Guowei, một bác sĩ phẫu thuật ghép thận từ Đại học Quân y số 4 ở tỉnh Thiểm Tây nói trong một cuộc trao đổi bí mật trên điện thoại vào tháng 1/2020. "Tôi có thể đưa bạn đến giường (của người cung cấp tạng) để cho anh quan sát ... anh sẽ biết người đó chỉ khoảng 20 tuổi".

Sau đó, trong một cuộc phỏng vấn riêng, một điều tra viên của Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã hỏi: “Có phải là bệnh viện sử dụng tạng từ học viên Pháp Luân Công, nhưng không thể công khai điều này nên chỉ có thể nói rằng nội tạng có chất lượng tốt và không có mầm bệnh hay không?”

“Đúng vậy, nói như vậy đúng rồi”, bác sĩ Li trả lời.

Tiến sĩ TorstenTrey nói rằng, thời gian chờ đợi ngắn chưa từng có cho các ca phẫu thuật cấy ghép nội tạng gần đây tại Trung Quốc, như ca ghép 2 lá phổi ở Trung Quốc và ghép tim của cô Tôn đã khiến cộng đồng quốc tế phải sửng sốt. Ông Trey kêu gọi, cộng đồng quốc tế "phải có trách nhiệm chấm dứt các thực hành y tế phi đạo đức này”.

“Nếu Trung Quốc không cho phép các cuộc điều tra độc lập và không cần báo trước, thì cộng đồng cấy ghép tạng quốc tế cần tránh xa hệ thống cấy ghép của Trung Quốc,” ông Trey nói thêm.

Theo The Epoch Times
Hương Thảo dịch và biên tập

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét