Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

Công viên Thủ Lệ lắp máy sưởi chống rét cho động vật

Công viên Thủ Lệ lắp máy sưởi chống rét cho động vật http://bit.ly/2QZwWMx

Trong những ngày Miền Bắc rét đậm, công nhân tại công viên Thủ Lệ (Hà Nội) phải chia ca trực 24h, lắp máy sưởi, đốt củi... để chống rét cho thú quý.

Dịp nghỉ Tết Dương lịch 2019, thời tiết Hà Nội rét đậm, rét hại kéo dài. Người dân đến chơi ở công viên Thủ Lệ (Hà Nội) thưa vắng hơn mọi năm. Nhưng công việc giữ ấm và đảm bảo sức khoẻ cho động vật ở đây vẫn được ưu tiên, theo VnExpress.

[caption id="" align="alignnone" width="640"] (Ảnh: Kinh Tế Đô Thị)[/caption]

Trong những ngày nghỉ Tết dương lịch, nhiều du khách đến thăm quan công viên Thủ Lệ khá đông. Tuy nhiên, vào buổi sáng sớm, do nhiệt độ thấp, lượng khách có phần thưa vắng hơn.

[caption id="" align="alignnone" width="640"] Bầy khỉ co ro trong hộp chống rét.  (Ảnh: Kinh Tế Đô Thị)[/caption]

Trao đổi với báo chí, ông Phạm Đình Mạnh, Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty TNHH MTV vườn Thú Hà Nội cho biết từ đầu mùa đông, đơn vị đã lên kế hoạch phòng chống rét, đảm bảo sức khỏe cho các loài động vật đang được nuôi dưỡng tại đây.

“Những ngày nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, các loài động vật quen sống ở xứ nóng như hà mã, linh dương sừng kiếm, sư tử Châu Phi dễ bị sốc nhiệt. Chúng tôi phải chia nhau trực suốt 24 giờ để kiểm soát nhiệt độ, theo dõi sức khỏe cho thú”, ông Mạnh cho hay

[caption id="" align="alignnone" width="640"] Ở khu vực chuồng sinh sản thú dữ như hổ, gấu, sư tử, công viên Thủ Lệ triển khai các tấm sưởi dầu để cấp nhiệt. (Ảnh: Kinh Tế Đô Thị)[/caption]

Đối với chuồng thú dữ như hổ, sư tử, gấu, công viên Thủ Lệ đã tăng khẩu phần ăn đồng thời bổ sung thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng và vitamin. 

[caption id="attachment_1073306" align="alignnone" width="680"] Công nhân kiểm tra máy sưởi ở chuồng sư tử. Con sư tử đực này được đặt tên là Trum, sinh ra ở công viên Thủ Lệ cách đây gần một năm. (Ảnh: VnExpress)[/caption] [caption id="" align="alignnone" width="640"] Bầy hươu sao đứng cạnh đống lửa sưởi ấm. (Ảnh: Kinh Tế Đô Thị)[/caption]

Đây là loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, hươu sao gần như đã biến mất khỏi tự nhiên.

[caption id="" align="alignnone" width="640"] Khu vực chuồng voi quây kín bạt, bật 6 máy điều hòa công suất cao để giữ ấm (Ảnh: Kinh Tế Đô Thị)[/caption]

Khẩu phần ăn của voi được bổ sung thêm mía, cám dinh dưỡng và vitamin. Theo quản tượng Nguyễn Ngọc Anh, trời lạnh voi ở trong nhà bạt dễ buồn chán, nổi cáu nên anh thường xuyên phải đi vào vuốt ve, vỗ về chúng.

[caption id="" align="alignnone" width="640"] Linh dương sừng kiếm Châu Phi quen với khí hậu nắng nóng. (Ảnh: Kinh Tế Đô Thị)[/caption]

Đối với loài động vật có nguồn gốc từ Châu Phi như Linh dương sừng xoắn, hà mã, sư tử… Các công nhân tăng cường hơn việc theo dõi, để ghi chép diễn biến tình hình sức khỏe của từng cá thể trong các đợt rét, đặc biệt là rét đậm rét hại, theo báo Kinh Tế Đô Thị.

Ngày rét đậm, công nhân phải đốt lửa sưởi và lót rơm để chúng nằm ngủ.

[caption id="" align="alignnone" width="640"] (Ảnh: Kinh Tế Đô Thị)[/caption]

Với Hà Mã (nguồn gốc Châu Phi), chúng sẽ thường xuyên được bổ sung nước ấm.

[caption id="" align="alignnone" width="640"] Con gấu ngựa đứng sát máy sưởi trong thời tiết lạnh 11 độ C. (Ảnh: VnExpress)[/caption]

Ban ngày, nhân viên công viên Thủ Lệ sẽ vệ sinh chuồng trại, cho thú ăn, chăm sóc theo dõi thú.

Buổi tối ngoài giờ, nhân viên vườn thú trực theo dõi từng khu nuôi động vật, có nhật ký ghi chép, nếu có diễn biến bất thường sẽ liên lạc, báo cáo với bác sĩ thú ý biết và lãnh đạo để có những chỉ đạo, triển khai biện pháp kịp thời.

Thanh Thanh (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét