Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

Điểm tin thế giới 29/1: Trung Quốc kêu gọi Mỹ ‘dừng tay’ với Huawei; Myanmar đề xuất thu hẹp dự án 3,6 tỷ USD do Trung Quốc đầu tư

Điểm tin thế giới 29/1: Trung Quốc kêu gọi Mỹ ‘dừng tay’ với Huawei; Myanmar đề xuất thu hẹp dự án 3,6 tỷ USD do Trung Quốc đầu tư http://bit.ly/2FWOmn4

Mục Điểm tin thế giới, ngày 29/1, xin gửi tới quý độc giả những tin sau:

Trung Quốc kêu gọi Mỹ "ngừng tay" với Huawei

Chính phủ Trung Quốc hôm thứ Ba (29/1) đã kêu gọi Washington "ngừng đàn áp vô lý" với Huawei, sau khi Mỹ công bố bản cáo dành cho trạng gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc vì đã đánh cắp công nghệ Mỹ và vi phạm lệnh trừng phạt Iran.

Bắc Kinh sẽ kiên quyết bảo vệ công ty của họ, Bộ Ngoại giao nước này cho biết trong một bản tin trên truyền hình nhà nước. Hãng AP cho hay, không có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh có thể trả đũa các cáo buộc chống lại Huawei.

Tập đoàn Huawei phủ nhận đã thực hiện bất kỳ hành vi nào được nêu ra trong bảng cáo trạng hôm thứ Hai. Cáo trạng cho thấy một sự leo thang nghiêm trọng nhất đối với Huawei, vốn đã trải qua một thập kỷ chống lại các cáo buộc từ Hoa Kỳ rằng đó là một mặt trận cho gián điệp Trung Quốc hoành hành và là một rủi ro an ninh.

[caption id="attachment_1090323" align="aligncenter" width="700"] Công tố viên Richard P. Donoghue và Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross, cùng Bộ trưởng Tư pháp Matthew Whitaker, Bộ trưởng Nội an Hoa Kỳ Kirstjen Nielsen và Giám đốc Cục điều tra Liên bang Christopher Wray tại buổi họp báo mà ông Richard công bố cáo trạng chống lại Tập đoàn công nghệ Huawei Trung Quốc hôm thứ Hai 28/1/2019. (Ảnh: Reuters)[/caption]

Myanmar đề xuất thu hẹp quy mô dự án đập 3,6 tỷ USD do Trung Quốc đầu tư

Hôm thứ Ba (29/1), quan chức cấp cao Myanmar đã đề xuất các giải pháp cho một dự án đập do Trung Quốc hậu thuẫn đang đình trệ, dự án vốn làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ giữa 2 nước láng giềng, theo Reuters.

Vào năm 2011, Myanmar đã khiến Trung Quốc giận dữ khi đình chỉ đập thủy điện Myitsone trị giá 3,6 tỷ USD vì lo ngại các vấn đề về môi trường.

Trong một hội nghị đầu tư hôm thứ Ba, Chủ tịch Ủy ban đầu tư Myanmar Thaung Tun đã liệt kê những vấn đề từ dự án đập Myitsone, bao gồm một đường đứt gãy do động đất chạy phía dưới khu vực xây dựng dự án, cho đến việc ảnh hưởng tới những cư dân tại một lưu vực rộng lớn. Ông Thaung Tun đề xuất giải pháp thay thế gồm thu hẹp quy mô con đập, di chuyển nó đi nơi khác, hoặc trao dự án cho một nhà vận hành khác, ông cũng nói rằng: Bây giờ không ai cần con đập này.

[caption id="attachment_1090332" align="aligncenter" width="700"] Một người đàn ông chèo thuyền trên đập Myitsone, ngoại ô Kachin, thủ đô bang Kachin, miền bắc Myanmar hôm 18/12/2014. (Ảnh: REUTERS/Soe Zeya Tun)[/caption]

Iran bác bỏ kêu gọi kiềm chế phát triển tên lửa hạt nhân

Hôm thứ Ba (29/1), Iran đã bác bỏ những lời kêu gọi từ Hoa Kỳ và Châu Âu về kiềm chế phát triển tên lửa đạn đạo, và Tehra cũng nói rằng nước này không có kế hoạch nâng mức tầm bắn tên lửa, theo Reuters.

Theo hãng tin Tasnim, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Amir Hatami khẳng định khả năng tên lửa của Iran là không thể đàm phán.

Hồi tháng 5/2018, Tổng thống Trump đã tuyên bố rút khỏi Hiệp định hạt nhân với Iran (JCPOA), và Mỹ đã áp dụng các chế tài trừng phạt đối với Iran. Ông Trump nói rằng JCPOA không đề cập đến tên lửa đạn đạo của quốc gia Cộng hòa Hồi giáo, và những gì ông nhìn thấy là tác động hiểm họa tại khu vực.

Pháp, quốc gia vẫn cam kết với JCPOA, hồi tuần trước cho biết, họ sẵn sàng áp chế tài trừng phạt tiếp theo đối với Iran nếu không có tiến triển nào trong các cuộc đàm phán vũ khí hạt nhân Iran.

[caption id="attachment_1090337" align="aligncenter" width="500"] Tổng thống Iran Hassan Rouhani. (Ảnh: www.btvi.in)[/caption]

Dấu hiệu bi quan trong mục tiêu tăng trưởng kinh tế Trung Quốc 2019

Nhiều tỉnh thành của Trung Quốc đã cắt giảm mục tiêu tăng trưởng hàng năm trong 2019, một dấu hiệu cho thấy sự bi quan sâu sắc của chính quyền địa phương nước này, giữa bối cảnh nhu cầu tiêu dùng nội địa suy yếu, và một tranh chấp thương mại kéo dài với Hoa Kỳ, theo Reuters.

Ít nhất 21 địa phương trên tổng số 31 tỉnh thành của Trung Quốc đã cắt giảm các mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong 2019, theo những thông báo của các tỉnh trong tháng.

Năm 2018, có 12 tỉnh thành duy trì mục tiêu không thay đổi so với năm trước đó (2017), nhưng năm nay, chỉ còn 5 tỉnh gồm Tứ Xuyên, Hà Bắc, Quý Châu, Cam Túc và Hải Nam giữ nguyên mục tiêu không thay đổi. Sơn Đông, tỉnh giàu thứ 3 của Trung Quốc, vẫn chưa công bố mục tiêu năm 2019 của họ.

Năm 2018, 17 tỉnh thành Trung Quốc vốn đã đề ra mục tiêu thấp hơn năm 2017.

[caption id="attachment_1090342" align="aligncenter" width="700"] Container vận chuyển trong một cảng ở Lianyungang, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc hôm 8/9/2018. (Ảnh: REUTERS/Stringer)[/caption]

Chỉ số tham nhũng Trung Quốc "lên hạng"

Theo một báo cáo từ cơ quan Giám sát Minh bạch toàn cầu, đánh giá Chỉ số Nhận thức Tham nhũng (Corruption Perceptions Index - CPI) của Trung Quốc đã rớt xuống 10 bậc sau 5 năm ở vị trí 87, nghĩa là hiện nay Trung Quốc ở mức 97, theo SCMP

CPI là chỉ số đánh giá mức độ tham nhũng trên 180 quốc gia, theo nguyên tắc vị trí của một quốc gia càng cao trong danh sách này thì mức độ tham nhũng càng thấp.

Trong khi đó Singapore đã tăng lên 3 bậc CPI, đứng sau Đan Mạch và New Zealand. Hồng Kông và Nhật Bản xuất hiện trong top 20 của bảng chỉ số. Bản đánh giá chỉ số CPI được công bố hôm thứ Ba (29/1).

Đại Kỷ Nguyên News

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét