Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

Sốt heo Châu Phi: Chính quyền Trung Quốc ‘chuyển dịch’ trách nhiệm; Việt Nam trước nguy cơ ảnh hưởng

Sốt heo Châu Phi: Chính quyền Trung Quốc ‘chuyển dịch’ trách nhiệm; Việt Nam trước nguy cơ ảnh hưởng http://bit.ly/2F2B73L

Theo Epoch Time Chinese, tại nhiều tỉnh thành của Trung Quốc đã tái bùng phát dịch sốt heo Châu phi lần thứ hai, điển hình là: Liêu Ninh, An Huy và Hồ Nam, chính quyền Trung Quốc bắt đầu xử lý các quan chức tại nơi có dịch bệnh để thoái thác trách nhiệm của chính phủ?

Trung Quốc tuyên bố có 223 quan chức ở ba tỉnh đã bị xử lý, do vấn đề dịch sốt heo Châu Phi vào ngày 2/1/2019.

Trần Bỉnh Trung - cựu quan chức Bộ Y tế Trung Quốc đã nói với NTD Chinese rằng, "(ĐCSTQ) đang che giấu dịch bệnh, giám sát quản lý thiếu trách nhiệm, vì vậy đây cũng là nguyên nhân khiến dịch bệnh phát tán".

Banned Book nói rằng, có bằng chứng cho thấy dịch sốt heo Châu Phi có khả năng là do chính quyền Trung Quốc "khăng khăng" nhập khẩu thịt heo của Nga để tuyên chuyến thương mại với Hoa Kỳ.

Aluobowang cũng đưa tin, vào đầu tháng 8 năm ngoái, nhiều cổng thông tin trực tuyến ở Trung Quốc đã đưa tin, "nhóm Siberia của Nga đã vận chuyển 240.000 tấn thịt heo đến Trung Quốc, đủ để bù đắp vào khoảng của Hoa Kỳ", thời điểm Nga đang bị dịch sốt heo châu Phi tấn công.

Hiện tại, dịch sốt heo châu Phi đã bùng nổ ít nhất ở 23/31 tỉnh thành và khu tự trị của Trung Quốc, bắt đầu từ ba tỉnh đông bắc, sau đó lan sang các tỉnh miền nam như Phúc Kiến và Quảng Đông trong vòng chưa đầy 5 tháng, trong khi Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc từng tuyên bố vào ngày 24/12 năm ngoái rằng, dịch sốt heo châu Phi "có thể kiểm soát được", hiện tại tuyên bố này đã bị xoá khỏi website hành chính của cơ quan này.

[videoplayer link="https://video2.dkn.tv/giao-dich-heo-bi-nhiem-benh-chet-o-trung-quoc_1229ccd49.html"]

Theo Caixin, ổ bệnh dịch sốt heo châu Phi tập trung nhiều ở ba tỉnh Liêu Ninh, An Huy và Hồ Nam; dưới áp lực của dư luận, chính quyền Trung Quốc bắt đầu truy cứu trách nhiệm đối với các quan chức hiện hành tại ba nơi trên.

Thông báo tuyên bố, những quan chức cố ý che dấu, không báo cáo tình hình dịch bệnh, không thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh tại các thành phố Thẩm Dương, An Sơn, Bổn Khuê, Đan Đông, Cẩm Châu, Doanh Khẩu, Liêu Dương, Thiết Lĩnh, Bàn Cẩm và một số huyện thành của tỉnh Liêu Ninh đã bị đình chỉ công việc.

Đơn cử là các quan chức ở thành phố Doanh Khẩu, có 25 lần báo cáo tình hình heo nuôi chết do dịch bệnh với Cục kiểm nghiệm Trung Quốc, nhưng qua thực tế điều tra có đến 1259 con heo chết do phát bệnh.

Ba thành phố Tuyên Thành, Vu Hồ, Trì Châu của tỉnh An Huy cũng xuất hiện vấn đề: phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh không chu đáo, xử lý dịch bệnh không tới nơi tới chốn, làm tái phát dịch bệnh, tổng cộng có 14 quan chức ở ba thành phố trên bị cách chức.

Ngoài ra, 28 quan chức ở thành phố Thường Đức, tỉnh Hồ Nam cũng bị cách chức, miễn nhiệm và chịu trách nhiệm điều tra.

Chưa dừng lại ở đó, nhiều hộ nuôi heo đã bất chấp pháp luật, đạo đức lương tâm của mình, tìm cách "lách luật" đem tiêu thu phi pháp những con heo chết do nhiễm bệnh tại các nơi hẻo lánh, ít người ở Trung Quốc để tránh bị chính quyền "quấy nhiễu". 

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Đông Nam Á có thể sẽ là nơi bệnh dịch sốt heo Châu Phi bùng phát tiếp theo, trong đó có Việt Nam.

Từ đầu năm 2018 đến nay, giá heo liên tục tăng cao ở Việt Nam (cao hơn thị trường Trung Quốc), vấn nạn buôn lậu heo từ Trung Quốc vào các tỉnh biên giới phía bắc liên tục diễn ra dưới nhiều hình thức, cả heo sống và heo chết đã qua chế biến như: khô heo, thịt heo hộp, xúc xích heo v.v.

Thiết Tâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét