Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019

Thảm kịch kinh tế Venezuela, từ giàu hơn đến nghèo hơn

Thảm kịch kinh tế Venezuela, từ giàu hơn đến nghèo hơn http://bit.ly/2UmfH5i

Venezuela, quốc gia được xem là giàu có nhất hành tinh bởi sở hữu nguồn tài nguyên giàu mỏ dồi dào, nhưng với những phương thức quản lý sai lầm của nền kinh tế đã dẫn tới tình trạng nghèo đói cùng cực.

10 năm nền chuyên chính quân sự giai đoạn 1948-1958 cho đến bản luận tội ông Carlos Andrés Pérez tham nhũng năm 1993, chính trị Venezuela thường xuyên rơi vào tình trạng lung lay và nhiều sự kiện quan trọng, theo The Money Project.

Nhưng bất chấp những thách thức này trong suốt lịch sử của nó, không có ai từng phủ nhận tiềm năng kinh tế của Venezuela. Sau khi quốc gia này khám phá ra dầu mỏ vào đầu thế kỷ 20, nó đã nhanh chóng xây dựng nền kinh tế dựa trên "vàng đen". Và ngay cả ngày nay, Venezuela vẫn dẫn đầu thế giới về trữ lượng dầu mỏ 300 tỷ thùng barrel (7 thùng là 1 tấn dầu thô) /năm.

[caption id="attachment_1088798" align="aligncenter" width="700"]venezuela Biểu đồ minh hoạ Venezuela có trữ lượng dầu mỏ đứng đầu thế giới (Ảnh: The Money Project/ Visualcapitalist))[/caption]

Với nguồn tài nguyên lớn, ban đầu, Venezuela đã là người thay đổi cục diện. Đến năm 1950, khi các nước còn lại của thế giới đang vật lộn để phục hồi sau Thế chiến II, Venezuela đã có chỉ số bình quân GDP bình quân trên đầu người giàu đứng thứ 4 trên thế giới, giàu gấp 2 lần Chile, gấp 4 lần Nhật Bản và giàu hơn 12 lần so với Trung Quốc.

Không may là sự giàu có này của Venezuela không kéo dài mãi mãi - và sự phụ thuộc quá mức vào dầu sẽ sớm làm suy giảm nền kinh tế theo những cách không ngờ tới.

Nền kinh tế Venezuela sụp đổ

Từ năm 1950 đến đầu những năm 1980, nền kinh tế Venezuela đã có sự tăng trưởng ổn định.

[caption id="attachment_1088799" align="aligncenter" width="700"]venezuela Biểu đồ tăng trưởng kinh tế Venezuela năm 1950 so sánh với các nước khác trong đó có Mỹ và Trung Quốc.(Ảnh: Nationmaster.com/Visualcapitalist)[/caption]

Đến năm 1982, Venezuela vẫn là nền kinh tế giàu có nhất ở châu Mỹ Latinh. Quốc gia này đã sử dụng trữ lượng dầu mỏ khổng lồ của mình để chi trả cho các chương trình xã hội, bao gồm chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giao thông và trợ cấp lương thực. Người lao động ở Venezuela là một trong những người được trả lương cao nhất trong khu vực.

Tuy nhiên, cũng từ đó mọi thứ nhanh chóng xuống dốc. Vào giữa những năm 1980, trữ lượng dầu dồi dào nhưng giá dầu rơi tự do cuối cùng đã làm suy yếu nền kinh tế Venezuela, khi mà họ đã không có những đầu tư tương xứng để đa dạng hóa nền năng lượng. 

 

[caption id="attachment_1088800" align="aligncenter" width="575"] Biểu đồ GDP bình quân đầu người 1982 so sánh các quốc gia Mỹ Latinh. (Ảnh: IMF)[/caption]

Ngày nay, Venezuela là một trong những nền kinh tế nghèo nhất châu Mỹ Latinh - và khi cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia này hiện đã bùng phát và đang diễn ra, tổ chức Quỹ tiền tệ thế giới IMF nhìn nhận rằng nó còn tệ hơn nhiều.

Theo dự đoán của IMF, đến 2022, GDP bình quân đầu người (PPP) của Venezuela sẽ chỉ là 12.210 USD, đây sẽ là sự suy thoái kinh tế lớn, nền kinh tế Venezuela thậm chí còn nghèo hơn nhiều năm trước khi chính quyền Chávez bắt đầu.

Quá phụ thuộc vào tài nguyên

Theo OPEC (Tổ chức xuất khẩu dầu lửa), Venezuela vẫn phụ thuộc vào dầu với 95% tổng sản lượng xuất khẩu, điều đó có nghĩa là bất kỳ biến động nào của giá dầu có thể sẽ tạo nên sự phân hóa rõ rệt giữa giàu có và nghèo đói.

Sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào những năm 1980, doanh thu từ dầu của Venezuela đã giảm đáng kể. Đó là lúc Venezuela bùng nổ đợt lạm phát đầu tiên, có thời điểm lên tới đến đỉnh điểm vào năm 1989 (84,5% lạm phát) và sau đó trong năm 1996 (99,9% lạm phát).

 

[caption id="attachment_1088801" align="aligncenter" width="424"]venezuela Dưới thời Tổng thống Maduro, Venezuela lâm vào tình trạng siêu lạm phát (dòng màu vàng), trong khi doanh thu từ dầu mỏ (cột màu đen) sụt giảm nghiêm trọng (Ảnh: Visualcapitalist)[/caption]

Năm 1998, tổng thống Hugo Chávez đắc cử với lời hứa rằng Venezuela có thể giảm nghèo và nâng cao mức sống cơ bản bằng cách dựa vào sự giàu có về năng lượng của quốc gia. Sự hồi sinh của giá dầu đã giúp điều này trở thành sự thật vào những năm 2000 và Chávezsau đó đã qua đời khi đang tại nhiệm năm 2013, sau một thời gian dài chống chọi căn bệnh ung thư, và sau 14 năm nắm quyền điều hành đất nước.

Ông Nicolás Maduro, tiếp quản vai trò của người tiền nhiệm, ông đã gần như nhận ra ngay lập tức giá dầu "tuột dốc", rõ ràng là trận chiến khốc liệt với lạm phát của Venezuela chỉ mới bắt đầu, và đồng tiền của Venezuela, đồng bolívar sẽ sớm trở nên vô giá trị.

 

[caption id="attachment_1088802" align="aligncenter" width="700"]venezuela Các chi tiết của cuộc khủng hoảng ngày hôm nay và siêu lạm phát dữ dội được chia sẻ rộng rãi. (Ảnh: Dolar Today, Bloomberg Energy)[/caption]

Hiện nay, đất nước này đang thiếu lương thực, điện và các mặt hàng thiết yếu khác, và bạo lực leo thang tại thủ đô Caracas.

Chính phủ nước này đã cố gắng xiết chặt sự kìm kẹp xung quanh vấn đề quyền lực và những phương thức quản lý sai lầm của nền kinh tế dẫn tới người dân đang chết đói trên đường phố. Tình huống này đang được gọi là một cuộc khủng hoảng nhân đạo, và đau lòng khi người ta nhìn vào một đất nước vốn từng được coi là một trong những quốc gia giàu có nhất hành tinh, theo Visualcapitalist.

Và trong khi tình trạng hiện tại của Venezuela được xem như là một thảm kịch, đất nước này cũng không có khả năng vực dậy bởi tiềm năng kinh tế thực sự của họ cũng gần như bị phá hoại.

Thạch Tâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét