Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020

9 tỉnh thành ngập lụt, An Huy ngâm nước 40 ngày, ông Tập kêu gọi ‘tiết kiệm nước’

9 tỉnh thành ngập lụt, An Huy ngâm nước 40 ngày, ông Tập kêu gọi ‘tiết kiệm nước’ https://ift.tt/3bqk4WM

Những ngày gần đây, tâm huyết tiết kiệm lương thực cho toàn dân của ông Tập Cận Bình vẫn chưa nguôi ngoai thì giờ đây ông lại đang kêu gọi “tiết kiệm nước”.

Epochtimes dẫn tin từ các báo Đại lục cho hay, vào ngày 31/8, Tập Cận Bình đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đề cập đến sự cần thiết phải "thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng thâm canh và tiết kiệm tài nguyên nước ở sông Hoàng Hà, và thật sự coi tài nguyên nước là có hạn”.

Sau "tiết kiệm đồ ăn", tiếp tục kêu gọi "tiết kiệm nước"

Trước tình hình lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi trên đất nước Trung Quốc hiện nay, đồ ăn thức uống đều không có nhiều mà lãng phí, nhiều người không hiểu vì sao vừa chủ trương “tiết kiệm đồ ăn”, nay lại muốn “tiết kiệm nước”.

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông chính thống Trung Quóc, Hồng Thiên Vân, Phó Chủ nhiệm Văn phòng phụ trách Xóa đói giảm nghèo và Phát triển của Quốc vụ viện Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết tại một cuộc họp báo vào ngày 28/8 rằng, lũ lụt của Trung Quốc đã gây ra thảm họa nghiêm trọng ở 9 tỉnh và thành phố. Trong đó An Huy có 296 quận nghèo và 15.336 làng nghèo, hai triệu người nghèo bị ảnh hưởng và hơn 400.000 người gặp "khó khăn về nước uống".

Trương Tuyết Trung, một học giả đại lục, nhận xét rằng sự lãng phí thực sự gây sốc ở Trung Quốc là chi tiêu của chính phủ chứ không phải của người dân.

Hàng chục nghìn người ở An Huy ngâm nước 40 ngày mà không được cứu hộ

Vào ngày 22/7 năm nay, khúc sông Lư Giang qua huyện Thạch Đại Vu, tỉnh An Huy đã được mở để xả lũ, đã 40 ngày trôi qua kể từ khi thị trấn sông Lư Giang chìm trong nước.

Trần Lượng, một người dân ở huyện Lư Giang, nói với phóng viên Epochtimes rằng một lượng lớn người dân đã được sơ tán khỏi nhà chỉ mặc một bộ đồ dưới sự giám sát của quân đội vào ngày 22/7.

Ông cho biết nước trong nhà của họ vẫn còn sâu hơn hai mét, và họ không biết khi nào mới có thể trở về nhà. Họ phải ở bên ngoài, không thể về nhà, không có cơm ăn áo mặc, khổ sở, Trần Lương nói rằng họ “đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tuyệt vọng rồi!”

Ông nói thêm hiện tại, Thạch Đại Vu và Ngưu Quảng Vu ở địa phương đều bị ngâm nước. Hàng vạn người dân không có nhà để về, hơn 40 ngày nay chính quyền địa phương chỉ cấp phát một bao gạo và một thùng dầu cho mỗi nhà, những việc khác “đều đã không quản nữa”.

Trần Lượng cho biết, người dân địa phương đang lo lắng không biết giải quyết cơm ăn, áo mặc như thế nào sau khi nước rút?

Một người phụ nữ An Huy trong đoạn video tự quay đã kêu gọi người dân ở các tỉnh khác giúp đỡ hơn 200.000 nạn nhân đã phải rời bỏ nhà cửa ở Vương Gia Bá: "Ngày 20/7/2020, lúc 8h31, cửa xả lũ đầu tiên của Vương Gia Bá bên sông Hoài, An Huy một lần nữa được mở. 15 lần xả lũ trong 12 năm là để bảo vệ phía nam Hà Nam và Giang Tô. Chính người An Huy của chúng tôi đã âm thầm gánh vác mọi thứ. Xả lũ để nước tràn vào quê hương, ngập làng, mất tài sản, mất tự do, mồ mả tổ tiên. Để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân ở thượng nguồn và hạ lưu".

Nhiều người đặt câu hỏi tại sao các nhà chức trách của Trung Quốc không sắp xếp trước việc chuyển người từ Vương Gia Bá, thay vì thực hiện cái gọi là cứu hộ và cứu trợ thiên tai sau lũ lụt. Về vấn đề này, Song Pengchun, một học giả tốt nghiệp Đại học Sơn Tây, nói với đài nước ngoài rằng, những người bình thường không có tiếng nói trong các vấn đề an toàn công cộng, chẳng hạn như ngăn ngừa thiên tai: "Vì vậy, ĐCSTQ sử dụng cái gọi là hy sinh lợi ích bộ phận để bảo toàn lợi ích tổng thể".

Theo Epochtimes
Phụng Minh biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét