Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2020

Đắk Lắk: Phong toả thôn 700 hộ dân có người mắc bạch hầu

Đắk Lắk: Phong toả thôn 700 hộ dân có người mắc bạch hầu https://ift.tt/3ia1OTO

Sáng 4/9, ông Đoàn Ngọc Thượng, Phó chủ tịch UBND TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, bắt đầu từ 0 giờ ngày 4/9 đã lập các chốt chặn, cách ly toàn bộ thôn 7, xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột khi phát hiện 1 người nhiễm bệnh bạch hầu chiều ngày 3/9.

Theo báo Người lao động, bệnh nhân là cháu Y.M.E. (SN 2017, dân tộc Ê Đê). Sáng 29/8, cháu có biểu hiện sốt cao, được gia đình đưa đến khám tại một phòng khám tư nhân và được bác sĩ chẩn đoán viêm Amidan mủ, cho thuốc về nhà uống nhưng bệnh không giảm. Đến ngày 1/9, gia đình đưa cháu đến khám tại Bệnh viện Đa khoa TP. Buôn Ma Thuột và được nhập viện điều trị với chẩn đoán theo dõi bạch hầu. Tối ngày 2/9, cháu được chuyển lên điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên sau đó kết luận cháu dương tính với vi khuẩn bạch hầu.

Sau khi phát hiện ca bệnh, UBND TP. Buôn Ma Thuột đã có văn bản hỏa tốc về triển khai cấp bách các biện pháp phòng chống bạch hầu. Theo đó, tiến hành khoanh vùng, cách ly y tế từ 0 giờ ngày 4/9 đến 0 giờ ngày 11/9 tại thôn 7 (khoảng 700 hộ dân). Tạm dừng các hoạt động tập trung đông người, các trường học đóng chân trên địa bàn thôn cho học sinh nghỉ học đến hết thời gian cách ly.

Như vậy, chỉ trong vài tháng qua, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 41 trường hợp mắc bệnh bạch hầu và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Ảnh chụp màn hình Pháp Luật TP.HCM.

Theo Sở Y tế Đắk Lắk, Đắk Nông, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.

Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc. Các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu có tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae gây ra.

Bệnh bạch hầu thường khởi đầu như một đợt cảm lạnh thông thường, viêm họng, viêm amidan hay viêm thanh quản và có thể sẽ thấy lạ là bệnh này cũng có thể biểu hiện như một bệnh nhiễm trùng da.

Người mắc bệnh bạch hầu thường có tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Độc tố bạch hầu gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong trong vòng sáu ngày. Tỉ lệ tử vong khoảng 5-10%. Tỉ lệ tử vong có thể cao hơn với trẻ em dưới 15 tuổi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét